Đối với công tác đãi ngộ phi vật chất

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đãi ngộ nhân sự ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i - bộ thương mại (Trang 37 - 39)

I. NHỮNG GIẢI PHÁP VI MÔ

3.Đối với công tác đãi ngộ phi vật chất

Chú ý đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng là một việc làm cần thiết và rất cấp thiết. Song Công ty không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng không kém trong việc đem lại hiệu quả lao động. Đó chính là những đãi ngộ phi vật chất. Đây mới chính là phần thể hiện cái gọi là nghệ thuật trong quản lý nhân sự.

Với vấn đề đãi ngộ về công việc và môi trường làm việc, em xin có một số ý kiến đề xuất sau:

3.1. Về công việc

Tại mỗi phòng ban Công ty có các nhân viên thường chưa được giao trách nhiệm quyết định hoàn toàn công việc, còn tồn tại tình hình rườm rà trong các thủ tục ký nhận nên đã phần nào ảnh hưởng tới tinh thần làm việc của nhân viên và hiệu quả sử dụng lao động.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, Công ty cần phải:

Sử dụng đúng khả năng của nhân viên, bố trí họ làm những công việc phù hợp với nguyện vọng và năng lực, tạo điều kiện để họ nâng cao trình độ và phát huy khả năng của mình.

- Phân công, giao trách nhiệm về công việc cụ thể cho từng người, một cách vừa giúp các nhà lãnh đạo dễ kiểm soát nhân viên của mình, mặt khác nâng cao tinh thần trách nhiệm ở mỗi nhân viên.

- Các cấp lãnh đạo phải nắm vững hoàn cảnh gia đình của nhân viên, thường xuyên thăm hỏi, động viên cấp dưới. Quan tâm chia sẻ công việc với cấp dưới để giảm bớt sự cách biệt giữa cấp trên và cấp dưới, tạo điều kiện để cùng sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, tạo bầu không khí thoải mái khi làm việc.

- Kịp thời đánh giá những thành tích đạt được của nhân viên để tổ chức khen thưởng, động viên. Ngoài việc khen thưởng thành tích bằng tiền, nhà quản lý cần phải theo dõi nhân viên trong quá trình làm việc và khen thưởng họ ngay tại nơi làm việc, ngay khi nhân viên đạt được thành tích.

Hiện nay ở các phòng ban của Công ty, cơ sở vật chất phục vụ cho quá

trình làm việc được chú trọng đầu tư trang bị tương đối đầy đủ. Nhưng để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh, Công ty cần thiết (nếu có thể) trang bị cho nhân viên các phòng kế hoạch nghiệp vụ một số phương tiện cần thiết phục vụ cho kinh doanh để có thể dễ dàng thu nhận được các thông tin của nhau, qua đó biết được thông tin về thị trường, nhu cầu, phản ứng khách hàng... Ngày nay, phương tiện hữu hiệu nhất để thu thập và truyền tin trong kinh doanh là điện thoại di động, máy vi tính xách tay. Các nhân viên cần có khả năng sử dụng hệ thống hoạt động riêng của họ như hoạch định các cuộc chào hàng, làm báo cáo, quản lý chi phí.

Nhân viên chính là nguyên nhân tạo ra sự có mặt của các nhà quản lý Công ty. Họ cần biết điều này và sống vì nó. Hãy đối xử với nhân viên như những người cộng tác, như những người chung phần, đối xử với họ với lòng tôn trọng phẩm giá. Nếu Công ty muốn đạt năng suất đi kèm với những phần thưởng về tài chính, hãy xem nhân viên như tài nguyên quan trọng nhất. Được tin tưởng và xem trọng, chắc chắn nhân viên sẽ dốc hết sức cố gắng cho nỗ lực chung của Công ty. Công ty sẽ không chỉ có được sức lao động mà tất cả các trái tim và lòng nhiệt thành của họ.

Công ty phải xây dựng cho mình nền văn hóa công ty lành mạnh. Nền văn hóa công ty bao gồm nhiều bộ phận, yếu tố hợp thành, những chuẩn mực chung, các nghi lễ, tập tục, các giai thoại, truyền thuyết, triết lý kinh doanh của Công ty. Thậm chí văn hóa công ty còn bao gồm những chi tiết nhỏ như bộ đồng phục, thẻ, biểu tượng doanh nghiệp, thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi, họp hành, sự giao lưu giữa các gia đình của các thành viên trong doanh nghiệp... Mỗi yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp có một vai trò, giá trị đặc trưng riêng, ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Công ty Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I vốn là một đơn vị có truyền thống đoàn kết nội bộ, hoạt động văn hóa sôi nổi trên nhiều mặt... Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa những gì đã có và tạo ra bầu không khí lành mạnh, Công ty cần có

- Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động: Kể từ ngày thành lập cho tới nay, Công ty luôn là một doanh nghiệp hoàn thành các nhiệm vụ được giao cho nên đã hình thành tâm lý ỷ lại, trông đợi vào cấp trên ở một số cán bộ cơ hội. Do vậy, việc hình thành tác phong công nghiệp cho người lao động là yêu cầu bức thiết.

Đối với công nhân sản xuất, tác phong công nghiệp chính là tính tự giác, luôn tuân thủ đầy đủ, chính xác quy trình an toàn lao động, quy trình dây chuyền sản xuất, có tinh thần học hỏi sáng tạo, cố gắng tăng năng suất chất lượng sản phẩm, luôn có ý thức trong sử dụng và bảo vệ máy móc, thiết bị trong quá trình làm việc, nghiêm túc trong mối quan hệ đồng nghiệp và tôn trọng lãnh đạo cấp trên.

Đối với cán bộ quản lý, tác phong công nghiệp được đo bằng sự năng động, nhiệt tình, sáng tạo đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Cán bộ lãnh đạo luôn là đầu tàu gương mẫu thực hiện đúng nội quy, quy chế của Công ty, luôn có thái độ đúng mực đối với cấp dưới và biết quan tâm đến lợi ích chính đáng của người lao động.

- Do Công ty hoạt động ở phạm vi không gian rộng cho nên việc tập trung cán bộ công nhân viên lại một chỗ để ôn lại những giai thoại, truyền thuyết hay triết lý kinh doanh của Công ty là rất khó. Vì vậy, để cán bộ công nhân viên hiểu được những truyền thống tốt đẹp của Công ty, hàng năm Công ty nên tặng cho nhân viên mỗi người một cuốn sách về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, trong đó có ghi lại những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, có những cử chỉ cao đẹp để kích thích nhu cầu tự thể hiện của người lao động, tăng sự gắn bó của họ với Công ty hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đãi ngộ nhân sự ở công ty xuất nhập khẩu tổng hợp i - bộ thương mại (Trang 37 - 39)