Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Khoá luận theo dõi một số bệnh thường gặp ở gà cáy củm và biện pháp phòng, trị tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa công ty khai khoáng miền núi thái nguyên (Trang 26 - 27)

Tyzzer E. E. (1934) lần đầu tiên mô tả về hiện tượng bệnh ở gà tây do một loại đơn bào gây ra với những biểu hiện bất thường ở da vùng đầu có màu xanh tím, sau đó nhanh chóng trở nên thâm đen và tác giả đã đặt tên là bệnh đầu đen (Black Head). Sau đó, bệnh được các tác giả khác quan sát thấy ở Bắc Mỹ, Tây Âu và hàng loạt nước khác ở Nam Mỹ, Nhật Bản…

Lee (1989) đang nghiên cứu những loại vắc-xin cầu trùng mới với các loài Eimeria tại chỗ có hiệu quả hơn.

Archie Hunter (2000) cho biết: Để phòng chống bệnh cầu trùng cho gà tốt, nhất là gà con không tiếp xúc với số lượng noãn nang lớn trong môi trường. Điều này có thể thực hiện được nhờ vệ sinh tốt, ngăn ngừa sự tích tụ phân trong chuồng, giữ cho môi trường luôn luôn khô.

Theo JingHuimHu (2002), Histomonosis thường được gọi là bệnhđầu đen hay viêm ruột truyền nhiễm, là một bệnh truyền nhiễm gây hại trêngia cầm được gây ra bởi một lại đơn bào. Histomonosis có thể gây tỷ lệ chếtlên tới 90-100% ở gà tây nhưng tương đối nhẹ ở gà. Hầu hết các nghiên cứuvề bệnh đều được tiến hành từ trước năm 1980, trong 20 năm qua đã có thêmmột số công trình nghiên cứu về bệnh.

một loại đơn bào có tên là Histomonas meleagridis. Tên gọi bệnh đầu đen là do sau khi mắc bệnh da ở vùng xung quanh đầu có màu xanh tímsau chuyển sang thâm đen, đây là một dấu hiệu lâm sàng ít thấy ở các bệnhkhác. Ký sinh trùng có thể gây bệnh cho các loại gà, chim bên cạnh gà tây.

Một phần của tài liệu Khoá luận theo dõi một số bệnh thường gặp ở gà cáy củm và biện pháp phòng, trị tại chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa công ty khai khoáng miền núi thái nguyên (Trang 26 - 27)