Tài nguyên đất, nước, rừng và khoáng sản

Một phần của tài liệu Khoá luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

* Tài nguyên đất đai

Theo kết quả thống kê đất đai tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 904,3 ha, hiện tại đã đưa vào sử dụng 904,3 ha chiếm 100% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp là 487,92 ha chiếm 53,96% tổng diện tích tự nhiên. Bao gồm:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 463,22 ha + Đất nuôi trồng thủy sản: 16,53 ha + Đất nông nghiệp khác: 8,17 ha

- Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp là 416,38 ha chiếm 46,04% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:

+ Đất ở: 154,07 ha

+ Đất chuyên dùng: 169,4 ha

+ Đất nghĩa trang nghĩa địa: 10,07 ha

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 0,91 ha

+ Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng: 81,89 ha. [15]

4.1.5 Thực trạng kinh tế và xã hội xã Trung Thành

- Số hộ làm nông nghiệp là 705 hộ chiếm 24%, số hộ phi nông nghiệp là 2.232 hộ, chiếm 76%.

- Năm 2016 thu nhập bình quân đầu người đạt 33,5 triệu/người/năm, đến tháng 9/2017 thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu/người/năm

- Tổng số lao động của xã tại thời điểm điều tra tháng 8/2017 là 6.934 người. Trong đó:

- Số người có việc làm thường xuyên là 6.801 người/6.934 người, đạt 98,1%.

Tính đến ngày 01/7/2017 trên địa bàn xã có tổng số 2.937 hộ sinh sống tại 14 xóm với tổng số nhân khẩu là 11.419 người. Dân tộc kinh có 11.289 người chiếm 98,9%, dân tộc khác có 130 người chiếm 1,1%. Mật độ dân số: 1268 người/km2. Quy mô dân số: 04 người/hộ.

- Hệ thống trường lớp không ngừng được củng cố và phát triển, nâng cao khả năng thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường. Xã Trung Thành có 05/05 trường học trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia, đạt 100% (Trường mầm non: 02 trường; Trường tiểu học: 02 trường; trường THCS: 01 trường).

- Hiện tại xã có 01 nhà văn hoá trung tâm và 14/14 nhà văn hóa có diện tích đảm bảo theo quy định, phục vụ tốt cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho nhân dân trên địa bàn xã.

- Xã có một trạm y tế. Về đội ngũ cán bộ: Trạm có 07 cán bộ, trong đó có: 01 Bác sỹ, 04 y sỹ, 01 dược sỹ, 01 điều dưỡng. Tại các xóm có 19 nhân viên Y tế thôn bản lồng ghép cộng tác viên dân số. [15]

4.2. Hiện trạng môi trường tại xã Trung Thành

Theo kết quả điều tra nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2017, tổng số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên địa bàn xã là 2.674 hộ/2.937 hộ, đạt tỷ lệ 91%; số hộ sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là 2.456 hộ/2.937 hộ, đạt tỷ lệ 83,6%. Hiện nay các hộ dân trên địa bàn xã đã được sử dụng nước sạch được cấp tại Nhà máy nước sạch thành phố Sông Công, số hộ sử dụng nước máy là 322 hộ.

- Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp trên địa bàn xã có hệ thống xử lý nước thải, khói bụi, mùi, tiếng ồn đảm bảo trong giới hạn cho phép theo qui định quy chuẩn Quốc gia về môi trường.

- Các dự án được thực hiện trên địa bàn xã đều có Báo cáo đánh giá tác động môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư các dự án đều có cam kết về bảo vệ môi trường.

- Các trang trại chăn nuôi hợp vệ sinh, có hệ thống Bioga sử lý chất thải, sử dụng men, chất sinh học để giảm mùi, không xả trực tiếp làm gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường xung quanh.

- Có 93/93 cơ sở sản xuất, kinh doanh, 01/01 làng nghề trên địa bàn xã đảm bảo quy định về môi trường, đạt tỷ lệ 100%.

- Trên địa bàn xã quy hoạch 01 nghĩa trang Ma Thiêu Cỏ Gừng phù

hợp với tập quán của địa phương.

- Các khu dân cư đều có hệ thống tiêu thoát nước thải thông thoáng hợp vệ sinh.

- Xây dựng được 22 điểm thu gom rác thải tại 14 xóm. Ngoài ra trên địa bàn còn có 28 xe đẩy rác, 90 thùng đựng rác,30 thùng chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng. Chất thải, nước thải đã được thu gom, cơ bản đảm bảo theo quy định. 14/14 xóm ký hợp đồng thu gom rác thải với Hợp tác xã môi trường Trung Thành đảm bảo rác thải được thu gom đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm môi trường. [15] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dưới đây là kết quả điều tra về hiện trạng môi trường của xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

4.2.1. Thông tin về đối tượng điều tra

Như đã nêu ở trên, đề tài nghiên cứu về nhận thức của người dân xã Trung Thành về một số vấn đề môi trường. Theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên, em tiến hành điều tratìm hiểu nhận thức của 50 hộ gia đình tại 14 xóm gồm: Thanh Xuyên 4, Thanh Xuyên 5, Cẩm Trà, Xuân Vinh, Cầu Sơn, Thu Lỗ, Hợp Thịnh, Tân Thịnh, An Lâm, Kim Tỉnh, Thanh Hoa, Hưng Thịnh, Phú Thịnh, Thanh Tân trong xã Trung Thành.

Bảng 4.2: Giới tính của người tham gia phỏng vấn

TT Giới tính Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Nam 34 68

2 Nữ 16 32

Tổng 50 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Số liệu trong các bảng dưới đây là đặc điểm của mẫu nghiên cứu trong đề tài mà em đã thu thập được.

Theo kết quả của bảng 4.2 ta thấy rằng tỷ lệ giới tính của 50 người tham gia phỏng vấn có sự chênh lệch. Nam giới chiếm 68% và nữ giới chiếm 32%.

Bảng 4.3: Nghề nghiệp của người tham gia phỏng vấn

TT

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ %

Nông nghiệp 28 56

1 Buôn bán, dịch vụ 11 22

2 Nghề tự do 6 12

3 Học sinh, sinh viên 0 0

4 Cán bộ, công viên chức nhà nước 2 4

5 Về hưu, già yếu, không làm việc 3 6

Tổng 50 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.3 cho thấy người dân trên địa bàn xã nói chung và người dân trong khu vực nghiên cứu có các nghề nghiệp khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng hộ gia đình. Nhưng hầu hết các hộ gia đình trên địa bàn xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp (chiếm 56% ) nên các nghề buôn bán tự do, công chức nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp (Nghề buôn bán , dịch vụ chiếm 22%, nghề cán bộ, công viên chức nhà nước chiếm 4%).

4.2.2. Kết quả điều tra về sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương

Qua bảng 4.4 cho thấy nước sinh hoạt là nước máy có 54 %; ở xóm Thanh Xuyên 4 chủ yếu dùng nước giếng khoan. Số hộ sử dụng giếng đào trong diện điều tra thấp, giếng đào độ sâu từ 5 - 7m ( 12 %).

Bảng 4.4: Các hình thức cung cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt tại địa phương

STT Nguồn nước sinh hoạt Số lượng Tỉ lệ

( %)

1 Nước máy 27 54

2 Giếng khoan 17 34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Giếng đào 6 12

4 Nguồn khác (ao, sông, suối) 0 0

Tổng 50 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Bảng 4.5: Đánh giá chất lượng nước dùng cho sinh hoạt tại địa phương

TT Vấn đề nguồn nước

sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Không có 43 86 2 Có mùi 4 8 3 Có vị 1 2 4 Màu sắc 2 4 Tổng 50 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Theo nhận xét của người dân được phỏng vấn thì chất lượng nguồn nước sinh hoạt nhìn chung là tốt. Qua phỏng vấn điều tra, số hộ gia đình trả lời về nước sinh hoạt không có mùi chiếm 86%, số còn lại cụ thể là 8% nước có mùi 2% có vị và màu sắc khác thường là 4%. Nguyên nhân là do các ao,

hồ tù phần lớn bị ô nhiễm do sự thiếu ý thức của người dân, đổ rác không đúng nơi quy định hay một phần nhỏ bộ phận hộ gia đình xả nước thải của gia đình mình ra đó.Trên địa bàn xã đã có hệ thống cung cấp nước máy cho các hộ dân, người dân sử dụng khá nhiều nước máy và giếng khoan.

Hầu hết nước sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình không có hệ thống lọc mà đem sử dụng luôn.

4.2.3. Tình hình xả nước thải tại địa phương

Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.

Nước thải từ các hộ gia đình chứa đựng các chất thải trong quá trình sinh hoạt của họ có đặc điểm chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học (cacbonhydrat, protein, mỡ), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (Nitơ, photphat, vi khuẩn có mùi khó chịu (H2S, NH3…). Đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều tạp chất khác nhau (chứa chất hữu cơ, chất vô cơ, vi sinh vật). Trong đó vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng vi khuẩn gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn…).

Việc dẫn nước thải đến nguồn tiếp nhận cũng là yếu tố có thể gây ô nhiễm môi trường.Thực trạng đó được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 4.6: Kết quả điều tra về việcsử dụng loại cống thải

STT Loại cống thải Số hộ gia đình Tỷ lệ %

1 Cống thải có nắp đậy 43 86

2 Cống thải lộ thiên 5 10

3 Không có cống thải 1 2

4 Loại khác 1 2

Tổng 50 100

Qua bảng 4.6 cho thấy số hộ sử dụng cống thải có nắp đậy chiếm 86%. Các hộ gia đình sử dụng cống thải lộ thiên chiếm 10%, vẫn còn một số gia đình chưa có cống thải nước. Sở dĩ có kết quả trên trong những năm vừa qua, xã Trung Thành đã phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Bảng 4.7: Kết quả điều tra về hoạt động xả nước thải

TT Nguồn thải Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Cống thải chung 41 82 2 Thải vào ao hồ…. 0 0 3 Bể chứa 5 10 4 Ngấm xuống đất 1 2 5 Nơi khác 3 6 Tổng 50 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra)

Xã Trung Thành đã có hệ thống thu gom nước thải chung cho toàn xã, nước thải của các hộ gia đình chủ yếu thải vào kênh thoát nước chung của xã (82%). Số hộ gia đình sử dụng các bể chứa nước thải sinh hoạt là 10%. Số gia đình xả trực tiếp xuống đất cho tự ngấm chỉ còn 2% tổng số hộ được hỏi.

4.2.4. Nhận thức về vấn đề rác thải tại địa phương

* Lượng rác thải được tạo ra ở các hộ gia đình tại xã trung bình một ngày không nhiều, chủ yếu là thức ăn thừa, rác bụi, túi nilon, tro bếp và các loại khác…ước tính chỉ 0,5kg rác/ngày/người. Nếu tính trên toàn xã, với số dân 3088 người thì đây là một lượng rác khá lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Khi hỏi người dân về các loại chất thải sinh hoạt của gia đình có được tái sử dụng không (ví dụ như thức ăn thừa có được đem đi ủ và làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc, gia cầm không?....), thì có đến 47/50 phiếu (chiếm 94%) người dân nói rằng chất thải của gia đình họ có được tái sử dụng, đa số là người dân sống trên địa bàn xã, là các hộ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Nên tất cả chất thải như các chất thải từ sinh hoạt như rau, thực phẩm

thừa…loại này được bà con tái dùng làm thức ăn chăn nuôi, chất độn chuồng hoặc từ hoạt động nông nghiệp như rơm, rạ, tro…được người dân dùng làm chất đốt nấu cơm và làm phân bón, còn các loại giấy, nhựa, chai lọ thì được tái sử dụng vào việc khác hoặc bán cho người thu mua. Chỉ một số ít hộ gia đình không tái sử dụng các chất thải, số này chỉ có 3/50 phiếu (chiếm 6%) hộ gia đình. Các hình thức đổ rác của người dân trên địa bàn xã được mô tả qua bảng:

Bảng 4.8. Tỷ lệ hộ gia đình có các hình thức đổ rác

STT Hình thức đổ rác Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Hố rác riêng 0 0

2 Đổ rác ở bãi rác chung 0 0

3 Đổ rác tuỳ nơi 0 0

4 Được thu gom rác theo hợp đồng 50 100

Tổng 50 100

(Nguồn: Tổnghợp số liệu từ phiếu điều tra)

Qua bảng 4.8 ta thấy hầu hết rác thải sinh hoạt của hộ gia đình trong khu vực được điều tra phỏng vấn đều được thu gom theo hợp đồng dịch vụ (100%) và đổ đúng nơi quy định. Xã không làm bãi tập kết rác, hố rác chung vì nếu để tập trung rác sẽ gây ảnh hưởng đến cảnh quan và ô nhiễm môi trường xung quanh. Rác phát sinh ra đến đâu được thu gom đưa đi xử lý đến đó.

4.2.5. Nhận thức về sử dụng nhà vệ sinh của người dân trong xã

Bảng 4.9: Tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh

STT Kiểu nhà vệ sinh Số hộ gia đình Tỷ lệ %

1 Không có 0 0

2 Nhà vệ sinh hai ngăn 1 2

3 Nhà vệ sinh đất 0 0

4 Nhà vệ sinh tự hoại 49 98

5 Loại khác 0 0

Tổng 50 100

Vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi vì đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh dịch bệnh cũng như tác động tới sức khỏe của con người. Giữ gìn vệ sinh có thể hiểu là khơi thông cống rãnh, diệt trừ loang quăng, diệt muỗi, diệt côn trùng gây bệnh hay xây dựng các công trình vệ sinh… Hiện nay trên địa bàn xã tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng 4.9.

Qua bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ kiểu nhà vệ sinh đạt 98%, đó là số hộ gia đình sử dụng nhà vệ sinh tự hoại và chỉ còn 2% số hộ sử dung nhà vệ sinh hai ngăn. Như vậy qua điều tra cho thấy công tác vệ sinh môi trường của xã Trung Thành được gười dân thực hiện tốt.

Kết quả điều tra phỏng vấn về nguồn tiếp nhận nước thải nhà vệ sinh được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10thể hiện các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ta thấy tỷ lệ hộ gia đình thải nước thải vệ sinh ra sông suối, ao làng và ngấm xuống đất không có. Hầu hết nguồn thải từ nước nhà vệ sinh đều được xử lý bằng bể phốt tự hoại, sau đó xả vào cống chung của xã. Tuy nhiên khi quan sát thực tế chúng tôi thấy, nước từ các bể tự hoại từ các gia đình vần còn màu vàng, có mùi hôi. Dạng nước này cần thu gom và xử lý tiếp mới đảm bảo vệ sinh môi trường.

Bảng 4.10: Các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh

STT Nguồn tiếp nhận Số hộ gia

đình Tỷ lệ %

1 Cống thải chung 5 10

2 Ngấm xuống đất 0 0

3 Ao làng 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Bể tự hoại 45 90

5 Nơi khác (sông, suối) 0 0

Tổng 50 100

4.3. Kết quả điều tra về sự hiểu biết và hành động của người dân xã Trung Thành về môi trường Thành về môi trường

Điều tra việc nhận thức và thái độ của người dân trong việc bảo vệ môi trường là một việc hết sức phức tạp đòi hỏi người làm điều tra phải khách quan và có những hiểu biết căn bản về môi trường và các vấn đề của nó. Nhận thức là vấn đề khó đo lường, vì vậy rất khó đưa ra thước đo chính xác. Do đó, nghiên cứu sẽ đánh giá một cách tương đối ở từng đối tượng dựa vào các tiêu chí như: Sự quan tâm đến các vấn đề môi trường qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hiệu quả của việc tổ chức và tham gia các hoạt động về môi trường trong cuộc sống, thái độ của mọi người với các hành vi gây ô nhiễm môi trường được phân theo trình độ học vấn, nghề nghiệp, giới tính, ý thức bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, đánh giá nhận thức môi trường của những người xung quanh, đánh giá của cộng đồng về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Tương ứng với các tiêu chí, tôi tiến hành phân tích đánh giá mức độ nhận thức và thái độ của các đối tượng được nghiên

Một phần của tài liệu Khoá luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 31)