So sánh theo mức độ thường xuyên gửi tiền về của người di cư

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của DI cư LAO ĐỘNG đến CHẤT LƯỢNG SỐNG của NGƯỜI CAO TUỔI còn lại NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tại một số HUYỆN của TỈNH LONG AN 15 (Trang 45)

Mức độ gửi tiền về của người di cư. Khi NCT được không được con cái gửi tiền hỗ trợ có mức hài lòng về CLS cao hơn hết so với các nhóm còn lại. Nguyên nhân của sự khác biệt xuất phát từ vấn đề về lượng tiền gửi và điều kiện kinh tế của gia đình của các hộ gia đình. Người cao tuổi trong nhóm không được nhận tiền từ con cái đa số ở độ tuổi dưới 70 (theo kết quả mô tả) nên họ thường ít hoặc không nhận tiền từ con cái. Ngoài ra các nhóm này thường có đất canh tác hoặc thu nhập cao nên NDC thường chỉ về thăm hỏi và ít gửi tiền.

Chia sẻ của Ông T.V.L (68 tuổi, có 2 con di cư) về vấn đề này “Hiện nay tiền chi tiêu hàng

tháng của ông chủ yếu từ lương hưu và tiền tiết kiệm. Mỗi tháng cũng được khoảng hơn 3 triệu nên ông cũng khá an tâm và không có nhu cầu nhận tiền từ con cái”.

Hình 3.23. Chất lượng sống của NCT theo mức độ gửi tiền về của NDC

Lượng tiền gửi mỗi lần của NDC cho cha mẹ thường ở mức hỗ trợ và tuỳ vào tình chất công việc của từng NDC. Đối với những NDC làm công việc đơn giản, bấp bênh thì lượng tiền hỗ trợ cha mẹ thường ít và không đủ bù đắp cho các chi tiêu y tế, sinh hoạt trong gia đình. Những NDC trong nhóm này thường gửi tiền ở mức độ hàng tháng hoặc lâu hơn. Bà

N.T.D (75 tuổi, có 2 con di cư) chia sẻ “Bà chưa đủ 80 tuổi để nhận lương NCT hàng

tháng nhưng mỗi quý bà được hội người cao tuổi xã cho khoảng 300 nghìn hỗ trợ. Công việc con cái chỉ tạm ổn nên cũng ít gửi tiền về gia đình. Thời nay phải chi thật tiết kiệm, nếu không sẽ không đủ. Chi cho các đám tiệc trong họ hàng, rồi lo ăn uống và thuốc men cho bản thân”.

Lượng tiền gửi mỗi lần của NDC cho cha mẹ thường ở mức hỗ trợ và tuỳ vào công việc của từng NDC. Đối với những NDC làm công việc đơn giản, bấp bênh thì lượng tiền hỗ trợ cha mẹ thường ít và không đủ bù đắp cho các chi tiêu y tế, sinh hoạt trong gia đình. Những NDC trong nhóm này thường gửi tiền ở mức độ hàng tháng hoặc lâu hơn.

Ngoài ra nghiên cứu cũng nhận thấy rằng có sự khác biệt khá rõ về kinh tế giữa những NCT không được nhận tiền từ con hoặc hàng tuần với 2 nhóm còn lại. Theo quan sát từ kết quả, đa số những NCT không nhận tiền từ con thường ở độ tuổi từ 60 đến 70 nên họ có thể

tạo ra thu nhập và ít phụ thuộc vào con cái. Còn đối với nhóm nhận tiền hàng tuần thì đa số con cái có trình độ từ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ cao.

Hình 3.24. Đánh giá trung bình các nhóm yếu tố CLS theo mức độ gửi tiền về của NDC

3.4.8. Đánh giá chung về tác động của di cư đến chất lượng sống của NCT

CLS của NCT còn ở lại trong mẫu phụ thuộc rất lớn vào sự quan tâm chăm sóc của những người thân trong gia đình. Sự quan tâm chăm sóc thể hiện qua việc trực tiếp chăm sóc, hoặc những sự hỗ trợ về kinh tế, hoặc đơn giản là về thăm NCT, gọi điện thoại tâm sự với NCT. Sự quan tâm chăm sóc càng cao thì CLS của người cao tuổi càng được cải thiện cả về sức khỏe, tâm lý, điều kiện kinh tế lẫn niềm tin..

Ngoài ra, CLS của NCT được nghiên cứu trong mẫu còn phụ thuộc vào những yếu tố cá nhân của NDC như trình độ, giới tính, tình trạng hôn nhân. NDC có trình độ cao nhiều khả năng có điều kiện kinh tế tốt sẽ hỗ trợ được NCT về mặt vật chất tốt hơn. Những NDC có gia đình phải chia sẻ sự quan tâm đến gia đình của mình sẽ thiếu sự quan tâm hơn đến NCT còn ở lại làng quê là cha mẹ của họ. Ngoài ra, NCT sẽ yên tâm hơn khi NDC là nam giới bởi họ tin rằng con trai có thể tự đảm bảo an toàn hơn con gái hay lo lắng về hạnh phúc tương lai của những người nữ chưa lập gia đình.

CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH

Chương 4 sẽ đưa ra những kết luận và gợi ý chính sách rút ra từ nghiên cứu. Nội dung kết luận sẽ trả lời cho câu hỏi của nghiên cứu thứ nhất và hai, gợi ý chính sách dựa trên những kết luận và phân tích sẽ trả lời cho câu hỏi thứ ba.

4.1. Kết luận

Từ các kết quả phân tích các thông tin của mẫu thu thập được ở chương 3, nghiên cứu rút ra một số kết luận về các yếu tố chất lượng sống và những ảnh hưởng của di cư lao động đến chất lượng sống của những NCT còn ở lại như sau

4.1.1. Các yếu tố chất lượng sống của NCT cần quan tâm

Nghiên cứu nhận thấy những yếu tố chất lượng sống của NCT còn ở lại cần quan tâm theo thứ tự ưu tiên là (1) tâm lý, (2) quan hệ xã hội, (3) sức khoẻ, (4) niềm tin, (5) kinh tế và (6) là môi trường như đã phân tích ở chương trước.

Thứ nhất, nhóm yếu tố tâm lý và quan hệ xã hội có mối liên kết với nhau, cụ thể đa số

NCT thuộc nhóm nghiên cứu đều đánh giá thấp vai trò của bản thân với cộng đồng và xã hội, chính vì thế mà họ sẽ dễ có tâm lý đơn độc trong cuộc sống, bạn bè cũng ít dần. Đa số họ thường có cảm giác tiêu cực hơn tích cực. Việc họ không có nhiều mối quan hệ xã hội, ít giao tiếp với những người xung quanh có cảm giác là người thừa của xã hội, là gánh nặng của gia đình tác động không tốt đến CLS của họ.

Thứ hai, sức khỏe thể chất suy giảm bởi do thiếu vắng người thân trong độ tuổi lao động

chăm sóc, nên mọi công việc trong gia đình đều do NCT lo toan dẫn đến thiếu thời gian nghỉ ngơi và chăm sóc cho chính bản thân, điều này vượt quá giới hạn thể chất ở độ tuổi của NCT cho phép, bên cạnh đó tình cảm lo lắng cho những NDC là thành viên trong gia đình tác động tiêu cực đến CLS của NCT.

Thứ ba, tình trạng kinh tế của NCT ở lại không được đảm bảo, những nguồn thu của họ

không đáp ứng kỳ vọng của họ về một cuộc sống vật chất như mong đợi. Tuy nhiên, so với những NCT đối chứng, nguồn tiền gửi về từ những NDC giúp tình trạng kinh tế của họ tốt hơn tác động tích cực đến CLS của NCT ở lại.

Thứ tư, việc tiếp cận các dịch vụ y tế của NCT kém hơn nhóm đối chứng vì thiếu những

người thân trong độ tuổi lao động chăm sóc họ, nhắc nhở họ quan tâm đến sức khỏe bản thân hoặc đưa họ đến các dịch vụ y tế, điều này tác động tiêu cực đến CLS của NCT ở lại.

Cuối cùng, NCT kỳ vọng vào một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn của NCT dành cho

những người thân trong gia đình là NDC giúp cho NCT có niềm tin cuộc sống, tác động tích cực đến CLS của họ.

4.1.2. Các tác động của di cư lao động đến CLS của NCT

Các tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của NCT còn ở lại có thể xem xét trên hai phương diện tích cực và tiêu cực. Cụ thể được tóm tắt trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết luận về tác động của di cư lao động đến CLS của NCT còn ở lại

Đặc điểm của NDC Tác động tích cực đến CLS của NCT

Đặc điểm NDC (theo kết quả của mẫu)

Kết quả tác động của di cư đến CLS

(theo kết quả của mẫu) Số lượng NDC Có 3-4 lao động di cư 9% hộ có 3-4 lao động di cư Tác động tiêu cực

Giới tính của NDC Nam 35% là nam Tác động tiêu cực

Mối quan hệ với NCT Con ruột 79% là con ruột Tác động tích cực

Trình độ Từ CĐ trở lên 31% từ cao đẳng trở lên Tác động tích cực/tiêu cực Tính chất công việc Ổn định 55% có công việc tạm ổn định Tác động tiêu cực Tình trạng hôn nhân

của NDC Độc thân 20% độc thân Tác động tiêu cực

Mức độ thường xuyên thăm hỏi

Thường xuyên, thỉnh thoảng

55% thường xuyên,

thỉnh thoảng Tác động tích cực Mức độ thường

xuyên gửi tiền

Không hoặc hàng tuần

7% không và 13%

hàng tuần Tác động tích

cực/tiêu cực Lượng tiền gửi Từ 1 đến 2 triệu/lần 44% từ 1 đến 2 triệu

Nghiên cứu cho thấy tác động của NDC đến CLS của NCT chủ yếu đến từ 2 phương diện đó là những hành động của NDC đối với NCT và các yếu tố cá nhân của NDC. Cụ thể, nếu NDC có những hành động thể hiện sự quan tâm chăm sóc người cao tuổi như chăm sóc trực tiếp, hỗ trợ về mặt kinh tế, thường xuyên về thăm hoặc đơn giản là gọi điện thoại tâm sự cũng sẽ giúp được NCT cải thiện về kinh tế, có thêm niềm vui vì nhận được sự quan tâm của người thân, giảm đi cảm giác cô độc và cảm nhận rõ sự kính trọng của con cháu

khi nghe những lời khuyên về kinh nghiệm sống của mình. Đối với những yếu tố cá nhân của NDC tác động đến CLS của NCT qua việc NDC có điều kiện về vật chất, thời gian hoặc có những yếu tố khiến NCT tin tưởng người thân của mình có thể sống an toàn ở nơi xa sẽ tác động tích cực đến CLS của NCT.

4.2. Gợi ý chính sách

Thứ nhất, chính quyền địa phương nên nhận định rõ hơn vai trò của NCT trong cộng

đồng, tạo điều kiện để NCT có thể đóng góp sức mình xây dựng cộng đồng nhằm xoá đi suy nghĩ là gánh nặng cho xã hội, cho gia đình. Hội NCT cần đa dạng hoá các hoạt động của hội, nâng cao các phong trào thể dục thể thao, phát triển các câu lạc bộ phù hợp với từng địa phương, từng vùng miền để NCT có cơ hội được thể hiện năng lực của bản thân là một cách để NCT quên đi mặc cảm là gánh nặng.

Thứ hai, ở cấp độ của tỉnh, chính sách kinh tế nên hướng đến các ngành nghề có năng lực

cạnh tranh cao nhằm thu hút lực lượng lao động và tận dụng nguồn lao động, giữ chân lượng lao động trẻ tại địa phương nhằm hạn chế di cư lao động sang các tỉnh thành khác. Song hành với chính sách kinh tế là chính sách giáo dục dành cho những người trẻ, chính sách đào tạo lao động có trình độ, kỹ năng, tay nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh. Từ đó họ có thể tự tin tìm được việc làm trong tỉnh có thu nhập đáp ứng được đời sống hàng ngày. Khi tình trạng di cư giảm thì sẽ tăng khả năng con cái ở gần cha mẹ, giảm bớt gánh nặng cho cha mẹ từ đó có thể cải thiện chất lượng sống cho cha mẹ già.

Thứ ba, nhấn mạnh vai trò chăm sóc cha mẹ của con cái để con cái hiểu được đó không

chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ phải thực hiện. Nâng cao vai trò “hiếu thảo” của con cái dành cho cha mẹ, tức là giáo dục con cái phải đối xử tốt với cha mẹ. Trong dài hạn việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là hết sức cần thiết. Trong ngắn hạn, động viên duy trì gia đình nhiều thế hệ để NCT được sống cùng gia đình, cùng con cháu.

Thứ tư, thay thế một phần việc chăm sóc cha mẹ của người di cư bằng việc chăm sóc của

cộng đồng xã hội (chăm sóc y tế tại nhà, thành lập các câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau, nhà dưỡng lão). Trong điều kiện kinh tế VN còn nhiều khó khăn nên việc phát triển các dịch vụ xã hội hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tại nhà cho người cao tuổi, hỗ trợ mạng lưới cộng tác viên y tế ở thôn xóm để theo dõi kịp thời các vấn đề sức khoẻ cho NCT sẽ phù hợp

hơn. Điều này sẽ cho phép người di cư an tâm hơn trong công việc và người cao tuổi được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn tại gia đình.

4.3. Những hạn chế của nghiên cứu

Trong suốt quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng tìm ra phương pháp thu thập thông tin tốt nhất để đảm bảo tính khách quan và chính xác cho quá trình phân tích, đánh giá. Tuy nhiên, do hạn chế về năng lực và thời gian nên vẫn còn một số tồn tại nhất định.

Thứ nhất, số lượng mẫu chưa đủ lớn nên nghiên cứu chỉ phân tích dựa trên các kết quả của

mẫu chỉ biểu hiện một phần của cả tổng thể. Tuy nhiên những thảo luận từ kết quả phân tích của mẩu như một tình huống để đánh giá sự tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại.

Thứ hai, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và nhận định thông qua mức độ hài lòng

của NCT về CLS, chưa đi sâu về phân tích định lượng cho từng nhân tố.

Thứ ba, mặc dù đã cố gắng khái quát các đối tượng phỏng vấn nhưng nghiên cứu cũng bỏ

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Vũ Mạnh Cường (2011), Luận văn Thạc sĩ, Tăng trưởng GDP và vấn đề nâng cao

CLS ở Việt Nam.

2. Lê Văn Duỵ (2010), Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu hộ gia đình ở Việt Nam

3. Trần Trọng Đàm, Nguyên Đỗ Nguyên, Mai Thị Thanh Thuý, Phạm Nhật Tuấn và Kim

Xuân Lan (2005), Tình trạng sức khoẻ và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của NCT tại

Bến Lức, Long An.

4. Lê Thị Hải Hà, Nguyễn Thái Quỳnh Chi, Nguyễn Hoàng Phương (2009), Quan niệm

về CLS của NCT ở Việt Nam.

5. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012), Luận văn Thạc sĩ, Nghiên cứu về chất lượng chăm

sóc sức khoẻ của NCT Việt Nam: trường hợp TPHCM.

6. Giang Thành Long (2010), Già hoá dân số ở Việt Nam: Thách thức cho một nước thu

nhập trung bình.

7. Dương Huy Lương (2010), Luận án Tiến sĩ, Nghiên cứu CLSNCT và thử nghiệm giải

pháp can thiệp ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

8. Đinh Vũ Trang Ngân (2011), Bài giảng: Dân số và phát triển kinh tế.

9. Pfau, Wade Donald và Giang Thành Long (2009), Tiền gửi về quê hương, sắp xếp

cuộc sống và phúc lợi của người già ở Việt Nam.

10.Quốc hội (2009), Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23 tháng 9 năm 2009.

11.Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (2010), Báo cáo phân tích tình hình trẻ em tại Việt

Nam năm 2010.

12.Nguyễn Nam Phương (2011), Giáo trình Dân số và phát triển, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân.

13.Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc

người già ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam.

14.Tổng cục thống kê (2009), Chuyên khảo di cư và Đô thị hoá ở Việt Nam.

15.Tổng cục thống kê (2011), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình

1/4/2011: các kết quả chủ yếu.

16.Tổng cục thống kê (2012), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hoá gia đình

1/4/2012: các kết quả chủ yếu.

18.UN (2010), Di cư trong nước: Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội ở Việt Nam.

19.UN (2011), Báo cáo thường niên của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

20.UNDP (2013), Báo cáo phát triển con người năm 2013: Sự trỗi dậy của các nước

Nam bán cầu: Tiến bộ về con người trong một thế giới đa dạng.

21.UNFPA (2011), Già hoá dân số và NCT ở Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số

khuyến nghị chính sách.

22.Trần Hồng Vân (2002), Tác động xã hội của Di cư tự do vào Thành phố Hồ Chí Minh

trong thời kỳ đổi mới, Viện Khoa học xã hội tại TPHCM, NXB Khoa học xã hội.

Tiếng Anh

23.Antman, F. M. (2008), Adult Child migration and the Health of Elderly Parents Left

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của DI cư LAO ĐỘNG đến CHẤT LƯỢNG SỐNG của NGƯỜI CAO TUỔI còn lại NGHIÊN cứu TRƯỜNG hợp tại một số HUYỆN của TỈNH LONG AN 15 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)