• Vay thương mại : Là hình thức vay nợ quốc tế dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu về vốn thị trường, lãi suất do thị trường quyết định.
+ Đặc điểm :
- Ngân hàng là người cung cấp vốn, không tham gia vào hoạt động của người vay nhưng vẫn có các biện pháp hạn chế rủi ro
- Chủ đầu tư nước ngoài hưởng lợi nhuận thông qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay độc lập với kết quả sử dụng vốn vay.
- Tuy có rằng buộc nhưng rủi ro vẫn rất lớn đối với chủ đầu tư trong các trường hợp doanh nghiệp vay làm ăn thua lỗ hoặc phá sản
• Viện trợ phát triển chính thức ( ODA: Official Development Assistance) : Là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức ( Chính quyền nhà nước hay địa phương ) của một
nước viện trợ cho các nước đang phát triển và các tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phúc lợi của nước này.
+ Viện trợ vì các khoản cho vay này thường không có lãi suất hoặc lãi suất thấp và cho vay trong thời gian dài
+ Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước đầu tư.
+ Chính thức vì nó thường là cho Nhà nước vay + Đặc điểm :
- Lãi suất thấp
- Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn dài (trung bình 25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm)
- Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.
- Chủ yếu hỗ trợ cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giáo thông vận tải, giáo dục, y tế ……
- Đa số các nước khi viện trợ ODA đều gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị... Về kinh tế dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, mở cửa cho hàng hóa từ nước ngoài, chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư từ nước họ. ➢ Căn chứ vào chủ thể tham gia tín dụng quốc tế có thể chia thành :
A/ tín dụng thương mại
• Tín dụng thương mại là loại tín dụng rất phổ biến trong tín dụng quốc tế, là các khoản vay mượn do các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước cung cấp cho nhau do mua bán hàng của nhau. Hình thức tín dụng này, sự vận động của tín dụng gắn liền với sự vận động của hàng hóa chứ không phải bằng tiền và quá trình vay mượn xảy ra song song với quá trình mua bán
- Các hình thức của tín dụng thương mại :
+ Tín dụng thương mại cấp cho nhà nhập khẩu (gọi là tín dụng xuất khẩu) là loại tín dụng do người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Tín dụng xuất khẩu được cấp dưới hình thức chấp nhận hối phiếu và mở tài khoản
• Cấp tín dụng bằng chấp nhận hối phiếu tức là thương nhân nhập khẩu ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để nhận bộ chứng từ hàng hóa thông qua ngân hàng hoặc người xuất khẩu gửi trực tiếp cho họ. Thời hạn của loại tín dụng này phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên bán và mua. Tuy nhiên để phòng tránh rủi ro luật các nước thường can thiệp bằng cách định ra thời hạn cho loại tín dụng này. Ví dụ, luật nước Anh, Pháp quy định thời hạn từ 30 đến 90 ngày, luật Mỹ là 180 ngày, luật Nhật Bản quy định từ 180 đến 360 ngày.
• Cấp tín dụng bằng cách mở tài khoản tức là thương nhân xuất khẩu và thương nhân nhập khẩu ký với nhau hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó qui định quyền của bên bán được mở một tài khoản để ghi nợ bên mua sau mỗi chuyến giao hàng mà bên bán đã thực hiện. Sau từng thời gian nhất định, người mua sẽ phải thanh toán số nợ đó bằng chuyển tiền, chuyển Séc hoặc bằng Kỳ phiếu trả tiền ngay.
+ Tín dụng thương mại cấp cho người xuất khẩu (gọi là tín dụng nhập khẩu) là loại tín dụng do người nhập khẩu cấp cho người xuất khẩu để nhập hàng thuận lợi. Hình thức tồn tại của loại tín dụng nay là tiền ứng trước để nhập hàng. Việc ứng tiền trước có tính chất khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể. Nếu người xuất khẩu thiếu vốn do phải thực hiện các hợp đồng xuất khẩu có kim ngạch lớn thì tiền ứng trước mang tính chất tín dụng; còn ngược lại, nếu người xuất khẩu không tin vào khả năng thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu mà bắt phải đặt cọc cho việc giao hàng, tiền ứng trước mang tính chất là vật đảm bảo thực hiện hợp đồng. Khoản tiền ứng trước được hoàn trả bằng cách khấu trừ dần vào số tiền hàng theo tỷ lệ cố định hoặc theo tỷ lệ tăng dần hoặc chỉ một lần vào chuyến hàng giao cuối cùng.
+ Tín dụng nhà môi giới cấp cho người xuất khẩu và nhập khẩu: các ngân hàng
thương nghiệp cỡ lớn thường không cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua nhà môi giới, loại hình này sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Đức, Bỉ và Hà Lan. Người môi giới là các công ty lớn, có vốn vay được từ các ngân hàng, hình thức cấp tín dụng rất đa dạng. Ví dụ cấp cho nhà xuất khẩu gồm cho vay không phải cầm cố hàng hóa, cho vay cầm cố chứng từ hàng hóa, cho vay chiết khấu hối
B>Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là những khoản vay mượn do các ngân hàng thương mại cung cấp để tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động đầu tư cơ bản nước ngoài.
• Tín dụng ứng trước. • Tín dụng chấp nhận. • Tín dụng tài chính. C>Tín dụng nhà nước
Là quan hệ vay mượn giữa hai nhà nước hai quốc gia với nhau : •Tín dụng ngắn hạn;
• Tín dụng trung hạn; • Tín dụng dài hạn.
D>Tín dụng tư nhân và tổ chức phi chính phủ
Loại hình tín dụng này được thực hiện do một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức phi chính phủ cấp tín dụng cho một chính phủ của một quốc gia khác. Nguồn vốn vay này có quy mô nhỏ, thường được sử dụng vào các chương trình phúc lợi và an ninh xã hội (vệ sinh môi trường, đào tạo nghề, cấp thoát nước, chăm lo sức khỏe,...)
. E> Tín dụng của tổ chức tài chính quốc tế
Đây là loại tín dụng nhà nước đa phương do các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và các ngân hàng khu vực thực hiện đối với các nước thành viên dựa trên nguồn vốn do các nước thành viên góp và huy động từ thị trường. Xuất phát từ các đặc điểm khác nhau, có thể có các hình thức: tín dụng bằng tiền (ngoại tệ) và tín dụng bằng hàng hoá; tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn; tín dụng có lãi và tín dụng không trả lãi; tín dụng ưu đãi và tín dụng thông thường. Là công cụ chủ yếu của các nước tư bản phát triển để xuất khẩu tư bản.
➢ Ngoài ra dựa trên các hình thức của tín dụng quốc tế cũng có thể chia thành : ❖ Hỗ trợ dự án: là hình thức đầu tư chủ yếu của ODA.Bao gồm những hộ trợ cơ bản cho các dự án cải thiện, nâng cấp hoặc xây dựng mới cơ sở hạ tầng,những hỗ trợ về mặt kĩ thuật cho dựa án như chuyển giao tri thức, tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn, nghiên cứu lập luận chứng kinh tế- kỹ thuật,…
❖ Hỗ trợ phi dự án: chủ yếu là viện trợ chương trình đạt được sau khi kí các hiệp định đối với các tài trợ dành cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, không cần xác định chính xác nó sẽ sử dụng như thế nào.
❖ Hỗ trợ cán cân thanh toán: bao gồm các khoản hỗ trợ tài chính trực tiếp bằng tiền hoặc hỗ trợ bằng hiện vật hoặc hỗ trợ nhập khẩu.
❖ Vay thương mại: là khoản tín dụng dành cho các nước với các điều khoản mềm về lãi suất,thời gian ân hạn , thời gian hoàn trả.
2.3.2 QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Quản lí nợ nước ngoài. Quản lí nợ nước ngoài.
Trong việc quản lý vay nợ nước ngoài cần chú ý những chủ yếu sau :
- Thực hiện tốt chu trình vay nợ nước ngoài. Vay vốn nước ngoài là chu trình khép kín gồm nhiều khâu liên hoàn, từ tìm nguồn, ký kết hợp đồng, sử dụng tiền vay đến hoàn trả tiền vay.
- Tìm nguồn vốn và ký kết hợp đồng vay vốn: Là bước có tính chất mở đầu, có tác động mạnh mẽ đến các bước tiếp theo.
- Sử dụng tiền vay: Là vấn đề quan trọng để trả nợ nên cần phải suy nghĩ nghiêm túc ngay từ đầu, tránh lạc hướng. lựa chọn, xem xét các dự án, công trình để cho vay vốn. Giám sát chặt chẽ việc tiếp nhận vay vốn , phân bổ dự án liên quan và ngăn chặn được các tệ nạn quan liêu tham nhũng: hạn chế thất thoát tài sản chung.
- Hoàn trả tiền vay: Trả nợ đúng hạn, thanh toán tiền lãi sòng phẳng như đã thỏa thuận. Giữ vững uy tín của người đi vay với chủ nợ nước ngoài
Xác lập một số chỉ tiêu cơ bản về khả năng hấp thụ vốn vay và khả năng hoàn trả nợ
- Chỉ tiêu xác định khả năng hấp thụ vốn nước ngoài ( xác định mức vay ở giới hạn hợp lý ): K=×100% Trong đó: K
- khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài (Dựa trên cơ sở phân tích tình hình vay vốn nước ngoài của nhiều nước đang phát triển, các chuyên gia tài chính của IMF và WB đã đưa ra công thức).
- Xác lập chỉ tiêu vay thêm mỗi năm: Giúp các nước đi vay xem xét còn có thể và nên vay thêm là bao nhiêu cho hợp lý.
Số nợ tăng thêm = K.g
Trong đó: K - khả năng hấp thụ vốn vay nước ngoài - tỷ lệ tăng lên của GDP
- Xác lập chỉ tiêu khả năng hoàn trả nợ: Số nợ hiện có = dưới 200% của kim ngạch xuất khẩu hàng năm
2.3.3 HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÍN DỤNG QUỐC TẾ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY QUỐC TẾ CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY