Khái niệm về quản trị nguồn nhân sự

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH sung GWang vina giai đoạn 2020 2022 (Trang 29)

II. Điểm kết luận của Hội đồng:

B/ PHẦN NỘI DUNG

1.2. khái niệm về quản trị nguồn nhân sự

Quản trị nhân sự là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

Theo Mathis & Jackson (2007), quản trị nguồn nhân sự là việc thiết kế các hệ thống chính thức trong một tổ chức để đảm bảo hiệu quả và hiệu quả sử dụng tài năng của con người nhằm thực thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Với tư cách là một trong những chức năng cơ bản của quản trị tổ chức, quản trị nguồn nhân sự bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hoá), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát

các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục

tiêu của tổ chức.

Xét về nội dung, có thể hiểu quản trị nguồn nhân sự là việc tuyển mộ, tuyển chọn,

duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhân sự thông quan tổ chức của nó nhằm thu hút, xây dựng và phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một sự lượng lao động phù hợp với yêu cầu của tổ chức về mặt số lượng và chất lượng.

Quản trị nhân sự là lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt) giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lượng...) trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần để thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển tiềm năng của con người” (2007, Tr.75).

Theo như tác giả Trần Xuân Cầu “ tuyển dụng nguồn nhân sự là sự tuyển dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức” (2008, Tr.78).

Tuy nhiên, thực chất của quản trị nguồn nhân sự là công tác quản lý con người

trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức với người lao động. Nói cách

khác, quản trị nguồn nhân sự chịu trách nhiệm đưa con người vào tổ chức, giúp con

người thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát

sinh.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Môi trường bên trong doanh nghiệp: theo Ông Hoàng Hải Âu cho rằng “ Hình ảnh doanh

nghiệp chính là sự nhìn nhận của cộng đồng về một doanh nghiệp thông qua các thông tin mà doanh nghiệp ấy thể hiện ra, dù họ có hay không có chủ định. Cần nhấn mạnh

rằng mỗi đối tượng khác nhau (người tiêu dùng, đối tác, chính quyền hay các cơ quan chức năng…) sẽ có một mối quan tâm và cách nhìn nhận khác nhau đối với hình ảnh doanh nghiệp ”.

Theo Ông Hoàng Nguyên Cát “Hình ảnh doanh nghiệp là một khái niệm rộng và khó phân biệt rạch ròi giữa các yếu tố cấu thành. Đó có thể là sự tổng hòa các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, với xã hội; là sự gắn kết giữa thương hiệu, văn hóa

doanh nghiệp với sự thành công trong kinh doanh… Có nhiều quan điểm khác nhau song

có thể thống nhất rằng: Hình ảnh doanh nghiệp là sự phản ánh chính xác nhất vị trí của doanh nghiệp trong tương quan với các đối thủ cạnh tranh, trong đánh giá của khách hàng, trong vị thế khu vực và trên thế giới”

Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Môi trường chính trị- luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp

Kỹ thuật – công nghệ đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng... Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng sự cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng sự cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời

Văn hóa – xã hội Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các sự lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành kinh doanh.

Kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái... Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh

nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu, các dự báo của nhà kinh tế lớn...

KẾT LUẬN

Qua chương 1 có thể thấy được các lý thuyết quan trọng có ảnh hưởng đến các hoạt động về nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong công ty và cũng dựa vào các yếu tố các lý thuyết này mà công ty mở rộng và ứng dụng các thuyết này vào quy trình tuyển dụng của công ty. Để hiểu sâu hơn về thực trạng cũng như cách mà công ty đã áp dụng đối với các lý thuyết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua chương 2.

CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH SUNG GWANG VINA 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty TNHH SUNG GWANG

VINA CÔNG TY TNHH SUNG GWANG VINA.

Hình 2.1: Công ty Sung Wang Vina

Tên giao dịch: SUNG GWANG VINA CO., LTD

Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên Mã số thuế: 3702356323

Địa chỉ: Lô A17 đường số 1, Cụm công nghiệp Uyên Hưng, Phường Uyên Hưng, Thị xã Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương

Đại diện pháp luật: Ji Hak Kweon Ngày cấp giấy phép: 26/03/2015

Ngày hoạt động: 01/10/2015 (Đã hoạt động 5 năm) Điện thoại: 0653800788

Công ty TNHH SUNG GWANG VINA đã hình thành và phát triển được 5 năm tính từ năm 2015.Đến hiện tại qui mô của Công ty cũng liên tục được mở rộng trong những năm qua, từ một dây chuyền sản xuất chính Công ty đã mở rộng thêm dây chuyền sản xuất số 2, dây chuyền sản xuất số 3. Trong năm 2018 Công ty cũng đang triển khai dự án mở rộng qui mô sản xuất, xây dựng mới và triển khai hoạt động sản xuất tại dây

chuyền số 4 và số 5, nâng công suất xuất hàng từ 10 Container hàng một tháng lên 30 container một tháng, thành lập dây chuyền chuyên sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa.

2.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH SUNG GWANG VINA 2.2.1. Chức năng

Các sản phẩm chính của công ty chủ yếu là các sản phẩm đã gia công hoàn thiện, sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ inox, những đồ dùng trong nhà bếp thì được làm chủ yếu từ inox 201, inox 410, inox 304 và inox 430. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường các nước Anh, My, và các nước Tây Á…và cung cấp cho thị trường nội địa.

Công ty tập trung sản xuất cho thị trường xuất khẩu, năng suất và doanh số của Công ty không ngừng tăng trưởng trong suốt những năm vừa qua. Các sản phẩm do Công ty TNHH SUNG GWANG VINA sản xuất được xuất khẩu sang các thị trường lớn và khó tính nhất như Mỹ, Anh, các nước Tây Á …Với mục tiêu mang các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu vô cùng khắt khe của các khách hàng nước ngoài.

2.2.2. Nhiệm vụ

Về hoạt động sản xuất kinh doanh : tổ chức mở rộng sản xuất; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh; chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao để mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời luôn nghiên cứu thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

-Về mối quan hệ xã hội : mở rộng liên kết với các đơn vị khác, tăng cường hợp tác, góp phần tích cực về việc tổ chức và cải tạo nền sản xuất của xã hội

- Về nghĩa vụ đối với nhà nước : Trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước, với địa phương thông qua việc nộp đầy đủ các loại thuế và tuân thủ Luật pháp theo quy định.

- Về đời sống công nhân viên : tuyển dụng và thuê công nhân lao động theo yêu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng; tuân thủ nghiêm túc Bộ luật Lao Động, tổ chức tốt đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của nhân viên. Bên cạnh đó, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và phát triển cá nhân, phát huy các mối quan hệ khắn khít giữa các thành viên để giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau, phát huy tinh thần hợp tác làm việc nhóm để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tạo môi trường làm việc tốt nhất cho

nhân viên.

- Về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự : giữ gìn vệ sinh môi trường và trật tự an toàn chung trong toàn Công ty, nhất là tại các phân xưởng sản xuất, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng và tuân thủ pháp luật về an ninh trật tự tại địa phương.

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Sơ đồ 2. 1:Sơ đồ tổ chức của công ty

Hội đồng quản trị

Ban điều hành

Phòng Tổ Phòng Kinh Phòng Tài Phòng kiểm Nhà máy

chức - doanh chính - Kế tra chất

Hành chính toán lượng

( Nguồn: Phòng TC-HC)

Chức năng của các bộ phận: Hội đồng quản trị:

HĐQT có 3 thanh viên với nhiệm kỳ là 5 năm.

 Chủ tịch Hội đồng quản trị: thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điều 32 của Điều lệ công ty, cụ thể

- Là người chiệu trách nhiệm chung mọi công việc của HĐQT, tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của HĐQT

- Quyết định thành lập tổ chức việc HĐQT khi cần.

- Chuẩn bị chương trình, nội dung nghị sự và chủ tọa các cuộc họp của HĐQT. - Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông, chuẩn bị chương trình, nội dung nghị sự và soạn thỏa các tài liệu phục vụ đại hội.

- Chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về hoạt động của HĐQT, thực hiện các quyết định của Đại hội cổ đông.

- Thay mặt HĐQT (hoặc ủy quyền cho các thành viên khác của HĐQT) ký các văn bản do HĐQT ban hành.

 Các thành viên HĐQT:

- Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐQT phân công, tuân thủ các quy định của

Điều lệ công ty và quyết định của HĐQT.

Ban điều hành:

 Giám đốc:

- Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT Công ty, pháp luật vè trách nhiệm điều hành của mình.

-Giám đốc là người lãnh đạo toàn diện vè có thẩm quyền cao nhát quyết định phương thức, biện pháp tổ chức điều hành quỷn lý đối với mọi hoạt động của Công ty theo Điều lệ Công ty, các quy chế và nghị quyết HĐQT.

- Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiễm theo đề nghị của giám đốc. Giám đốc có thể đề nghị Chủ tịch HĐQT ủy quyền cho phó giám đốc hoặc người khác thay mình giải quyết một số công việc của công ty, chịu trách nhiệm về việc đề nghị của mình.

- Phó Giám đốc:

+ Phó Giám đố là người giúp việc Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực công tác do Giám đốc phân công. Việc phân công nhiệm vụ cho Phó Giám đốc được thực hiện bằng văn bản phù hợp với tình hình hoạt động của công ty trong từng thời kỳ.

+ Khi Giám đốc đi vắng, phó Giám đốc được Chủ tịch HĐQT ủy quyền điều hành hoạt động của công ty theo đề nghị của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT, Giám đốc và pháp luật những công việc được ủy quyền.

+ Ý kiến chỉ đạo của Phó Giám đốc đối với lãnh đạo các phòng Công ty và các cá nhân người lao động trong phạm vi được phân công phụ trách hoặc khi được Chủ tịch HĐQT ủy quyền là ý kiến thay mặt Giám đốc.

+ Lãnh đạo các phòng nghiệm vụ, Giám đốc nhà máy chế biến và cá nhân làm việc với Phó Giám đốc phải thực hiện nghiêm chỉnh các ý kiến chỉ đạo của Phó Giám đốc, trường

hợp chưa thống nhất, cần nói rõ ý kiến của mình nhưng vẫn phải thực hiện, sau đó báo cáo lại với Giám đốc.

+ Phó Giám đốc khi kiêm nhiệm các chức vụ phụ trách các phòng Công ty phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được Giám đốc phân công phụ trách và chịu trách niệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của phòng mình quản lý.

+ Trong quan hệ làm việc có những vấn đề chưa thống nhất thì ý kiến của Giám đốc là quyết định.

-Phòng Kế hoạch: vật tư có chức năng nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của Công ty. Nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch đã thông qua, tổng hợp tình hình tiến độ, chất lượng thực hiện kế hoạch, đề xuất các điều chỉnh, các biện

pháp tăng cường, chấn chỉnh để đạt kế hoạch đã đề ra, báo cáo lãnh đạo về việc thực hiện kế hoạch. Cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng và chủng loại đồng thời quản lý việc sử dụng vật tư hiệu quả. Đảm bảo vật tư tồn kho ở mức an toàn cho sản xuất đồng thời an toàn cho việc sử dụng vốn của công ty. Thống kê, đánh giá định mức sử dụng vật tư phục vụ sản xuất và phân tích định hướng kinh doanh. Thực hiện các hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Xây dựng đơn giá và chào giá cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

-Phòng Kế toán :Có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo qui định. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh định kỳ. Lưu trữ hồ sơ, sổ sách, hoá đơn, chứng từ kế toán theo qui định của Công ty và của pháp luật, phải xuất trình được khi có yêu cầu. Quản lý hiệu quả tiền mặt và tiền gửi, xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả. Quản lý các khoản đầu tư và đảm bảo khả năng thanh toán. Thẩm định kế

hoạch vật tư, xây dựng giá thành sản phẩm, phương thức thanh toán, chi tiêu mua sắm nội bộ. Xây dựng kế hoạch quyết toán thuế an toàn, hiệu quả và giao dịch trực tiếp với cơ quan thuế, kiểm toán và các cơ quan chức năng liên quan.

- Phòng Tổ chức – Hành chính:Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc về

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty TNHH sung GWang vina giai đoạn 2020 2022 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w