Nâng cao công tác quản lý CTRYT tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện vị xuyên – hà giang (Trang 61)

* Công tác phân loại, thu gom chất chất thải rắn y tế tại nguồn

Để nâng cao hiệu quả công tác phân loại, thu gom CTRYT nhằm giảm

chi phí xử lý và tỷ lệ rủi ro cho nhân viên thu gom cần:

- Phân loại ngay từ khi phát sinh, trang bị thêm thùng đựng chất thải tại các khoa phòng, buồng bệnh thuận lợi cho việc phân loại chất thải tại nguồn

- Tập huấn, tuyên truyền về cách phân loại chất thải cho nhân viên chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động: Khẩu trang, bao tay, ủng… cho nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình phân loại.

- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động cho

cán bộ và nhân viên y tế.

- Trang bị thùng đựng vật sắc nhọn cứng, không có khả năng gây thủng.

- Thay thế kịp thời các thùng bị hư hỏng

- Tăng cường các hướng dẫn, quy định cho nhân viên vệ sinh khi thu gom chất thải không để quá đầy, tránh rơi vãi ra ngoài.

- Khi thu gom chất thải từ nơi phát sinh đến nơi tập trung của khoa, phòng nên hạn chế thu gom vào giờ ăn của bệnh nhân và giờ làm việc chuyên môn y tế.

* Công tác vận chuyển chất thải rắn y tế

- Tăng cường các loại xe chuyên dụng để thu gom, vận chuyển

CTRYT.

- Các xe thu gom không được quá đầy, nên đậy kín để tránh rơi vãi

- Quy định thời gian vận chuyển, thu gom hợp lý

- Thường xuyên làm vệ sinh phương tiện vận chuyển nhằm đảm bảo vệ sinh

- Đào tạo nâng cao nhận thức về an toàn trong hoạt động quản lý chất thải y tế cho nhân viên vận chuyển.

* Công tác xửlý chất thải rắn y tế

- Hệ thống lò đốt chất thải rắn y tế:

Hình 4.8: H thống lò đốt CTYT Hình 4.9: H thng máy nghin chất thải nguy hại

Tại bệnh viện, hệ thống lò đốt rác thủ công (không có hệ thống lọc khí thải) mặc dù hoạt động thường xuyên nhưng hiệu quả xử lý chưa cao, không đảm bảo xử lý triệt để chất thải, thải khói bụi ra môi trường xung quanh và gây ra mùi khó chịu khi đốt chất thải.

Vì vậy cần đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp mở rộng hệ thống nhà đốt rác của bệnh viện nhằm xử lý triệt để nguồn chất thải rắn đảm bảo theo đúng quy định về xử lý chất thải của Bộ Y tế.

- Hệ thống chôn lấp chất thải rắn:

Bãi chôn lấp phải được đặt cách biệt với khu nhà làm việc và phòng bệnh của bệnh viện, tránh các mạch nước ngầm và có xây dựng hàng rào bao quanh.

Bãi chôn lấp cần được xây dựng kiên cố, đúng yêu cầu kỹ thuật quy định của Bộ Y tế (2007), có thể chia bãi chôn thành nhiều ô nhỏ, chất thải sau khi chôn cần rắc vôi bột hoặc các chất tẩy trùng

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Bệnh viện đa khoa huyện Vị Xuyên hiện nay có tổng diện tích là 2,60 ha với quy mô 160 giường bệnh gồm 12 khoa và 04 phòng chức năng, có 158

cán bộ công viên chức và hợp đồng. Trong năm 2018 số lượt khám chữa bệnh đạt 44,174 lượt so với chỉ tiêu được giao tăng 1,174 lượt, số bệnh nhân điều trị nội trú số lượt khám là 13,117 cho bệnh nhân.

- Hiện trạng phát sinh chất thải rắn trong bệnh viện

Thành phần CTRYT chủ yếu là CTRSH chiếm 4.833 kg/năm chất thải rắn sinh hoạt được Công ty Môi trường thu gom

CTRYT lây nhiễm năm 2018 là 1.623,2kg trong chất thải lây nhiễm thì chất thải lây nhiễm sắc nhọn chiếm đa số trọng lượng 355,2 kg/năm (2018),

các chất thải lây nhiễm đều được xử lý tại bệnh viện bằng phương pháp đốt.

- Công tác quản lý và xử lý chất thải rắn y tế

Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên đang ngày một hoàn thiện hơn với sự giám sát của ban giám đốc.

Các phương tiện để thu gom, vận chuyển CTRYT còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhiều thùng rác không có nắp đậy và đã quá cũ,các phương tiện thu gom ,vận chuyển chưa được vệ sinh, khử trùng thường xuyên. Bệnh viện đã có kho lưu trữ CTR riêng cho từng loại chất thải riêng biệt tuy nhiên nơi lưu trữ còn chưa được chú trọng và chưa đúng với quyết định số 43/2007/QĐ- BYT.

Về xử lý: Hiện nay bệnh viên đã hợp đồng với Công ty Môi trường và cấp thoát nước đô thị thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, và hiện đang sử dụnglò đốt LD40 và 1 máy nghiền chất thải sắc nhọn và các chất thải nguy hại.

5.2. Kiến nghị

Để hoàn thành hơn các công tác quản lý CTRYT bệnh viện cần nhanh chóng khắc phục một số khuyết điểm còn tồn tại, khống chế tình hình ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra làm mất vẻ mỹ quan sinh hoạt ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh cũng như sức khỏe của bệnh nhân trong thời gian điều trị và để nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn y tế, khắc phục một số tình trạng còn tồn tại, bệnh viện cần thực hiện một số việc sau:

- Trang bị thêm các phương tiện chuyên dụng: thùng đựng rác thải, dụng cụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế.

- Xây dựng, mở rộng nhà lưu trữ chất thải phù hợp với lượng rác thải của bệnh viện, nâng cấp lò đốt rác hiện tại đã xuống cấp, lắp đặt hệ thống lọc khí thải nhằm đảm bảo chất lượng môi trường.

- Mở các lớp tập huấn cho cán bộ, nhân viên ở bệnh viện nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thu gom, xử lý chất thải rắn y tế.

- Cần có sự quan tâm, giám sát chặt chẽ từ ban lãnh đạo tới công tác

quản lý chất thải tại bệnh viện.

- Cần có cán bộ chuyên trách về môi trường tại bệnh viện để quản lý vấn đề bảo vệ môi trường bệnh viện tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1.Bộ tài nguyên và môi trường (2011), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia về chất thải rắn, chương 5: chất thải rắn y tế

2.Bộ y tế (2012), Quyết đinh 3671/QĐ-BYT: Về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn

3.Bộ Y tế (2009), Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế giai đoạn 2009 - 2015 , Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế

4.Bộ Y tế (2007), Quy chế Quản lý chất thải y tế ( Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007) Bộ trưởng Bộ Y tế.

5.Bộ Y tế (2006), Sức khỏe và môi trường, Nhà xuất bản Y học.

6.Sở y tế Cao Bằng (2015), Cục Quản lý Khám chữa bệnh Cao Bằng triển khai kế hoạch năm 2015

7.Sở Y tế Hà Giang, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên (2018), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường bệnh viện

8.Sở Y tế Hà Giang, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên Báo cáo hoạt động công tác y tế năm 2018 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2019 9.Sở Y tế Hà Giang, Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên (2018), Sổ theo dõi

xử lý, tiêu hủy, CTNH

10. Trần Mỹ Vy ( 2011), Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chấtthải rắn bệnh viện Hóc Môn. http://luanvan.net.vn

II. Tài liệu tiếng Anh

11. WHO (2002), Safe management of wastes from health-care activities. 12. WHO (1997), Treatment waste from hospitals and other health care

PHIẾU PHỎNG VẤN CÁN BỘ, NHÂN VIÊN

Phiếu số:…………..

Ông/bà hãy đánh dấu  vào ô mà ông bà cho là đúng. Xin trân trọng cảm ơn!

I. Thông tin chung

Người điều tra: Hà Thị Tịnh

1. Họ và tên:………

2. Tuổi: ………Giới tính: Nam (Nữ)………..

3. Trình độ học vấn: ………..

4. Địa chỉ:

(xóm)……….Xã:………Huyện:…………Tỉnh:……

5. Nghề nghiệp: ……….

II. Nội dung điều tra

1. Ông/bà có được hướng dẫn quy chế về quản lý CTYT do bộ y tế ban hành không?

Có  Không 

2. Ông/bà cho biết quy chế quản lý CTYT do bộ y tế ban hành hiện đang

được áp dụng trong văn bản nào?

a. Quyết định 43/2017/ QĐ –BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Trưởng Bộ y

tế ban hành Quy chế quản lý CTYT 

b. Quyết định 2575/1999/ QĐ –BYT ngày 27/08/1999 của Bộ Trưởng

Bộ y tế ban hành Quy chế quản lý CTYT 

c. Không biết 

3. Theo ông/ bà CTRYT có gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi

trường không?

4. Theo quy chế quản lý CTYT hiện nay đang áp dụng thì chia làm mấy nhóm?

Ba nhóm  Bốn nhóm 

Năm nhóm  Sáu nhóm 

5. Ông/bà có biết quy định về mã màu sắc bao bì, dụng cụ đựng CTYT không?

Có  Không 

6. Ông/bà có thực hiện phân loại CTYT tại phòng bệnh không?

Có  Không 

7. Theo quy định bao bì, dụng cụ đựng có mã màu trắng đựng chất thải nào?

Chất lây nhiễm 

Chất thải hóa học nguy hại 

Chất thải tái chế 

Chất thải thông thường 

8. Theo quy định bao bì, dụng cụ đựng có mã màu vàng đựng chất thải nào?

Chất lây nhiễm 

Chất thải hóa học nguy hại 

Chất thải tái chế 

Chất thải thông thường 

Không biết 

9. Theo quy định bao bì, dụng cụ đựng có mã màu xanh đựng chất thải nào?

Chất lây nhiễm 

Chất thải hóa học nguy hại 

Chất thải tái chế 

Chất thải thông thường 

Không biết 

10.Theo quy định bao bì, dụng cụ đựng có mã màu đen đựng chất thải nào?

Chất lây nhiễm 

Chất thải hóa học nguy hại 

Chất thải tái chế 

Chất thải thông thường 

Không biết 

11.Ông/bà cho biết CTYT có gây hại khi tiếp xúc?

Lan truyền bệnh 

Gây ung thư 

Gây chấn thương do các vật sắc nhọn 

Ảnh hưởng đến môi trường: gây mùi phát sinh ruồi muỗi 

Không biết 

12.Theo Ông/bà phương pháp đốt CTYT có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ

con người và môi trường không?

Có  Không  Không biết 

13. Ông/bà có biết CTRYT sau khi được thu gom sẽ được lưu trữ ở đâu không?

Có  Không  Không biết 

14. Ông/bà có biết CTRYT sau khi được thu gom sau bao lâu được đem đi

xử lý không?

Có  Không  Không biết 

15. Theo Ông/bà cần có biện pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản

lý CTRYT tại bệnh viện?

a. Thường xuyên tập huấn cho cán bộ,nhân viên trong bệnh viện về quy

chế quản lý chất thải 

b. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực phục vụ cho công

tác quản lý chất thải 

c. Tuyên tuyền vận động mọi người trong việc chấp hành nội quy, quy

chế bệnh viện 

Ý kiến khác:

……… ……… …………

PHIẾU PHỎNG VẤN BỆNH NHÂN/ NGƯỜI NHÀ BỆNH NHÂN

Phiếu số:…………..

Ông/bà hãy đánh dấu  vào ô mà ông bà cho là đúng. Xin trân trọng cảm ơn!

I. Thông tin chung

Người điều tra: Hà Thị Tịnh

1. Họ và tên:………

2. Tuổi: ………Giới tính: Nam (Nữ)

3. Trình độ học vấn: ………..

4. Địa chỉ:

(xóm)……….Xã:………Huyện:…………Tỉnh:……

5. Nghề nghiệp: ……….

II.Nội dung điều tra

1. Ông bà có được hướng dẫn nội quy vệ sinh buồng bệnh không?

Có  Không 

2. Nếu có do ai hướng dẫn?

Bác sĩ 

Y tá, điều dương viên, hộ lý  Nhân viên vệ sinh 

3. Ông/bà cho biết phòng bệnh nhân có gián nội quy không?

Có  Không 

4. Ông/bà có thực hiện vứt rác đúng quy định của bệnh viện không?

Có  Không 

5. Với loại rác thải bông băng dính máu thì ông bà vứt vào thùng màu

nào?

Xanh  Vàng  Trắng  Đen 

6. Với loại rác thải như cơm thừa,vỏ trái cây, giấy, báo ông bà vứt vào

thùng nào?

Xanh  Vàng  Trắng  Đen 

7. CTRYT có thể gây ra tác hại khi tiếp xúc?

Lan truyền bệnh 

Gây ung thư 

Gây chấn thương do các vật sắc nhọn  Ảnh hưởng đến môi trường: gây mùi, phát sinh ruồi, muỗi  Khác: ………

8. Xin Ông/bà cho biết bệnh viện có phân loại CTRYT tại nguồn

không?

Có  Không 

9. Bệnh viện có quy định về màu sắc, bao bì, túi đựng chất thải y tế

không?

10.Theo Ông/bà rác thải được thu gom mấy lần trong ngày?

Một lần  Hai lần  Ba lần 

11.Ông/bà cho biết các khoa, phòng bệnh viện có thùng đựng rác

không?

Có  Không 

12.Thời gian lưu trữ chất thải tại bệnh viện?

24 giờ  48 giờ 

13.Theo ông/ bà CTRYT có gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường không?

Có  Không 

14.Ông/bà có nhận xét gì về chất lượng thu gom rác tại bệnh viện?

Tốt Chưa tốt 

Khác:………..

15.Ông/bà có nhận xét gì về chất lượng môi trường hiện nay của bệnh viện? Sạch sẽ dễ chịu  Bình thường  Bẩn, ô nhiễm  Ý kiến khác:………... ...

Một phần của tài liệu Khoá luận đánh giá hiện trạng và công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa huyện vị xuyên – hà giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)