Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của rau cải mào gà trên các loại phân

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón khác nhau cho cây rau cải mào gà (Trang 38 - 44)

2 .3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

4.3. Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của rau cải mào gà trên các loại phân

phân bón khác nhau

Đối với tất cả các loại cây trồng nói chung, chiều cao cây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình trạng sinh trưởng của giống trong mỗi điều kiện nhất định, khả năng tăng trưởng chiều cao của cây trồng có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố nội tại, đặc điểm di truyền đồng thời chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố kỹ thuật… trong đó phân bón có ảnh hưởng rất lớn. Ngay cả cùng một giống cây ở cùng một giai đoạn sinh trưởng, mức bón phân khác nhau thì chênh lệch chiều cao của cây là khác nhau.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón khác nhau đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây rau cải mào gà qua từng thời kỳ trong thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành theo dõi và thu được kết quả động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải mào gàđược thể hiện trong bảng 4.5:

Bảng 4.5. Kết quảđo chiều cao tính ra giá trị trung bình của rau cải mào gà. Đvt: cm Công thức Loại phân Thời điểm bắt đâu cấy

Thời gian sau cấy

1 2 3 Thu

31

1 Phân gà + NPK đầu trâu 12,76 13,90 20,96 27,85 30,58

2 Ure + phân lợn ủ 12,68 13,82 18,56 23,41 28,60

3 NPK+ phân lợn ủ 12,50 13,28 16,96 23,12 28,50

Chiều cao của rau ngày bắt đầu cấy: Trước ngày cấy này có bón phân lót công thức 1 là phân gà, công thức 2 và 3 là phân lợn ủđể khoảng 2-3 ngày sau mới cấy rau, ta thấy chiều cao ngày đầu cấy giữa các công thức chưa có sự chệnh lệch lớn cụ thể: CT1 (12,97 cm), CT2 (12,68 cm), CT3 (12,50 cm). Cây con bắt đầu thích nghi với điều kiện môi trường sống mới nên khả năng sinh trưởng phát triển còn thấp.

Giai đoạn sau 1 tuầncấy: Chiều cao trung bình của cây cải mào gà của cả 3 công thức có sự tăng trưởng về chiềucao nhẹ so với tuần mới cấy cụ thể: CT1 (13,90 cm), CT2 (13,82 cm), CT3 (13,28 cm). Công thức 1 tăng 0,93 cm, công thức 2 tăng 1,14 cm, công thức 3 tăng 0,77 cm. Tuy nhiên có sự sụt giảm về chiều cao so với tuần 1 ở 1 số cây trong cả 3 công thức, nguyên nhân là do cây con chưa kịp thích nghi với điều kiện môi trường sống mới nên khả năng sinh trưởng bị giảm sút.

Chiều cao trung bình cây cải mào gà của 3 công thức của tuần 3 tổng trung bình của cả 3 công thức có sự tăng trưởng chiều cao tốt so với tuần 2 cụ thể: CT1 (20,96 cm) CT2 (18,56 cm) CT3 (16,96 cm). Công thức 1 tăng 7,06 cm, công thức 2 tăng 4,74 cm, công thức 3 tăng 3,68 cm.

Chiều cao trung bình cây cải mào gà của 3 công thức của tuần 4 tổng trung bình của cả 3 công thức có sự tăng trưởng chiều cao rất tốt so với tuần trước khi bón phân hóa học cụ thể: CT1 (27,85 cm) CT2 (23,41 cm) CT3 (23,12 cm). Công thức 1 tăng 6,89 cm, công thức 2 tăng 4,85 cm, công thức 3 tăng 6,16 cm.

Chiều cao trung bình cây cải mào gà của 3 công thức của tuần 5 tổng trung bình của cả 3 công thức có sự tăng trưởng chiều cao tốt cụ thể: CT1 (30,58 cm)

32

CT2 (28,60 cm) CT3 (28,50 cm). Công thức 1 tăng 2,73 cm, công thức 2 tăng 5,19 cm, công thức 3 tăng 5,38 cm.

Trong suốt thời gian sinh trưởng (5 tuần), Cây rau sinh trưởng phát triển bình thường không có dấu hiệu sâu bệnh, không cần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Hình 4.4 Biểu đồ tăng trưởng chiều cao của cây rau cải mào gà

Qua kết quả ở hình 4.4 cho thấy: Nhìn chung chiều cao của cây rau cải mào gà tăng dần qua các thời điểm điều tra. Trong đó tăng nhanh nhất là giai đoạn tuần 3 - 4. 12.97 13.9 20.96 27.85 30.58 12.68 13.82 18.56 23.41 28.6 12.5 13.28 16.96 23.12 28.5 0 5 10 15 20 25 30 35 T1 T2 T3 T4 T5 CT1 CT2 CT3

33

Tại các công thức phân bón khác nhau có sự phát triển chiều cao của cây rau cải mào gà khác nhau. Thời kỳ sau cấy 3 - 4 tuần, hiệu quả của phân bón thể hiện rõ nhất: chiều cao cây của công thức 1tăng mạnh nhất 30,58 cm và chiều cao cây của công thức 2 là 28,6 cm công thức 3 là 28,5 cm.

Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy chiều cao cây có xu hướng tăng mạnh khi có bón các loại phân hóa học ở các công thức thí nghiệm. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây bị ảnh hưởng bởi phân hóa học, tạo nên sự khác biệt trong động thái tăng trưởng chiều cao của cây rau cải mào gà.

Bảng 4.6 Cân nặng trung bình của cây rau cải mào gà

Đơn vị tính: gam CT1 CT2 CT3 NL1 385 360 345 NL2 450 340 360 NL3 390 390 360 Trung bình 408 363 355

34

Hình 4.5 Biểu đồ cân nặng trung bình của cây rau cải mào gà

Qua bảng 4.6 cho thấy cây rau cải mào gà đạt cân nặng trung bình công thức 1 là 408g, công thức 2 là 363g, công thức 3 là 355g, sau thu hoạch cho thấy cây sinh trưởng phát triển bình thường có một số cây trong công thức có cân nặng nhẹ nguyên nhân là do diện tích trồng cây nhỏ các cây bên ngoài phát triển chèn cây bên trong khiến chúng không phát triển được tốt so với cây bên ngoài. Năng suất của cây trồng đóng vai trò lớn trong ngành nông nghiệp nói chung, các khoản kinh phí đầu tư đều tập trung vào năng suất và đều yêu cầu năng suất phải đạt chỉ tiêu.

Đối với người dân nói riêng, năng suất cây trồng ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của mỗi người. Năng suất của cây trồng phụ thuộc nhiều yếu tố: giống, điều kiện tự nhiên, chế độ chăm sóc, nước, phân bón,…. Trong đó phân bón đóng vai trò không thể thay thế, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng nói chung và cây rau cải mào gà nói riêng.

385 450 390 360 340 390 345 360 360 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 NL1 NL2 NL3 CT1 CT2 CT3

35

Qua thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến năng suất cây rau cải mào gà thu được bảng kết quả sau:

Bảng 4.7 Năng suất của cây rau cải mào gà

Đơn vị tính: gam/cm2 CT1 CT2 CT3 NL1 3,21 3 2,88 NL2 3,75 2,83 3 NL3 3,25 3,25 3 Tổng 10,21 9,08 8,88

Hình 4.6 Biểu đồ năng suất của cây rau cải mào gà

Qua bảng 4.7 và hình 4.6 cho thấy công thức có năng suất giữa các công thức không chênh lệch nhau nhiều dao động từ 2,83 đến 3,75gam/cm2. Công thức 1 sử dụng phân gà ủ hoai mục và phân hóa học NPK Đầu Trâu với tổng

3.21 3.75 3.25 3 2.83 3.25 2.88 3 3 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 NL1 NL2 NL3 CT1 CT2 CT3

36

năng suất là 10,21gam, tiếp theo là công thức 2 sử dụng phân heo với phân hóa học Urê với tổng năng suất là 9,08gam, năng suất thấp nhất là công thức 3 sử dụng phân heo với phân hóa học NPK Lâm Thao với tổng năng suất là 8,88gam.

Một phần của tài liệu Khoá luận nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón khác nhau cho cây rau cải mào gà (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)