Thất nghiệp do Cơ cấu.

Một phần của tài liệu Thất nghiệp tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

V. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG VÀI NĂM TỚI <>

3) Thất nghiệp do Cơ cấu.

Thất nghiệp do cơ cấu kà sự mất việc kéo dài trong các ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do thay đổi cơ cấu nền kinh tế.

● Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ lực lượng lao động chiếm đa số trong nông nghiệp (70% số lao động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%.

● Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế, chúng ta thường có các ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có sự suy giảm. ● Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng khu vực hoặc có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới - chúng ta chỉ cần suy nghĩ về những người ngư dân nở Newfoundland với trình độ giáo dục lớp 8.

● Họ sẽ không trở thành những người lập trình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt lớn những lập trình viên ở cả nước.

● Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố gắng đào tạo lại, tự thân thay đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu.

● Điều này có thể khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ không trang trải được việc đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn.

Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm:

● Sự dịch chuyển các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế tự do hơn - trong 10 năm qua cả xuất khẩu và nhập khẩu của chúng ta đã tăng lên đáng kể trong phần trăm của nền kinh tế, báo hiệu một sự dịch chuyển lớn trong thị trường lao động trong các ngành xuất khẩu và ngành nhập khẩu cạnh tranh.

● Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính, nhân viên nhập dữ liệu,.v..)

● Những vấn đề trong các ngành dựa trên nguồn lực như là đánh cá và đốn gỗ. ● Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp.

Lưu ý rằng trong một nền kinh tế năng động, một mức độ thất nghiệp lại tỏ ra hiệu quả. ● Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã hội. ● Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ.

● Lợi ích của kết quả do thay đổi công việc làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn. ● Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc cho phép những người lao động tìm kiếm được những công việc mà họ làm hiệu quả hơn.

● Do đó, tổng sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên. (So sánh trường hợp này với trường hợp của những người tốt nghiệp ở Trung Quốc tăng lên đến những năm 90. Họ được giao những công việc khi tốt nghiệp, với sự đóng góp rất ít về loại công việc và nơi làm việc)

Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở.

● Thực tế này có nghĩa là một chi phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội - ví dụ, những công nhân thất nghiệp do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn.

● Những người lao động này chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này.

Giải pháp của thị trường để giải quyết loại thất nghiệp này là khuyến khích tư nhân đào tạo lại.

● Các biện pháp của chính phủ bao gồm trợ cấp đào tạo lại, trợ giúp việc phân bổ lại theo vùng.

Một phần của tài liệu Thất nghiệp tại Việt Nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w