Thị trường Lao động trong Thời kỳ Suy thoái: Thất nghiệp theo Chu kỳ.

Một phần của tài liệu Thất nghiệp tại Việt Nam (Trang 30 - 32)

V. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG VÀI NĂM TỚI <>

4) Thị trường Lao động trong Thời kỳ Suy thoái: Thất nghiệp theo Chu kỳ.

theo Chu kỳ.

Nhiệm vụ cuối cùng của chúng ta là giải thích điều gì gây nên sự thất nghiệp tăng thêm trong thời kỳ khủng hoảng mà chúng ta có thể quan sát trong Hình 3 - có một sự tăng mạnh những người mất việc làm trong khoảng vài tháng thuộc thời kỳ suy thoái - lưu ý rằng các đoạn uốn vào năm 1982 và 1991 theo hướng lồi lên.

● Đây là một ví dụ của thất nghiệp chu kỳ, nó bằng không trong thời kỳ kinh tế bùng nổ, nhưng mang số dương trong thời kỳ suy thoái, khi số người phải nghỉ việc tăng vọt.

● Nó được bắt đầu bằng sự sụt giảm nhu cầu lao động, phát sinh từ việc giảm tổng sản phẩm trong nền kinh tế.

● Tuy nhiên, vấn đề này lại được gia tăng bởi thực tế là mức lương có xu hướng ít thay đổi, và giảm xuống dần dần - mức lương thực tế trở nên quá cao trong thời kỳ suy thoái.

● Mức lương qúa cao này tạo nên sự thất nghiệp chu kỳ. ● Chúng ta hãy xem thất nghiệp chu kỳ xảy ra như thế nào.

Xem xét một nền kinh tế bắt đầu với cân bằng việc làm đầy đủ như trong Hình 4 (a) dưới

đây, với mức thất nghiệp tự nhiên, và mức lương thực tế .

● Bây giờ, giả sử rằng xảy ra suy thoái, và AD giảm, như trong Hình 4 (b). ● Trong ngắn hạn, mức lương thực tế được cố định tại W0.

● Do đó, khi tổng cầu giảm xuống làm gảm mức giá, chúng ta có mức lương thực tế tăng

lên .

● Với mức lương thực tế tăng lên, doanh nghiệp thuê ít lao động đi - chúng ta di chuyển đường LD trong phần (a) của Hình 4, với L1 lao động được thuê.

● Số việc làm giảm đi có nghĩa là sản xuất giảm xuống thể hiện qua hàm tổng sản xuất - điều này có nghĩa là GDP thực tế cung ứng ra thấp hơn - đây là sự dịch chuyển xuống đường SAS như trong phần (b) của Hình 4.

● Doanh nghiệp thuê ít lao động hơn có nghĩa là thất nghiệp tăng lên - tổng thất nghiệp tăng lên, qua sự tăng lên trong thất nghiệp chu kỳ chúng ta có thể thấy được trên đồ thị. ● Chú ý rằng thất nghiệp chu kỳ xảy ra là do trên thực tế cung lao động lớn hơn cầu lao động.

Làm thế nào chúng ta thoát ra khỏi tình trạng này?

● Các biện pháp của thị trường cho thất nghiệp chu kỳ bao gồm việc đàm phán lại mức lương cuối cùng ở một mức thấp hơn - đường SAS cuối cùng điều chỉnh lại sang phải khi mức lương danh nghĩa giảm, làm giảm mức lương thực tế về với giá trị cân bằng.

● Nhiều nhà kinh tế cho rằng sự khôi phục nền kinh tế quá chậm nên cần các biện pháp can thiệp của chính phủ, bằng cách tăng chi tiêu của chính phủ nên hiệu ứng số nhân sẽ dẫn đến tăng nhu cầu về lao động.

● Chính phủ cũng cần thực hiện chính sách tài chính ngược chu kỳ và chính sách tiền tệ ngược chu kỳ để dịch chuyển đường tổng cầu AD sang phải, và làm giảm mức lương thực tế bằng cách tăng giá lên.

● Như chúng tôi đã đề cập ở phần đầu của khoá học, một trong những tranh luận chủ yếu của kinh tế học vĩ mô là sự tranh luận về mức lương điều chỉnh chậm như thế nào.

● Các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng mức lương điều chỉnh nhanh chóng, nên hầu hết thất nghiệp đều là tự nhiên, và chính sách của chính phủ ít đóng vai trò ở đây.

Một phần của tài liệu Thất nghiệp tại Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w