Giải ngân vốn ODA

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Theo đánh giá chung của 6 nhà tài trợ, gồm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM), Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Việt Nam "vượt trội hơn" so với tất cả các nước khác về kết quả của các dự án nhưng tỉ lệ giải ngân vốn đang sụt giảm mạnh. Nhận diện rõ những tồn tại, cản trở trong việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi dẫn đến tiến độ giải ngân chậm, làm tăng chi phí dự án, giảm hiệu quả đầu tư". Các quy định về thủ tục về giải ngân vốn ODA còn phức tạp, trùng lặp; mức độ sẵn sàng của dự án thấp, còn độ vênh về thủ tục giữa bên tiếp nhận và tài trợ…

Tính đến năm 2018, Việt Nam đã tiếp nhận trên 80 tỷ USD nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trở thành một trong những nước tiếp nhận nguồn vốn này nhiều nhất trên thế giới, trong đó khoảng 80% là của 6 ngân hàng trên.

Trong tổng số nguồn vốn tiếp nhận, 7 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại, trên 70 tỷ USD là vốn vay với lãi suất dưới 2% và 1,62 tỷ USD vốn vay kém ưu đãi nhưng lãi suất vẫn thấp hơn vốn vay thương mại.

Tiến độ giải ngân qua các năm đang ngày càng chậm dần. Trong khi năm 2016 giải ngân đạt 81% thì đến năm 2018 giả chỉ còn 53% dự toán Quốc hội giao.

Năm 2019, Quốc hội giao dự toán là 60.000 tỷ đồng thế nhưng, 5 tháng đầu năm nay mới chỉ giải ngân được 1.605 tỷ đồng, bằng 2,7% dự toán, thấp hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu của nhóm 6 ngân hàng, trong đó tỉ lệ giải ngân toàn cầu của ADB và WB năm 2018 lần lượt là 21% và 20,2%.. Việc chậm giải ngân đã tạo ra một nghịch lý có tiền mà không tiêu được nhưng vẫn phải trả lãi

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)