Đánh giá chung và đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Khoá luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 47)

4.4.1.Đánh giá chung

Nhìn chung trong vài năm gần đây nền kinh tế của xã Trung Thành tăng cao do địa phương có những chính sách phát triển kinh tế hợp lý, chuyển

dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp, người dân chăm lo sản xuất buôn bán hướng tới thị trường hàng hóa, ngành công nghiệp và nghề phụ từng bước phát triển. Địa phương chăm lo cho phát triển kinh tế mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường, nên môi trường ở đây đang từng bước bị ô nhiễm.

Nguồn nước sinh hoạt mà các hộ sử dụng trên địa bàn xã Trung Thành chủ yếu là nước máy, một phần là nước giếng khoan và giếng đào. Về nguồn nước thải của các hộ sau quá trình sử dụng thường được thải ra mương rãnh, ao, hoặc ngấm xuống đất, hệ thống cống thải chung của toàn xã.

Rác thải của xã chủ yếu là nguồn rác từ sinh hoạt, từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, dịch vụ…lượng rác trung bình thải ra của mỗi hộ được thu gom theo hợp đồng thu gom rác thải với Hợp tác xã môi trường Trung Thành đảm bảo rác thải được thu gom đúng nơi quy định không gây ô nhiễm môi trường.

Đánh giá về nhận thức của người dân trên địa bàn xã về các vấn đề môi trường, mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình, ô nhiễm môi trường cũng là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết.

Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều.

Nhận thức của người dân về các khái niệm môi trường và các biểu hiện của Ô nhiễm môi trường nhìn chung còn hạn chế và chưa đầy đủ. Tùy từng ngành nghề khác nhau, trình độ học vấn khác nhau mà có sự nhận thức khác nhau, tuy nhiên nếu người dân có trình độ học vấn từ THPT trở lên và làm cán bộ công chức nhà nước sẽ có cái nhìn về môi trường chi tiết hơn là những đối tượng còn lại.

Phần lớn các hộ tham gia trả lời đều cho biết việc tìm hiểu các thông tin về môi trường là qua phương tiện truyền thông và bạn bè. Việc tiếp nhận

thông tin về môi trường có khác nhau là do chức năng, vai trò mà họ đảm nhận trong gia đình và ngoài xã hội.

Nhìn chung sự đánh giá của người trả lời về việc phân loại rác là rất quan trọng và quan trọng. Cả nam và nữ đều đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt là quan trọng và rất quan trọng.Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn xã chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để.

Chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng đã có quan tâm và chú trọng đến vấn đề môi trường bằng nhiều hình thức trong đó có việc tổ chức các chương trình để vận động sự tham gia của người dân như: Tổ chức kêu gọi người dân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ chức trồng cây xanh nơi công cộng, hay tổ chức các buổi họp dân để người dân phản ánh về tình trạng môi trường tại địa bàn xã.

Việc tổ chức các chương trình chỉ ở mức độ có tổ chức cho người dân biết về các thông tin môi trường thông qua việc lồng ghép vào trong các buổi họp dân , và lượng thời gian dành để bàn về vấn đề môi trường rất ít trong các cuộc họp ở dân nên người dân khó nắm bắt được hết các thông tin và có thể phản ánh được những bức xúc về tình trạng môi trường.

Tình hình quản lý môi trường cũng chưa được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức.

Nhận thức của người dân chưa cao, sự hiểu biết, nắm bắt về luật pháp, các thông tư,nghị định còn hạn chế.

4.5.2.Đề xuất giải pháp

Từ những kết quả thu thập được và các đánh giá nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra các đề xuất sau đây để nâng cao nhận thức của người dân về môi trường như sau:

- Đề xuất với cơ quan cấp trên nên có hoạt động quan trắc môi trường khu vực xã để có kết luận chính xác về hiện trạng môi trường nơi đây để có

các giải pháp cụ thể ngăn ngừa ONMT và các tác động của ONMT đến cuộc sống của người dân.

- Xây dựng khu dân cư tự quản BVMT, trong đó có thành lập các tổ tự quản BVMT để thường xuyên kiểm tra ý thức của người dân về BVMT và thường xuyên tổ chức họp tiểu khu để lắng nghe ý kiến của người dân về các vấn đề môi trường.

- Địa phương nên Đầu tư thêm thùng rác ở những nơi tập trung đông dân cư như các khu chợ, các cơ quan nhà nước… Nếu trang bị được thùng rác để phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ thì càng tốt.

- Địa phương nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động vệ sinh môi trường của khu phố như dọn dẹp hành lang, phun thuốc diệt muỗi, phát quang cỏ ven đường….Tập hợp ngườidân trong xã tham gia đầy đủ và nhiệt tình.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền về BVMT, muốn dần dần xóa bỏ được tập quán, thói quen không hợp vệ sinh của người dân cần có thời gian, từ chỗ tuyên truyền giáo dục cho mọi người dân, giáo dục cho mọi lứa tuổi từ trẻ em khi mới lớn, cho học sinh từ khi cắp sách đến trường, cung cấp những kiến thức khoa học từ đó biến thành ý thức, thái độ trong nếp sống và trở thành những hành động tự giác. Trong tuyên truyền giáo dục phải đi vào những vấn đề thực tế, với nội dung thật cụ thể và dễ hiểu .

- Quy hoạch và xây dựng một số điểm tập kết rác trên địa bàn xã, thực hiện thu gom rác đúng quy định.

- Thành lập đội thu gom rác theo dịch vụ của từng thôn, tránh việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua điều tra tìm hiểu về môi trường và nhận thức vê môi trường của người dân xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi có một số kết luận như sau:

- Nhận thức của người dân về thu gom nước thải tốt, có tới 82% số hộ xả nước thải của gia đình vào cống mương thoát nước chung của xã.

- Ý thức vệ sinh môi trường công cộng tốt cụ thể có 100 % rác thải sinh hoạt của hộ gia đình được thu gom theo hợp đồng dịch vụ để xử lý tập trung và 98% hộ gia đình của xã có nhà tiêu hợp vệ sinh có bể tự hoại; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường trên địa bàn xã chưa được chú trọng. Các nguồn thông tin về VSMT mà người dân tiếp nhận chủ yếu từ đài phát thanh địa phương, bạn bè xung quanh, chính quyền cơ sở ( chiếm 66%) 33/50 hộ

- Nhận thức và hiểu biết về môi trường và luật môi trường chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng cán bộ viên chức nhà nước và giáo viên, học sinh phổ thông trung học

- Ý thức tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của người dân cao (92%). Mọi người dân đều ý thức được việc thu gom rác thải, xử lý rác thải, nước thải là quan trọng và rất quan trọng.

5.2. Kiến nghị

- Xã Trung Thành nên đầu tư thùng rác ở nơi tập trung đông dân cư.

- Tăng cường triển khai thực hiện chiến dịch hành động vì môi trường, kết hợp cùng với đoàn thanh niên tại các thôn, xóm bằng cách mở các cuộc phun thuốc diệt muỗi, ruồi, bọ miễn phí cho nhân dân, vệ sinh đường làng ngõ xóm…

- Mở các buổi sinh hoạt khu phố để tuyên truyền, giáo dục vệ sinh môi trường cho người dân.

- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào thành nhóm tiêu chí để bình xét gia đình văn hóa.

- Có quy định xử phạt nghiêm những trường hợp gây tác động xấu đến môi trường và phải khắc phục, bồi thường thệt hại theo đúng quy định.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng kết Chương trình “Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ

môi trường”, mã số KHCN07, tháng 12 năm 2001. Tạp chí môi trường (2001)

2. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia năm 2000-2010. Tạp chí toàn cảnh Môi Trường toàn cầu (2000).

3. Cục Kiểm lâm năm 2004 - Thống kê chính thức.

4. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh,TS Phạm Hùng Việt, “Từ điển Tiếng Việt Phổ Thông”, Viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM, 2010.

5. Hoàng Thái Sơn, trường Đại học Y dược Thái Nguyên (2009) , luận văn thạc sĩ học “Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.

6. Lê Văn Khoa (2000.), sách “Khoa học môi trường”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục. 7. NXB Tư pháp (2014), Những nội dung cơ bản của Luật BVMT .

8. NXB Lao động - xã hội, Hà Nội (2006), Thông tư 27/2011/TT-BYT về việc ban hành QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh.

9. Nhóm tác giả khoa Xã Hội Học Trường Đại học Bình Dương (2009), đề tài

“Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại phương Phú Thọ, Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”.

10. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Bảo vệ Môi trường 2014, NXB Lao động –xã hội, Hà Nội (2014).

11. Võ Quý, “Một số vấn đề về Môi trường toàn cầu”, Đại học Quốc gia

12. Thông tư 27/2011/TT-BYT về việc ban hành QCVN 01:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh. 13. TS Lê Văn Khoa và nhóm cộng sự ở Sở Tài Nguyên – Môi Trường

TPHCM, (2011), đề tài nghiên cứu, khảo sát “Nhận thức của người dân

tại TPHCM về tác hại của biến đổi khí hậu – BDKH”.

14. Từ điển Bách khoa Việt Nam www.bachkhoatoanthu.gov.vn.

15. UBND xã Trung Thành, “Báo cáo kết quả thực hiện nông thôn mới năm 2017”

Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA

TÌM HIỂU SỰ HIỂU BIẾT CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔI TRƯỜNG (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người phỏng vấn: Nguyễn Thị Thu Dung

Lớp: K48 LT Khoa học Môi Trường, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thời gian phỏng vấn: Ngày ... tháng ...năm 2019

Kính thưa ông/bà, nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, hiện nay, tôi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến môi trường ở khu vực xã Trung Thành. Tôi kính mời ông bà tham gia vào việc nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi mà chúng tôi đưa ra. Những thông tin thu thập chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình ông/bà phỏng vấn là hoàn toàn ngẫu nhiên. Sự tham gia của ông/bà vào việc khảo sát sẽ giúp tôi trong việc học tập và nghiên cứu thành công !

Rất mong nhận được sự nhiệt tình hợp tác của ông/bà. Xin chân thành cảm ơn !

Xin ông/bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu X vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của ông/bà)

Phần 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN

1. Họ và tên: ... Tuổi :...

2. Địa chỉ: thôn, xóm..., xã Trung Thành, Số điện thoại liên lạc:

... 3. Giới tính: 1.Nam 2.Nữ 4. Nghề nghiệp 1. Nông nghiệp 2. Buôn bán 3. Cán bộ, viên chức nhà nước 4. Học sinh, sinh viên

5. Về hưu/già yếu không làm việc 6. Nghề tự do

7. Nghề khác

5. Số nhân khẩu trong gia đình: ...người

6. Số người hiện đang lao động (có thu nhập): ...người

Phần 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN

2.1. Hiện trạng môi trường tại xã Trung Thành

(1) Vấn đề sử dụng nước sinh hoạt tại địa phương

1. Hiện nay, nguồn nước ông/bà đang sử dụng là ?

Nước máy Giếng khoan ở độ sâu...m

Giếng đào sâu...m Nguồn nước khác (ao, hồ, suối...)

2.Nếu là giếng đào hay giếng khoan thì giếng cách nhà tiêu, chuồng trại

bao nhiêu mét ?

... ....

3. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt có được lọc qua thiết bị hay hệ thống lọc nào không?

Không Có, theo phương pháp nào?...

4. Nguồn nước gia đình hiện đang sử dụng cho ăn uống có vấn đề về ?

Không Có

Mùi... Vị... Màu sắc...

5. Trữ lượng nước có đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của gia đình

không?

Có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đủ vào mùa mưa, thiếu vào mùa khô Không

(2) Vấn đề nước thải tại địa phương

6. Gia đình ông/bà hiện có

Cống thải có nắp đậy(ngầm) Cống thải lộ thiên Không có cống thải Loại khác...

7. Nước thải sinh hoạt của gia đình được thải đi đâu( nguồn tiếp nhận nước thải)

Cốngthải chung Bể chứa Ngấm xuống đất Bể tự hoại Ao, suối Nơi khác

(3) Vấn đề rác thải tại địa phương

8. Trong gia đình ông/bà, lượng rác thải được tạo ra trung bình 1 ngày ước tính khoảng:

<5 kg 5 – 10 kg 10 – 20 kg >20kg Trong đó:

Từ sinh hoạt (rau, thực phẩm....)...% Hoạt động nông nghiệp...%

Dịch vụ...%

9. Tỷ lệ các thành phần rác thải như thế nào? - Rác hữu cơ:...

- Nilon: ...

- Đất đá: ...

- Rác thải khác: ...

10. Loại chất thải nào được tái sử dụng? nếu có thì lượng tái sử dụng là bao nhiêu và như thế nào ? Loại chất thải Cách tái sử dụng (ví dụ làm phân bón hay chất đốt) Không có Chất hữu cơ Giấy Nhựa nilông Chai lọ Các loại khác ... ... ... ... ... ... ...

11. Gia đình ông/bà hiện có: Hố rác riêng Đổ rác tuỳ nơi Đổ rác ở bãi rác chung Được thu gom rác theo hợp đồng, dich vụ Đơn vị nào thu gom: ...

12. Hàng tháng gia đình có phải nộp tiền thu gom rác ?

Có Không Số tiền nộp: ...VNĐ

13. Ông/bà có tiến hành phân loại từng rác thải riêng biệt trước khi vứt bỏ ra ngoài không?

Có Không

14. Ông bà thấy hệ thống quản lý và thu gom rác tại xã như hiện nay đang ở mức độ nào ?

Rất tốt Tốt

Chưa tốt Khó trả lời

15. Ông/bà có nhận xét gì về việc quản lý rác thải hiện nay không?

... .......

(4) Vấn đề vệ sinh môi trường

16. Kiểu nhà vệ sinh ông/bà đang sử dụng là:

Không có Nhà vệ sinh tự hoại Hố xí hai ngăn Hố xí đất Cầu tõm, bờ ao Khác...

17. Nước thải từ nhà vệ sinh được thải vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cống thải chung Ao làng Bể tự hoại Ngấm xuống đất Nơi khác

(5) Sức khoẻ và môi trường

18. Ở địa phương đã xảy ra sự cố nào về môi trường chưa ?

Chưa Có, là gì... Không biết

19. Trong gia đình ông/bà, loại bệnh tật nào thường xuyên xảy ra ?bao nhiêu người trong năm ?

Bệnh đường ruột Bệnh hô hấp

Bệnh ngoài da Bệnh khác...

20. Ông/bà cảm thấy hiện trạng môi trường ở địa phương như thế nào ?

Rất tốt Tốt Bình thường Ô nhiễm Rất ô nhiễm

21. Ông/bà có ý kiến, kiến nghị và đề xuất nào về vấn đề môi trường ở địa phương mình không?

...

...

...

2.2.Hiểu biết của người dân về môi trường (1) Các khái niệm cơ bản về môi trường. 22. Ông/bà hiểu thế nào là môi trường? ...

...

...

...

...

23. Ông/bà hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường? ...

...

24. Theo ông/bà, rác vô cơ và rác hữu cơ là gì ? ...

...

...

(2) Hiểu biêt của người dân về mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến các hoạt động và sức khỏe của con người.

25. Môi trường bị ô nhiễm có ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình

ông/bà không?

Có Không

26. Theo ông/bà, giả sử xã A gây ô nhiễm môi trường ở xã mình thì có gây ảnh hưởng tới người dân ở khu vực khác hay không?

27. Vài năm trở lại đây, ông/bà có thấy nhiệt độ không khí ngày càng cao

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khoá luận tìm hiểu nhận thức của người dân về môi trường trên địa bàn xã trung thành thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 47)