Nguồn phát sinh CTRYT tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện vị xuyên – hà giang (Trang 42 - 44)

Nguồn phát sinh và thành phần chất thải tại bệnh viện rất đa dạng nhưng chủ yếu tập chung từ các hoạt động khám - chữa bệnh, sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân, người thân thăm bệnh và các nhân viên, cán bộ y tế.

Hình 4.3: Nguồn phát sinh chất thải rắn tại bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Nguồn gốc phát sinh CTR có thể chia thành 2 nhóm theo tính ô nhiễm và biện pháp xử lý. Khu vực hành chính Nhà ăn Kho dược Xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh Phòng mổ, cấp cứu Phòng bệnh nhân Rác thải bệnh viện

-Rác thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn bao gồm:

+ Phòng mổ, cấp cứu thải ra: Bông băng, găng tay, gạc nhiễm khuẩn, kim tiêm, chai lọ, dây truyềnnước, dao mổ, nhau thai…

+ Phòng xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh thải ra: bơm tiêm, kim tiêm, chai lọ đựng bệnh phẩm sau xét nghiệm, môi trường nuôi cấy…

+ Kho dược thải ra: dược phẩm quá hạn, dược phẩm bị nhiễm khuẩn, dược phẩm không còn sử dụng.

-Rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân/người nhà bệnh nhân như: giấy lau, thức ăn thừa, vỏ trái cây, chai,

lọ, túi nilong…

Bảng 4.3: Phân loại và xác định nguồn phát sinh chất thải

Loại chất thải rắn Nguồn phát sinh

Chất thải sinh hoạt Từ nhà bếp, văn phòng làm việc của nhân viên y tế, các phòng bệnh,…..

Chất thải lâm sàng

Chất thải không sắc nhọn

Từ quá trình khám chữa bệnh: bông băng, dụng cụ thấm máu, chất bài tiết của bệnh nhân. Từ phòng mổ: cơ quan, bộ phận cơ thể bệnh nhân sau phẫu thuật, bột bó thấm máu của bệnh nhân, …..

Vật sắc nhọn

Các ống kim tiêm, dây truyền dịch, dao kéo,

các dụng cụ sắc nhọn sử dụng trong khám chữa bệnh và phẫu thuật.

Chất thải hóa học nguy hại

Ống đựng mẫu bệnh phẩm.

Các hóa chất, dược phẩm quá hạn, chụp X_Quang,…

(Nguồn: kết quả khảo sát, 2019)

Chất thải rắn được chia thành 3 loại chủ yếu đó là: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn lâm sàng, chất thải hóa học không nguy hại. Nguồn phát sinh của các loại chất thải đó như sau:

- Chất thải sinh hoạt: Nguồn phát sinh chủ yếu từ nhà bếp, văn phòng làm việc của nhân viên y tế, các phòng bệnh,...

- Chất thải lâm sàng: Chủ yếu từ các quá trình khám chữa bệnh, từ phòng mổ (bông băng, dụng cụ thấm, cơ quan cơ thể của bệnh nhân sau phẫu

thuật,...) ngoài ra còn có các loại rác thải như các ống kim tiêm, dây truyền dịch, dao kéo,..

- Chất thải hóa học không nguy hại: Các loại hóa chất, dược phẩm quá hạn, chụp X_Quang,..

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện vị xuyên – hà giang (Trang 42 - 44)