Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón khác nhau cho cây rau cải mào gà (Trang 29)

2 .3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

3.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm Excel để xử lý thống kê và phân tích số liệu.

3.4.5. Phương pháp điều tra, phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn người dân tình hình sử dụng phân bón cho rau và ảnh hưởng tới môi trường.

- Tổng số phiếu điều tra, phỏng vấn là 50 phiếu.

- Điều tra, phỏng vấn người dân tại phường Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và người dân tại xã Linh Sơn, huyện Đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

- Đối tượng được điều tra, phỏng vấn là các hộ gia đình có trồng rau sản xuất trên 2 địa bàn.

22

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình sử dụng phân bón của người dân tại vùng trồng rau.Bảng 4.1 Loại phân sử dụng bón cho rau Bảng 4.1 Loại phân sử dụng bón cho rau

Loại phân bón Tên phân bón Số lượng Tỷ lệ (%)

Phân hóa học

Phân NPK Đầu trâu 25 50

Phân NPK Lâm Thao 15 30

Phân Urê 7 14

Loại khác 3 6

Phân hữu cơ

Phân gà ủ hoai mục 30 60

Phân lợn ủ 10 20

Phân hữu cơ vi sinh 5 10

Loại khác 5 10

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra nông hộ năm 2017 - 2018)

Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ

60 20 10 10 0 10 20 30 40 50 60 70

23

Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ sử dụng phân hóa học

- Nhận xét: qua bảng 4.1, hình 4.1 và hình 4.2 cho thấy người dân tại khu vực được phỏng vấn sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau như:NPK Đầu trâu, NPK Lâm thao, Urê, phân con cò, phân gà ủ hoai mục, phân lợn ủ, phân hữu cơ vi sinh, loại khác. Cụ thể tỷ lệ của từng loại phân người dân sử dụng là: phân hóa học là NPK Đầu trâu 50%, NPK Lâm thao 30%, Urê 14%, loại khác 6%. Tỷ lệ sử dụng phân hữu cơ là phân gà ủ hoai mục 60%, phân lợn ủ 20%, phân hữu cơ vi sinh 10%, loại khác 10%.

50 30 14 6 0 10 20 30 40 50 60

24

Bảng 4.2 Ý kiến của người dân về lượng bón, số lần bón phân và hiệu quả của từng loại phân bón sử dụng cho rau

Loại phân bón Tên phân bón Lượng bón TB (kg/lần/sào) Số lần bón TB/vụ Ý kiến người dân về hiệu quả phân bón Phân hóa học Phân NPK Đầu trâu 90 1,8 25 Phân NPK Lâm Thao 75 1,67 15 Phân Urê 80 1,57 7 Loại khác 85 1,67 3

Phân hữu cơ

Phân gà ủ hoai

mục 120 1,17 30

Phân lợn ủ 110 1,2 10

Phân hữu cơ vi

sinh 90 1,8 5

Loại khác 85 1,6 5

(Nguồn: Tổng hợp từ điều tra nông hộ năm 2017 - 2018)

- Nhân xét: qua bảng 4.2 cho thấy lượng bón cho rau theo công thức 1 phân NPK Đầu trâu + Phân gà ủ hoai mục có lượng bón trung bình là cao nhất với lượng bón trung bình của NPK Đầu trâu là 90kg/lần/sào và lượng bón trung bình của phân gà ủ hoai mục là 120kg/lần/sào, số lần bón phân cho rau dao động từ 1 - 2 lần/vụ cho tất cả các loại phân bón, ta thấy 100% các hộ được điều tra cho rằng loại phân mình đang sử dụng là loại phân cho hiệu quả, năng suất cao nhất.

25

Bảng 4.3 Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón tới đất

Loại phân bón Tên phân bón Tích cực Tiêu cực Không ảnh hưởng

Phân hóa học

Phân NPK Đầu trâu 18 5 2

Phân NPK Lâm Thao 9 6 0

Phân Urê 5 2 0

Loại khác 2 1 0

Phân hữu cơ

Phân gà ủ hoai mục 28 0 2

Phân lợn ủ 9 0 1

Phân hữu cơ vi sinh 5 0 0

Loại khác 4 0 1

(Nguồn: Tổng hợptừ điều tra nông hộ năm 2017 - 2018)

- Nhận xét: qua bảng số liệu 4.3 cho thấy ý kiến của người dân về ảnh hưởng của phân bón đến đất như sau:

NPK Đầu trâu có 72% là tích cực, 20% là tiêu cực, 8% là không ảnh hưởng.

NPK Lâm thao có 60% là tích cực, 40% làtiêu cực, 0% là không ảnh hưởng.

Urê có 71,43% là tích cực, 28,57% là tiêu cực, 0% là không ảnh hưởng. Phân hóa học loại khác có 66,67% là tích cực, 33,33% là tiêu cực, 0% là không ảnh hưởng.

Phân gà ủ hoai mục có 93,33% là tích cực, 0% là tiêu cực, 6,67% là không ảnh hưởng.

26

Phân hữu cơ vi sinh có 100% là tích cực, 0% là tiêu cực, 0% là không ảnh hưởng.

Phân hữu cơ loại khác có 80% là tích cực, 0% là tiêu cực, 20% là không ảnh hưởng.

4.2. Xây dựng quy trình ủ phân bón hữu cơ từ phân heo kết hợp với phế phụ phẩm nông nghiệp phụ phẩm nông nghiệp

Hữu cơ hóa trong canh tác cây trồng là xu hướng nông nghiệp hiện đại, thường được nhắc nhiều trong 3 năm trở lại đây. Với một số nhà nông, cụm từ nông nghiệp hiện đại nghe có vẻ xa vời nhưng thực chất đó cũng là một trong những thói quen truyền thống của người nông dân như tăng cường sử dụng phân bón hữu cơcho cây trồng.

Nguồn phân hữu cơ truyền thốngmà người nông dân thường hay sử dụng là phân bò, phân heo, phân gà gọi chung là phân chuồng. Những loại phân nàyrất tốt cho cây trồng. Tuy nhiên, trong trường hợp phân chuồng chưa hoai mục hết có chứa nhiều loại nấm bệnh gây hại, chính vì thế việc bổ sung vi sinh trong quá trình ủ hoai không những giúp phân mau hoai hơn mà còn tăng cường hàm lượng dinh dưỡng, tạo hệ sinh vật có ích phát triển đối kháng với nấm bệnh phát triển trên cây trồng.

Nếu như trước đây, người dân dùng phân chuồng bón cho cây trồng mới hiệu quả thì hiện nay, với các chế phẩm vi sinh, người dân có thể tận dụng tất cả các loại phế phụ phẩm như lá, cỏ, xơ dừa, vỏ cà phê, trấu, mùn cưa… Để ủ thành phân có giá trị dinh dưỡng cao.

27

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để ủ phân có nguồn gốc từ phụ phẩm nông nghiệp là rơm rạ là 25kg, phân NPK Lâm Thao 0,5kg, phân gia súc (Phân lợn) là 70kg, 0,5kg Chế phẩm vi sinh EM FERT -1, trong chế phẩm này, có chứa 2 chủng vi sinh quan trọng chuyên ủ phẩn vi sinh, đó là EM và Trichoderma.

Nguyên liệu dùng để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay. Đối với rơm rạ tươi cần ủ từ 25- 30 ngày trước khi đưa vào phối trộn. Đối với rơm rạ khô nên tưới ẩm trước khi ủ ít nhất 12 giờ.

Bước 2: Chọn nơi ủ

Chọn ủ ở những nơi thuận tiện cho việc sử dụng phân sau này. Nơi ủ nên có nền đất nện hoặc xi măng, nơi ủ phải khô ráo, hoặc lót nền đất bằng bạt nilong. Nên rạch rãnh xung quanh để nước ủ phân chảy vào hố gôm nhỏ, tránh chảy ra ngoài khi tưới ẩm quá, có thể ủ trong nhà kho, chuồng nuôi không còn sử dụng, diện tích nền khoảng 30m2/tấn nguyên liệu ủ.

Bước 3: Chuẩn bị dụng cụ - Bình tưới - Cào - Cuốc - Xẻng Vật liệu để làm mái:

Có thể dùng các vật liệu sẵn có như bạt, bao tải, bao nilong, che đậy và các loại lá để làm mái chắn ánh nắng, giữ nhiệt trong khi ủ.

Bước 4: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ

Để trộn đều chế phẩm EM FERT -1 vào nguyên liệu ủ, hòa tan chế phẩm vào 200 lít nước sau đó chia đều thành 5 phần và một lượng phân rắc cũng chia thành 5 phần, sau đó cho một phần chế phẩm vào bình ô zoa, khuấy đều, tiến

28

hành rãi một phần phân rắc mỗi chiều khoảng 3 bước chân, tưới đều chế phẩm lên mỗi lớp phân rắc đã rải, nếu khô thì tưới thêm nước, lượng nước kể cả nước dùng để tưới lên chế phẩm từ nửa ô zoa đến 2 ô zoa, tùy thuộc vào rác ướt hay rác khô, cứ tiếp tục từng lớp như thế cho đến khi hoàn thành.

Bước 5: Che phủ và bảo quản

Sau khi ủ xong, đậy đóng ủ bằng bạt, để đảm bảo tốt hơn và tránh ánh nắng trực tiếp đống ủ, nên che mái lợp.

Vào mùa đông phải che đậy kỹ để nhiệt độ đống ủ phải duy trì ở mức từ 40- 50 độ C.

Bước 6: Đảo đều và bổ sung nước, không khí

Sau khi ủ vài ngày nhiệt độ của đống ủ tăng lên khoảng 40 - 50 độ C, nhiệt độ này làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần, vì vậy cứkhoảng từ 7 - 10 ngày tiến hành kiểm tra, đảo trộn và nếu nguyên liệu khô thì đổthêm nước.

Tùy theo loại nguyên liệu mà thời gian ủ khác nhau, phụ phẩm nông nghiệp khác như phân gia súc, gia cầm, lá cây xanh, thì thời gian ủ khoảng 35 ngày, lá mía, lá cà phê, lá điều, lỏi thân cây bắp, vỏ cà phê, vỏ ca cao thì thời gian ủ có thể đến 60 ngày.

Phân hữu cơ sử dụng theo phương pháp trên có thể sử dụng để thay thế cho 20 –30% lượng phân hóa học hàng năm mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và đạt hiệu quả lâu dài trong việc cải tạo và giữ gìn chất đất trong nông nghiệp.

Tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng và nguyên liệu sẵn có mà người nông dân có thể chọn lựa các nguyên liệu để ủ phân khác nhau.

Khi ủ phân hữu cơ cần bổ sung thêm urê, lân nhằm đảm bảo thêm dinh dưỡng trong phân ủ ra. Bên cạnh đó, quá trình ủ còn bổ sung thêm vôi để nâng cao độ pH, đẩy mạnh hoạt động của nấm, rút ngắn thời gian ủ. Sau khi ủ xong, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng và sử dụng tốt nhất trong vòng 1 năm.

Trong thời đại mà ngành canh tác trồng trọt bằng phương pháp hữu cơ đang phát triển thì việc sử dụng phương pháp này vào trồng trọt là rất phù hợp. Nó

29

góp phần tạo xu thế bền vững trong việc phát triển trồng trọt và giảm chi phí đáng kể cho người dân. Việc tự ủ phân hữu cơ từ các nguyên liệu có sẵn là vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.

Sơ đồ ủ phân hữu cơ

Hình 4.3 Sơ đồ ủ phân hữu cơ compost Bảng 4.4. Thành phần tỷ lệ phối trộn phân ủ

TT Nguyên liệu Trọng lượng (kg) Tỷ lệ (%)

1 Phân heo 70 70

2 Rơm, rạ 25 25

3 Phân NPK Lâm Thao 0,5 0,5

4 Chế phẩm EM 0,5 0,5

5 Nước 4 lít 4

Tổng 100 100

Chuẩn bị nguyên liệu ủ

(phân lợn và phế phụ phẩm nông nghiệp)

Bổ sung dinh dưỡng (N, P, K,...)

Thành phẩm Ủ lên men (21 ngày)

Phối trộn và phun chế phẩm EM FERT -1

30

Qua bảng 4.4 cho thấy, trong thành phần phân ủ, tỷ lệ phân chuồng (phân heo) chiếmtỷ lệ cao nhất 70%, rơm rạ chiếm 25%, phân NPK Lâm Thao chiếm 0,5% chế phẩm EM chiếm 0,5%, nước chiếm 4%. Như vậy, có thể thấy rằng nguồn phân lợn hiện nay hoàn toàn có thể sử dụng như 1 nguồn nguyên liệu có hiệu quả trong sản xuất phân bón hữu cơ, giúp người nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường.

4.3. Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của rau cải mào gà trên các loại

phân bón khác nhau

Đối với tất cả các loại cây trồng nói chung, chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của giống trong mỗi điều kiện nhất định, khả năng tăng trưởng chiều cao của cây trồng có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố nội tại, đặc điểm di truyền đồng thời chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố kỹ thuật… trong đó phân bón có ảnh hưởng rất lớn. Ngay cả cùng một giống cây ở cùng một giai đoạn sinh trưởng, mức bón phân khác nhau thì chênh lệch chiều cao của cây là khác nhau.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây rau cải mào gà qua từng thời kỳ trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và thu được kết quả động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải mào gàđược thể hiện trong bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quảđo chiều cao tính ra giá trị trung bình của rau cải mào gà. Đvt: cm Công thức Loại phân Thời điểm bắt đâu cấy

Thời gian sau cấy

1 2 3 Thu

31

1 Phân gà + NPK đầu trâu 12,76 13,90 20,96 27,85 30,58

2 Ure + phân lợn ủ 12,68 13,82 18,56 23,41 28,60

3 NPK+ phân lợn ủ 12,50 13,28 16,96 23,12 28,50

Chiều cao của rau ngày bắt đầu cấy: Trước ngày cấy này có bón phân lót công thức 1 là phân gà, công thức 2 và 3 là phân lợn ủđể khoảng 2-3 ngày sau mới cấy rau, ta thấy chiều cao ngày đầu cấy giữa các công thức chưa có sự chệnh lệch lớn cụ thể: CT1 (12,97 cm), CT2 (12,68 cm), CT3 (12,50 cm). Cây con bắt đầu thích nghi với điều kiện môi trường sống mới nên khả năng sinh trưởng phát triển còn thấp.

Giai đoạn sau 1 tuầncấy: Chiều cao trung bình của cây cải mào gà của cả 3 công thức có sự tăng trưởng về chiềucao nhẹ so với tuần mới cấy cụ thể: CT1 (13,90 cm), CT2 (13,82 cm), CT3 (13,28 cm). Công thức 1 tăng 0,93 cm, công thức 2 tăng 1,14 cm, công thức 3 tăng 0,77 cm. Tuy nhiên có sự sụt giảm về chiều cao so với tuần 1 ở 1 số cây trong cả 3 công thức, nguyên nhân là do cây con chưa kịp thích nghi với điều kiện môi trường sống mới nên khả năng sinh trưởng bị giảm sút.

Chiều cao trung bình cây cải mào gà của 3 công thức của tuần 3 tổng trung bình của cả 3 công thức có sự tăng trưởng chiều cao tốt so với tuần 2 cụ thể: CT1 (20,96 cm) CT2 (18,56 cm) CT3 (16,96 cm). Công thức 1 tăng 7,06 cm, công thức 2 tăng 4,74 cm, công thức 3 tăng 3,68 cm.

Chiều cao trung bình cây cải mào gà của 3 công thức của tuần 4 tổng trung bình của cả 3 công thức có sự tăng trưởng chiều cao rất tốt so với tuần trước khi bón phân hóa học cụ thể: CT1 (27,85 cm) CT2 (23,41 cm) CT3 (23,12 cm). Công thức 1 tăng 6,89 cm, công thức 2 tăng 4,85 cm, công thức 3 tăng 6,16 cm.

Chiều cao trung bình cây cải mào gà của 3 công thức của tuần 5 tổng trung bình của cả 3 công thức có sự tăng trưởng chiều cao tốt cụ thể: CT1 (30,58 cm)

32

CT2 (28,60 cm) CT3 (28,50 cm). Công thức 1 tăng 2,73 cm, công thức 2 tăng 5,19 cm, công thức 3 tăng 5,38 cm.

Trong suốt thời gian sinh trưởng (5 tuần), Cây rau sinh trưởng phát triển bình thường không có dấu hiệu sâu bệnh, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Hình 4.4 Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của cây rau cải mào gà

Qua kết quả ở hình 4.4 cho thấy: Nhìn chung chiều cao của cây rau cải mào gà tăng dần qua các thời điểm điều tra. Trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn tuần 3 - 4. 12.97 13.9 20.96 27.85 30.58 12.68 13.82 18.56 23.41 28.6 12.5 13.28 16.96 23.12 28.5 0 5 10 15 20 25 30 35 T1 T2 T3 T4 T5 CT1 CT2 CT3

33

Tại các công thức phân bón khác nhau có sự phát triển chiều cao của cây rau cải mào gà khác nhau. Thời kỳ sau cấy 3 - 4 tuần, hiệu quả của phân bón thể hiện rõ nhất: chiều cao cây của công thức 1tăng mạnh nhất 30,58 cm và chiều cao cây của công thức 2 là 28,6 cm công thức 3 là 28,5 cm.

Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy chiều cao cây có xu hướng tăng mạnh khi có bón các loại phân hóa học ở các công thức thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây bị ảnh hưởng bởi phân hóa học, tạo nên sự khác biệt trong động thái tăng trưởng chiều cao của cây rau cải mào gà.

Bảng 4.6 Cân nặng trung bình của cây rau cải mào gà

Đơn vị tính: gam

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón khác nhau cho cây rau cải mào gà (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)