a. Tìm lỗi dữ liệu
ChọnBản đồTopologyTìm lỗi dữ liệu
Hình 4.10. Tìm lỗi dữ liệu
b. Sửa lỗi dữ liệu
Chọn Bản đồtopologysửa lỗi tự động. Xuất hiên bảng Sửa lỗi tự động ta chọn các level tham gia tính diện tích, sang phần tùy chọn. Ta chọn các mục ta muốn sửa theo quy định.
Hình 4.11. Sửa lỗi tự động 4.2.4. Tạo vùng thửa đất
Tâm thửa được tạo có dạng:
Chọn Bản đồtopologytạo thửa đất từ ranh thửa. Xuất hiện bảng Tạo thửa đất ta chọn các level cần tạo thửa đất, tiếp theo chọn Loại đất theo
Hình 4.12. Tạo thửa đất từ ranh thửa
Sau khi tạo thửa đất từ ranh thửa, ta thu được kết quả như sau:
Hình 4.13. Kết quả tạo thửa đất từ ranh thửa 4.2.5. Đánh số hiệu thửa đất tự động, gán thông tin địa chính
a. Đánh số hiệu thửa tự động
Trên thanh công cụ của phần mềm gCadas chọn Bản đồBản đồ địa chínhĐánh số thửa. Xuất hiện bảng Đánh số thửa. Điền thông tin cần thiết và nhấn Chấp nhận.
Hình 4.14. Đánh số thửa
Sau khi đánh số thửa, kết quả thu được như sau:
Hình 4.15. Kết quả đánh số thửa
b. Gán thông tin địa chính thửa đất
Sau khi ta đánh số thửa cho bản đồ địa chính xong, ta tiến hành biên tập dữ liệu thuộc tính cho từng khoảnh đất, gồm có:
+ Tên chủ sử dụng đất + Mục đích sử dụng đất + Địa chỉ thửa đất (xứ đồng) + Địa chỉ người sử dụng đất
Hình 4.16. Kết quả biên tập dữ liệu thuộc tính
Khi đã biên tập dữ liệu thuộc tính cho các thửa đất xong ta thực hiện gán thông tin địa chính tự động:
Trên thanh công cụ của phần mềm Gcadas chọn Hồ sơNhập thông tin từ nhãn. Xuất hiện bảng Gán thông tin từ nhãn, ở đây sẽ có 2 phần cho
ta lựa chọn gán thông tin là Thửa đất và Chủ sử dụng.
4.2.6. Vẽ khung bản đồ địa chính, vẽ nhãn địa chính
a. Vẽ khung bản đồ địa chính
Trên thanh công cụ của phần mềm Gcadas chọn Bản đồ địa
chínhVẽ khung bản đồ. Xuất hiện bảng Tạo khung bản đồ.
+ Tọa độ góc khung khi ta bao fench bản đồ lại theo hình hộp thì ở 4 góc là 4 điểm giao 4 cực bản đồ, ở đây ta chọn Tây bắc và Đông nam của bản đồ làm điểm đọa độ tạo khung
+ Tùy chọn: Chọn các thông tin cần thiết cho khung bản đồ.
+ Khung: Chọn khung bản đồ địa chính theo thông tư quy định của Bộ TN&MT hoặc là nơi ta làm việc.
Chọn Tạo khung để vẽ khung bản đồ.
Kết quả thu được sau khi tạo khung bản đồ địa chính như sau:
Hình 4.19. Kết quả tạo khung bản đồ địa chính
b. Vẽ nhãn bản đồ địa chính tự động thông minh
Vào Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Vẽ nhãn địa chính tự động. Trong tab “Cấu hình vẽ nhiều tệp” thêm các tờ muốn vẽ, chọn lực nét mũi tên line, wieght, chiều cao theo tỷ lệ 1:1000 là 2. Nếu thửa nào không vẽ được thì hạ xuống bằng 1.5 do ta định nghĩa lại.
Nếu không vẽ được nhãn sẽ chỉ mũi tên và cho xuống bảng thửa nhỏ, giới hạn thửa nhỏ bao nhiêu mét vuông thì cho xuống thửa nhỏ. Ngoài ra ta có
thể chọn vẽ bán tự động bằng cách vào Bản đồBản đồ địa chínhVẽ nhãn địa chính tự động. Hình 4.20. Vẽ nhãn địa chính tự động
Biên tập, hoàn thiện bản đồ địa chính theo quy phạm
Sử dụng phần mềm Microstation và công cụ Gcadas tiến hành biên tập nội dung bản đồ bao gồm:
- Khung và trình bày khung bản đồ địa chính
- Các yếu tố nội dung bản đồ được phân lớp theo đúng quy phạm - Nhãn thửa, số thứ tự thửa đất và thể hiện các thông tin thửa đất - Ghi chú và ký hiệu bản đồ địa chính
- Biên tập địa giới hành chính
Hình 4.21. Tờ bản đồ hoàn chỉnh
Hoàn thiện bản đồ, hồ sơ pháp lý
- Hoàn thiện, in ấn bản đồ :
+ Biên tập các đối tượng chồng đè để tiến hành in ấn bản đồ địa chính + Bản đồ địa chính dạng giấy được in màu trên giấy in vẽ bản đồ khổgiấy A0, có định lượng 120g/m2 trở lên, bằng máy chuyên dụng in bản đồ, chế độ in đạt độ phân giải tối thiểu 1200 x 600 dpi, mực in chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật máy.
- Trích xuất, hoàn thiện hồ sơ:
+ Tiến hành lập Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất theo mẫu quy định
+ Tiến hành trích đo địa chính phụ vụ cấp giấy chứng nhận + Lập sổ mục kê đất đai
- Kiểm tra nghiệm thu :
Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử , tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản
đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách chúng với nhau. Những sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật
4.3. Nhận xét kết quả
4.3.1. Thuận lợi
- Phương pháp toàn đạc đã được cải tiến tự động hóa ở mức cao, các máy toàn đạcđiện tử có khả năng bắt điểm chính xác, tự động ghi các kết quả đo vào các thiết bị nhớ có sẵn trong máy hoặc nối với máy thuận lợi cho công tác nội nghiệp về sau.
- Có thể đo được các thửađất có diện tích nhỏ và có nhiều địa vật chekhuất. - Độ chính xác đo vẽ cao, sai số ít.
4.3.2. Khó khăn
- Thời gian đo đạc hoàn toàn ngoài thực địa nên gặp nhiều khó khăn về thời tiết và điều kiện làm việc.
- Tuy đã tự động hóa đo đạc nhưng năng suất vẫn không thể bằng các phương pháp khác, tốn nhiều thời gian.
- Khu dân cư tập trung đông nên viêc đo đạc thờng bị che khuất bởi địa hình, địa vật.
4.3.3. Giải pháp
- Nên tổ chức đo đạc vào mùa khô để tránh việc ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đến công tác đo đạc.
- Trước khi tiến hành đo đạc nên đi khảo sát thực địa, xem bản đồ và các tài liệu có liên quan để giảm thiểu thời gian đo đạc.
- Cần kiểm tra độ chính xác của gương và máy đo thường xuyên cũng như là trước khi sử dụng nhằm đảm bảo sai số ít nhất.
- Để đạt được hiệu quả cao trong sản xuất các cơ quan cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề đầu tư trang bị đầy đủ và đồng bộ hệ thống máy đo, máy
tính và phần mềm, nâng cao trình độ của các kỹ thuật viên để khai thác hết những tính năng ưu việt của công nghệ toàn đạc điện tử.
- Tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng công nghệ khoa học vào công tác thành lập bản đồ nhằm tăng năng suất lao động, tự động hóa quá trình thành lập bản đồ giảm bớt thời gian, chi phí, công sức.
- Kết quả của đề tài cần được đưa vào thực tiễn sản xuất để phục vụ tốt hơn trong công tác đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua quá trình thực tập về đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và
máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính tờ số 31 tỷ lệ 1:1000 xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ”.Em xin rút ra kết luận sau:
- Thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 3 điểm địa chính cơ sở và 48 điểm lưới khống chế đo vẽ cấp 1.
- Đã thành lập được một tờ bản đồ địa chính 1:1000 thuộc xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ 31. tổng số thửa đất là : 253 thửa, tổng diện tích là 151.486,3m2, trong đó:
+ ONT có 42 thửa, diện tích là 39.408m2,
+ ONT+ CLN có 153thửa, diện tích là 90.369m2, + CLN có 7 thửa, diện tích là 2.245m2,
+ BHK có 21 thửa, diện tích là 3.089m2, + DVH có 1 thửa, diện tích là 573,2m2, + DGT có 3 thửa, diện tích là 5.089m2, + DTL có 8 thửa, diện tích là 3.110m2, + LUC có 6 thửa, diện tích là 3.555m2, + NTS có 12 thửa diện tích là 5.753m2, + TIN có 2 thửa, diện tích là 106,3m2,
-Tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation V8i và gCadas.
- Sau khi đo vẽ toàn bộ diện tích xã Nhã Lộng thu được kết quả : Đối với xã Nhã Lộng tiến hành phân mảnh được 12 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 22 tờ bản đổ tỷ lệ 1:2000.
5.2. Kiến nghị
- Trong thời gian tới, Nhà trường cùng với Ban chủ nhiệm Khoa cần đẩy mạnh liên kết việc thực tập của sinh viên với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hơn nữa để sinh viên có thể có cơ hội được tiếp xúc, học hỏi, thực hành công việc thực tế một cách chính xác nhất, nâng cao chất lượng cho những sinh viên khi ra trường.
- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Gcadas và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Microstations v8i và gCadas để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.
2. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Nhã Lộng huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2020.
3. Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt (2006), giáo
trình bản đồ địa chính, nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. 4. Luật Đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia HN.
5. Lê Văn Thơ (2009), bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
6. Quy phạm thành lập bản đồ địa chính năm 2008. Bộ TN & MT.
7. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
8. Tổng cục địa chính, Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử.
9. Tổng cục địa chính. Hướng dẫn sử dụng phần mềm famis.
10. TT25-2014 ngày 30/12/2013 quy định về thành lập BĐĐC của Bộ TN&MT.
11. Viện nghiên cứu địa chính (2002), hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation và Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính Hà Nội.