Mô hình tính toán lượng mưa hiệu quả

Một phần của tài liệu Khóa luậnứng dụng mô hình thủy văn mô phỏng dòng chảy do mưa và đề xuất giải pháp giảm ngập cho lưu vực bà lụa tỉnh bình dương (Trang 30 - 31)

L ỜI CẢM ƠN

2.2.1. Mô hình tính toán lượng mưa hiệu quả

Dòng chảy mặt hình thành chủ yếu từ lượng mưa hiệu quả. Trong trận mưa,

lượng bốc hơi từ mặt đệm và thảm thực vật thường chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổn thất, trong

khi đó lượng nước thấm và điền trũng vào các lớp đất tựnhiên chưa xây dựng là đáng

kể. Lượng nước mất đi phụ thuộc vào loại đất, phương thức sử dụng đất và thay đổi theo mùa.

Dựa vào đặc tính thủy văn, bề mặt đô thị được chia thành hai loại diện tích: loại thấm (nền mềm) như vườn, các bãi cỏ ven các đường giao thông, bãi đất trống, công viên, v.v… và loại tương đối không thấm (nền cứng) như đường phố, hè đường, bãi

đậu xe, mái nhà, v.v…

Sau giai đoạn bão hòa, dòng chảy mặt bắt đầu tích lại trên bề mặt, lúc đầu, khi

lượng mưa còn ít và sức căng mặt ngoài còn chiếm ưu thế, các giọt nước được giữ lại tại các lỗ hổng cách ly nên không sinh dòng chảy. Khi trận mưa tiếp tục, sức căng mặt ngoài không thắng nổi trọng lực và mô men động lượng của các giọt nước mưa được tạo thành bởi độ dốc bề mặt, các lỗ chứa nước cách ly bị bão hòa và hình thành dòng chảy trên mặt dốc.

Các phương pháp để tính toán lượng tổn thất của mưa được nghiên cứu và áp dụng như:

Phương pháp SCS

22 Phương trình thấm Horton (1933)

Phương trình thấm Philippe (1934)

Các mô hình thấm thể hiện mối quan hệ giữa lượng mưa bị tổn thất và tính chất

cơ lý của bề mặt đất tạo nên lượng nước thấm vào đất khi mưa.

Các phương pháp này đã được giới thiệu chi tiết trong Thủy văn ứng dụng –

Ven Techow, David R.Maidment, Larry W.Mays. Nhà xuất bản giáo dục, 1994, ngoài

ra được lập trình trong mô hình RUNOFF của SWMM, MIKE.

Một phần của tài liệu Khóa luậnứng dụng mô hình thủy văn mô phỏng dòng chảy do mưa và đề xuất giải pháp giảm ngập cho lưu vực bà lụa tỉnh bình dương (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)