2.4.1. Nguyên nhân của ưu điểm
Một là, Tạp chí Xây dựng Đảng luôn nhận đƣợc sự quan tâm sâu sát, sự
lãnh đạo, chỉ đạo thƣờng xuyên, trực tiếp của Ban Tổ chức Trung ƣơng. Ban Tổ chức Trung ƣơng đã luôn tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, về điều kiện vật chất, trang thiết bị làm việc, chăm lo đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, phóng viên của Tạp chí. Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ thông tin & Truyền thông; Văn phòng Trung ƣơng; các tỉnh, thành uỷ, ban tổ chức các tỉnh, thành uỷ; các cấp uỷ đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở Trung ƣơng và địa phƣơng luôn phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho Tạp chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Đây là một trong những cơ sở nền tảng quan trọng, giúp tạp chí có thêm những điều kiện, khả năng phát triển vững vàng, nhờ đó, tạp chí có điều kiện đổi mới, nâng cao chất lƣợng cả về nội dung, hình thức và đẩy mạnh khâu phát hành.
Hai là, Ban Biên tập Tạp chí Xây dựng Đảng luôn tâm huyết, đặt mục
Ba là, Ban Biên tập, đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên luôn giữ vững đoàn kết, thống nhất thực hiện các nhiệm vụ của Tạp chí, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Bốn là, đội ngũ cán bộ, phóng viên đƣợc đào tạo cơ bản, trƣởng thành
qua thực tiễn. Tạp chí chú trọng vào khâu tuyển chọn cán bộ có chất lƣợng. Động viên, tạo điều kiện mọi thành viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận chính trị.
Năm là, Tạp chí có đội ngũ cộng tác viên phong phú các lĩnh vực và vùng miền.
2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất, xây dựng Đảng là lĩnh vực khó viết. Viết đúng đã khó, viết
hay, hấp dẫn càng khó hơn.
Thứ hai, đội ngũ phóng viên, biên tập viên tuy đƣợc tăng cƣờng nhƣng
vẫn ít về số lƣợng, Biên chế đƣợc duyệt là 18 ngƣời nhƣng đến nay Tạp chí có 13 ngƣời, Tạp chí luôn trong tình trạng thiếu ngƣời và chất lƣợng vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chƣa đều tay trong hoạt động, ít chủ động, phát hiện, đề xuất những vấn đề, đề tài để đi sâu nghiên cứu, viết bài. Ít đi thực tế, còn ảnh hƣởng tác phong công chức, ít xông xáo, bám sát cuộc sống.
Thứ ba, công tác lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ còn chậm
đổi mới về nội dung và phƣơng thức hoạt động.
Thứ tư, chƣa xây dựng đƣợc đội ngũ cộng tác viên nòng cốt có chất lƣợng cao.
Tiểu kết chƣơng 2
Ở Chƣơng 2, tác giả đã đánh giá rõ thực trạng vai trò của Tạp chí Xây dựng Đảng trong nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ. Làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Tạp chí Xây dựng Đảng. Đánh giá những ƣu điểm, hạn
chế về nội dung, hình thức phản ánh các nội dung về nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ.
Từ kết quả khảo sát hơn 2.000 tác phẩm trên 88 số Tạp chí Xây dựng Đảng trong thời gian từ 2011 đến 2018; khảo sát thăm dò ý kiến của bạn đọc thông qua; phỏng vấn, chuyện trò với cán bộ của Ban Tổ chức Trung ƣơng, Ban Tổ chức cấp ủy các cấp trong việc đánh giá hiệu quả, vai trò của Tạp chí Xây dựng Đảng trong nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ. Qua đó, tác giả chỉ ra những ƣu, hạn chế và nguyên nhân của những thành công và hạn chế của Tạp chí Xây dựng Đảng đối với vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ. Với kết quả nghiên cứu Chƣơng 2 là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu Chƣơng 3 của luận văn.
Chƣơng 3
NHƢNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VAI TRÒ CỦA TẠP CHÍ XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÃNH ĐẠO CỦA TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG
3.1. Những vấn đề đặt ra
3.1.1. Những vấn đề mới đặt ra trong nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong tình hình hiện nay
Đất nƣớc ta đang ở trong giai đoạn có nhiều thời cơ và thách thức đan xen. Cùng với những thành tựu của đất nƣớc qua 30 năm đổi mới, chúng ta đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đó là kinh tế - xã hội nƣớc ta tuy đã có bƣớc phát triển nhƣng chƣa thực sự vững chắc, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế, chƣa phát huy đầy đủ giá trị lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc và con ngƣời Việt Nam. Tình hình chính trị, an ninh quốc tế diễn biến nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lƣờng, gây mất ổn định. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn một số yếu kém, bất cập; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế. Trong khi đó, việc nắm bắt cơ hội, vƣợt qua thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, ô nhiễm môi trƣờng... đang là những thách thức rất lớn đối với nƣớc ta. Các thế lực thù địch, phản động ráo riết chống phá Đảng, Nhà nƣớc, công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta với âm mƣu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nham hiểm hơn, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tƣ tƣởng.
Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ: “Nhìn chung, cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tự phê bình và phê bình trong các cơ quan, tổ chức đảng, đảng viên chƣa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, giáo điều, bảo thủ, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận không nhỏ cán
bộ, công chức còn diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở đảng bị tê liệt, thiếu sức chiến đấu và không đủ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo để giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh. Công tác tƣ tƣởng còn nhiều bất cập và thiếu tính thuyết phục, tính chiến đấu. Công tác lý luận chƣa làm sáng tỏ đƣợc một số vấn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới. Công tác tổ chức và cán bộ còn bộc lộ nhiều mặt yếu kém. Chất lƣợng và hiệu quả kiểm tra, giám sát chƣa cao [17, tr. 192].”
Thực tế trên do nhiều nguyên nhân, song trƣớc hết do năng lực lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn công cuộc đổi mới đang đặt ra nhiều vấn đề mới chƣa có tiền lệ; yêu cầu về phẩm chất, năng lực của từng đảng viên, của các tổ chức đảng rất lớn, song sự chuẩn bị của Đảng về vấn đề này chƣa toàn diện và triệt để, dẫn tới sự bất cập giữa đòi hỏi của thực tiễn với công tác lãnh đạo của Đảng. Hai là, do sự lơi lỏng trong công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng trƣớc sự tác động của mặt trái cơ chế thị trƣờng, sự chống phá của các thế lực thù địch đã làm cho sự xuống cấp về phẩm chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên là đáng lo ngại. Tình trạng trên đã làm giảm hiệu lực lãnh đạo của Đảng, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ lớn liên quan đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Nghị quyết Trung ƣơng 4 (khóa XI, XII) chỉ rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sự phai nhạt lý tƣởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...
Đảng vững mạnh từ mỗi TCCSĐ và tổ chức đảng. Vì vậy nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ trong giai đoạn hiện nay là một đòi hỏi cấp thiết.
3.1.2. Yêu cầu đổi mới toàn diện và nâng cao vai trò của Tạp chí Xây