Triển khai một hợp hương

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu phối chế nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên (Trang 25)

Khi thiết lập công thức một số hợp hương, việc đầu tiên là phải xác định loại hương, người tạo hương phải khảo sát và tìm hiểu các loại nguyên liệu cần thiết bằng kinh nghiệm

SVTH: Huỳnh minh Phước

hoặc tài liệu có sẵn để có một định hướng phối chế tương đối chính xác. Tiếp theo, người tạo hương phải điều chỉnh để có một hợp hương đạt yêu cầu hương tính và các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết.

Các tính chất của các cấu tử trong hợp hương, sự chuyển mùi hương giữa các nốt hương đầu, giữa và nền phải được thực hiện hài hòa trên nền đối tượng sử dụng, tương tác giữa các thành phần trong hương, tính hài hòa, tính lưu hương trong khuôn khổ sử dụng được giới hạn và ràng buộc chặt chẽ, để đảm bảo sự ổn định cả về các chỉ tiêu hóa lý và hương thơm, tính tương quan giữa chất lượng giá thành sản phẩm.

Cần quan tâm đến sự biến đổi của một số cấu tử riêng biệt do phản ứng đồng phân hóa hay thủy phân các ester làm thay đổi một ít hương thơm. Ví dụ, trong hợp hương có chứa linalylacetat, linalylacetat có thể bị thủy phân cho linalol một phần, sự biến đổi này không làm thay đổi độ ổn định về mùi. [8]

Tuy nhiên, người phối hương vẫn thích dùng ester hơn do sự hiện diện của nó làm hương ngát hơn. Khi có dự biến đối hương (mùi, màu...), người phối hương phải xác định được phạm vi sử dụng cũng như dự đoán các nguyên nhân gây ra, sau đó tiến hành các thí nghiệm đưa hợp hương vào các nền tương ứng và lưu trữ trong các điều kiện mà khách hàng đòi hỏi để phát hiện các yếu tô làm ảnh hưởng, từ đó điều chỉnh hợp hương hoặc đưa vào những khuyến cáo cần thiết.

Những kiểm nghiệm về độ ổn định thường kéo dài, có thể đến một vài tháng, nên người phối chế có thể dựa vào kinh nghiệm của minh để điều chỉnh, khi sự điều chỉnh do kinh

19

SVTH: Huỳnh minh Phước

nghiệm không hữu hiệu mới thực hiện các bước trên. Người phối chế có thể dựa vào các tài liệu liên quan của các tác giả như:

Me Donough, Morel, Pickhall, Karas và Wynne nghiên cứu phản ứng giữa các nguyên liệu của hợp hương lên sự ổn định của hệ nhũ.

Wight, Tomlinson và Kirmeier nghiên cứu các phản ứng sinh ra trong bình chứa bằng polyethylen khi chứa sản phẩm chứa hương.

Kilmer nghiên cứu vấn đề phối hương cho xà phòng và bột giặt tổng hợp.

Foresman và Pantaleoni nghiên cứu về những hợp chất thích hợp trong aerosol khi sử dụng hương.

Sagarin và Balsam nghiên cứu về các sản phẩm tạo dạng cho tóc khi chứa thioglycolat có phối hương.

Hiện nay, nhiều dụng cụ phân tích đã được sử dụng trong lĩnh vực hương liệu, như sắc ký khí, phổ hồng ngoại, quang phổ uv, khối phổ, phổ cộng hưởng từ hạch nhân... Với những phương tiện này người ta phát hiện ra được rất nhiều cấu tử mang hương và xác định các tính chất của chúng, giúp cho việc phối chế và sử dụng dễ dàng hơn.[8]

SVTH: Huỳnh minh Phước

CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM

2.1Mục tiêu và nội dung đề tài

Mục tiêu: Lựa chọn và thu thập nguyên liệu tinh dầu thiên nhiên để phối chế sản phẩm

nước hoa.

Nội dung:

Nghiên cứu tài liệu

Phối chế nước hoa nhóm hương ngọt

Lựa chọn nguồn nguyên liệu tinh dầu thiên nhiên Xây dựng ba nốt hương của nước hoa

Khảo sát đơn phối liệu nước hoa hoàn chỉnh Đánh giá sản phẩm nước hoa.

2.2Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị và địa điểm thực hiện

Nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị dùng thực hiện đề tài được trình bày ở bảng 2.1. Bảng 2. 1 Danh mục nguyên liệu, dụng cụ, thiết bị

Số thứ

tự Tên

Thể tích (mL) – (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lượng (Cái) Xuất xứ

Nguyên liệu

SVTH: Huỳnh minh Phước

Ethanol 99,6 độ 200 Chemsol

Tinh dầu vỏ bưởi 50 Hoa Nén

Tinh dầu vỏ cam 50 Hoa Nén

Tinh dầu hoa lài 50 Hoa Nén

Tinh dầu hoa oải hương 50 Hoa Nén

Tinh dầu hoa hồng 50 Hoa Nén

Tinh dầu hoa ngọc lan tây 50 Hoa Nén

Tinh dầu hoa sen 50 Quatest 3

Nước 200 Aquafina Dụng cụ Cốc thủy tinh 100mL 3 Đức Ống đong 50mL 2 Đức Pipet 5mL 1 Đức Pipet 10mL 1 Đức Quả bóp cao su 1 Đức Ống nhỏ giọt 10 Đức 22

SVTH: Huỳnh minh Phước

Đũa thủy tinh 3 Đức

Thiết bị

Máy khuấy từ 1

Máy đo pH 1

Cân phân tích 4 số 1

Đề tài được thực hiện tại Phòng thí nghiệm chuyên sâu Công ty Cổ phần ITAVINA

COATINGS Xã Tân Kim, thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An.

2.3Nguyên liệu phối chế nước hoa

Các loại nguyên liệu tinh dầu dùng trong nước hoa được lựa chọn nguồn gốc và thu thập bao gồm: Tinh dầu vỏ cam, tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu hoa lài, tinh dầu hoa oải hương, tinh dầu hoa ngọc lan tây, tinh dầu hoa sen và tinh dầu hoa hồng.

Đặc điểm của nguyên liệu tinh dầu được trình bày như sau: Bảng 2. 2 Đặc điểm của nguyên liệu tinh dầu

stt Tên nguyên

liệu Tên khác Thành phần Tính chất hóa lý

1 Tinh dầu vỏ cam Oleum aurantii duleis (Latin), essence d’orange Portugal (Phápx swesses pomeranzensch alenoel (Đức). [1][5][10] Thành phần chính của tinh dầu là Limonen (>90%). Các thành phần tạo mùi thơm tinh tế là do các hợp chất chứa oxy (aldehyd, alcol, este <1%). Các aldehyd chính chiếm so với tổng aldehyd: octanal (20-^30%), decanal (17-^23%), citral a và b (33^-41%). Trọng lượng riêng (250C) 0,810 – 0,830 Góc quay cực -1200 Chỉ số khúc xạ ( 200C) 1,390 + 1,450 Điểm chớp cháy 45oC

2 Tinh dầu vỏ Thành phần chủ yếu Trọng lượng riêng

SVTH: Huỳnh minh Phước

bưởi

có trong tinh dầu vỏ bưởi là limonene (86,27%), myrcene (6,28%), α-terpinene (2,11%), α-pinen (1,26%).[1][5] (250C) 0,803 – 0,848 Góc quay cực -1260 Chỉ số khúc xạ ( 200C) 1,468 + 1,470 Điểm chớp cháy 46oC 3 Tinh dầu hoa lài leum jasmini grandiflori (Latin); essence d jasmin (Pháp); jasmioel (Đức). [1][5] [13] Thành phần chính của Jasmine absolute oil: Benzyl acetate : 65% Linalol : 15% Geraniol : 10% a- terpineol : 5% Cis- jasmon : 3% Indol : 2,5%Methyl anthrariilatẹ: 1,5% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Jasmine absolute oil: là chất lỏng sánh màu vàng đến vàng nâu, mùi thơm hoa lài. Tỷ trọng ở 22°C = 0,9814 Góc quay cực ở 22°C = + 4°26’ Chỉ số khúc xạ ở 22°C = 1,497 Chỉ số acid = 1,6 Chỉ số xà phòng = 278,06 Hàm lượng ester tính theo benzyl acetat = 74,8%. Điểm chớp cháy 65oC 4 Tinh dầu hoa oải hương Oleum lavandulae (Latin); essence de lavande lavandeloel (Đức) [1][5][9]

Tinh dầu lavender chứa linalyl acetate, linalol, pinene,

limonene, geraniol và cineol. Hàm lượng ester quy theo linalyl acetate không được nhỏ hơn 35% kl/kl.

Tinh dầu lavander là chất lỏng không màu hoặc có màu vàng nhạt, hoặc vàng lục nhạt với mùi thơm ngọt đặc trưng của Lavander.

SVTH: Huỳnh minh Phước Điểm chớp cháy 66oC 5 Tinh dầu hoa ngọc lan tây Oleum anonae (Latin), Essence de ylang ylang (Pháp), ylang - ylang oel (Đức).[1][5] [11]

Tinh dầu ylang-ylang chứa D-a-pinene, L- linalool, geraniol, benzyl alcol và ester, p-cresol, p-crezyl acetate, eugenol, methyl benzoate, methylsalicylate và nhiều acid (formic, valeric, acetic, benzoic, salicylic).

Tinh dầu màu vàng nhạt cỏ mùi dịu ngọt và hoa đặc trưng. Tỷ trọng ở 20°c : 0,946 - 0,982 Góc quay cực ở 20°c : - 25° + - 40° Chiết suất ở 20°c : 1,4980 4 - 1,5090 Chỉ số acid : 2,8 (max) Chỉ số ester : 130 - *■ 182 Độ tan : 1:0,5 trong etanol 90%

Hàm lượng ester quy theo linalyl lacetat: 55,5% Điểm chớp cháy 91oC 6 Tinh dầu hoa sen

metyl este của axit palmitic chiếm ưu thế (22,66%), tiếp theo là axit linoleic metyl este (11,16%), metyl este của axit palmitoleic (7,55%) và metyl este của axit linolenic (5,16%) [2] Trọng lượng riêng (250C) 0,901 – 0,9205 Góc quay cực -1290 Chỉ số khúc xạ ( 200C) 1,432 - 1,452 Điểm chớp cháy 75oC 7 Tinh dầu hoa hồng Các tên khác Oleum rosarum (Latin);

Tinh dầu hoa hồng chứa 70 75%

geraniol, citronellol

Tinh dầu hoa hồng là chất lỏng không màu hoặc có màu 25

SVTH: Huỳnh minh Phước essence de rose (Pháp); rosenoel (Đức). và một lượng nhỏ những ester khác. [1][5][10] vàng nhạt, có mùi hoa hồng và có dạng bán rắn ở nhiệt độ thường. Tỷ trọng ở 15°C : 0,848 - 0,863 Góc quay cực : -1° + -4° (ống đo 100mm, 25°C) Chiết suất ở 25°C : 1,458 - 1,463 Rất ít tan trong nước, tan tốt trong cồn và CHCI3. Điểm chớp cháy 110oC

26

Hình 2. 1 Tinh dầu vỏ cam Hình 2. 2 Tinh dầu hoa oải hương

Hình 2. 4 Tinh dầu hoa lài Hình 2. 3 Tinh dầu hoa ngọc lan tây

SVTH: Huỳnh minh Phước

2.4Quy trình phối chế nước hoa 2.4.1 Xây dựng nốt hương

Nước hoa là một sản phẩm thuộc rất nhiều phân nhóm khác nhau và hiện nay trên thị trường phổ biến các nhóm như:

Nhóm hương biển. Đại diện: Aqva Pour Homme, Acqua di Gio, Lacoste Live… Nhóm hương trái cây chypre. Đại diện: Miss Dior Cheris, Mon Paris, Sì Intense…

Nhóm hương ngọt. Đại diện: Tom Ford Neroli Portofino, CK One, Green Tea…

Nhóm hương cay nồng. Đại diện: Tom Ford Noir, Hermes Terre D’hermes

Nhóm hương hoa cỏ Andehyl. Đại diện: Chanel No.5

Nhóm hương cỏ biển. Đại diện: Acqua di Gioia, Omnia Crystalline, D&G Antrhology L`Imperatrice 3…

Nhóm hương tươi. Đại diện: Jo Malone Red Roses, Marc Jacobs, Safari, Lauren, No.19…

Nhóm hương gỗ, xạ hương. Đại diện: Narcico Rodriguez For Her, Daisy Love, Coco noir, 212

Nhóm hương da thuộc. Đại diện: Valentino Uomo, Dior Homme Parfum, Tom Ford Tuscan Leather, Burberry Brit Rhythm…

Nhóm hoa cỏ phương đông. Đại diện: Tom Ford Black Orchid, CK Euphoria, D&G The One, Lancome Tresor…

Nhóm hương gỗ thơm. Đại diện: Bleu de Chanel, Dior Homme Sport, Polo Black, Guerlain Homme…

Để có thể phối chế ra nước hoa thuộc một nhóm cụ thể kể trên, nhà phối chế cần phải tuân thủ các quy tắc về tổ hợp hương hết sức khắt khe. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đề tài này, nhóm hương ngọt sẽ được lựa chọn là nhóm hương chủ đạo. Nhóm hương ngọt là nhóm mang sắc thái tươi mát, ngọt ngào, nguyên liệu chính được tạo thành từ các tinh dầu của họ cam, chanh và các tinh dầu hoa.

SVTH: Huỳnh minh Phước

Trải qua quá trình lựa chọn tinh dầu căn cứ vào tốc độ bay hơi, đã xác định được các loại tinh dầu phù hợp cho các tầng hương trong nước hoa như sau: [1]

Nốt hương đầu

Tinh dầu vỏ cam Tinh dầu vỏ bưởi

Nốt hương giữa

Tinh dầu hoa lài

Tinh dầu hoa oải hương Tinh dầu hoa ngọc lan tây

Nốt hương cuối

Tinh dầu hoa hồng Tinh dầu hoa sen

2.4.2 Khảo sát tỉ lệ phần trăm của các tinh dầu trong từng nốt hương

Mục đích: Xác định tỉ lệ phù hợp các thành phần nguyên liệu trong từng nốt hương, nhằm tạo ra được mùi đặc trưng từng nốt hương.

Phương pháp khảo sát: Thay đổi tỉ lệ khác nhau từng tinh dầu trong nốt hương, phối chế và để ổn định trong 7 ngày, sau đó kiểm tra, đánh giá cảm quan đến khi đạt được tinh dầu có mùi hương nhẹ, đặc trưng và trong suốt.

2.4.3 Khảo sát tỉ lệ phần trăm từng nốt hương trong nước hoa

Mục đích: Xác định tỉ lệ từng nốt hương trong nước hoa, nhằm tạo ra nước hoa có hương riêng biệt.

Phương pháp khảo sát: Thay đổi tỉ lệ khác nhau từng nốt hương, để ổn định trong 7 ngày, sau đó kiểm tra, đánh giá cảm quan đến khi đạt được tinh dầu có mùi hương chủ đạo riêng, độ lưu hương 4 – 5 giờ và khả năng khuếch tán trong không khí tốt, trong suốt.

SVTH: Huỳnh minh Phước

2.4.4 Quy trình phối chế

Nước hoa cần trải qua quy trình phối chế từng bước, sau đó mới có thể hoàn thành sản phẩm.  Sơ đồ quy trình 29 Nốt hương đầu Nốt hương giữa Nốt hương cuối Hòa tan Lắng Lọc

Hóa già Kiểm tra Đóng gói Sản phẩm Cồn tinh luyện Phụ gia Không đạt Đạt Cặn

SVTH: Huỳnh minh Phước  Thuyết minh sơ đồ

Nguyên liệu sau khi được xử lý sạch sẽ và tách chiết tinh dầu. Tinh dầu thô được dùng phối chế thành 3 nốt hương: Hương đầu, hương giữa và hương cuối. Sau quá trình đó, 3 nốt hương được phối trộn với nhau theo tỉ lệ phù hợp trong dung môi cồn tinh khiết 99,5%.

Tiếp theo sản phẩm được để yên trong 3 ngày ở điều kiện nhiệt độ 16oC cho các cặn bẩn vào các thành phần khó tan khác lắng xuống, tiến hành lọc loại bỏ cặn bẩn.

Sản phẩm sau quá trình lọc được bảo quản ổn định ở nhiệt độ 16oC trong 7 – 21 ngày, mục đích cho các thành phần trong nước hoa phản ứng với nhau tạo nên mùi hương riêng biệt.

Sau quá trình hóa già sản phẩm được kiểm tra và đánh giá cảm quan, nếu chưa đạt yêu cầu sản phẩm phải quay lại bước hòa tan và điều chỉnh công thức, nếu đã đạt sản phẩm được tiến hành đóng gói hoàn thiện.

2.5Một số tiêu chí đánh giá nước hoa

Nước hoa được để ổn định trong 14 ngày, sau đó kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí như sau:

Cảm quan: Màu; mùi; thời gian lưu hương. Chỉ số hóa lý: pH, hàm lượng kim loại nặng. Kích ứng da.

Khảo sát trên người tiêu dùng theo bảng….

SVTH: Huỳnh minh Phước 31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ SẢN PHẨM NƯỚC HOA

Xin chào anh/chị, chúng tôi đang thực hiện một cuộc thăm dò cảm nhận của người tiêu dùng về sản phẩm nước hoa, để nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu cũng như hành vi, thái độ tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Rất mong nhận được ý kiến của anh/chị để chúng tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này.

THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Họ và tên: ...

Địa chỉ: ...

Số điện thoại: ...

Email (nếu có):...

PHẦN CÂU HỎI CHI TIẾT:

1. Xin anh/chị vui lòng cho biết giới tính?

1.  Nam 2.  Nữ

2. Khi nói về tần suất sử dụng nước hoa anh/chị chọn phương án nào?

1.  Mỗi ngày 2.  Từ 2-5 lần/tuần

3.  Từ 1-2 lần/ tuần 4.  Ít hơn 1-2 lần/tháng 3. Độ thơm của nước hoa đạt mức độ nào?

1.  Không thơm 2.  Thơm nhẹ

3.  Thơm vừa 4.  Quá nồng 4. Anh/chị có thích mùi hương nước hoa này?

1.  Không thích 2.  Bình thường

3.  Rất thích

5. Anh/chị có cảm nhận rõ 3 tầng hương không?

1.  Không cảm nhận được 2.  Chỉ cảm nhận được ít 3.  Cảm nhận được 3 tầng hương rõ ràng



XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN ANH/CHỊ ĐÃ THAM GIA KHẢO SÁT CÙNG CHÚNG TÔI

SVTH: Huỳnh minh Phước

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Kết quả xây dựng nốt hương

Hương đầu

 Tinh dầu vỏ cam  Tinh dầu vỏ bưởi  Hương giữa

 Tinh dầu oải hương (Lavender)

 Tinh dầu hoa ngọc lan tây (Ylang ylang)  Tinh dầu hoa lài (Nhài)

Hương cuối (Nền)

 Tinh dầu hoa sen  Tinh dầu hoa hồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2 Kết quả khảo sát tỉ lệ thành phần trong các nốt hương

Khảo sát tỉ lệ thành phần hương đầu

Nốt hương đầu có đặc tính là lớp hương nhẹ nhất, tỏa ra đầu tiên, sắc thái tươi mát, rõ ràng. Cho cảm giác mạnh, thu hút tỏa ra ngay khi dùng.

Bảng 3. 1 Kết quả khảo sát hương đầu

Thành phần Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3

Tinh dầu vỏ cam 70 50 30

Tinh dầu vỏ bưởi 30 50 70

Đánh giá cảm quan

SVTH: Huỳnh minh Phước

Màu sắc Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt

Độ hòa tan Tốt Tốt Tốt

Mùi Nồng mùi tinh dầu

cam

Có hương thơm, tuy nhiên vẫn còn bốc nhiều mùi tinh dầu

cam

Hương thơm nhẹ, bốc, không còn cảm

nhận được đơn hương ban đầu

Nhận xét: Quá trình khảo sát được thực hiện trên 3 mẫu tỉ lệ khác nhau giữa tinh dầu vỏ cam và tinh dầu vỏ bưởi. Trong đó, mẫu 3 được đạt chất lượng tốt nhất, tạo được hương thơm nhẹ, bốc, không còn nặng mùi đơn hương ban đầu. Các chất tan hoàn toàn vào nhau và trong suốt.

Khảo sát tỉ lệ thành phần hương giữa

Nốt hương giữa là nốt hương có độ bay hơi thấp hơn; sắc thái ngọt tròn trịa hơn. Là

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu phối chế nước hoa từ tinh dầu thiên nhiên (Trang 25)