Kết quả thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, hà nội (Trang 48 - 50)

- Kết quả thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản:

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản được áp dụng theo đúng quy trình của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam và sử dụng sản phẩm cám 567SF của công ty.

- Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh:

Trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh, việc vệ sinh, sát trùng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại và tiêu diệt mầm bệnh là một trong những biện pháp hữu hiệu và được thực hiện ở tất cả các trại chăn nuôi. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quảchăn nuôi cao hơn.

Kết quả thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái sinh sản được trình bày cụ thể ở bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả thực hiện các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh cho lợn nái sinh sản

STT Công việc Đơn vị tính Số

lượng

Kết quả hoàn thành (%) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lượt/ngày 2 100

2 Cho lợn nái ăn Lượt/ngày 2 100

3 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh trang trại Ngày/tuần 2 100

4 Quét và rắc vôi đường đi Ngày/tuần 7 100

5 Tắm sát trùng Lượt/ngày 1 100

6 Thực hiện vệ sinh 5S – S.H.E

Qua bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian 6 tháng thực tập, chúng em luôn nỗ lực hoàn thành tốt tất cả các công việc do quản lý, kỹsư và các cán bộ kỹ thuật của trang trại giao cho. Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhận thức được điều này, chúng em đã cố gắng thực hiện, mặc dù đây cũng là một trong những công việc vất vả, với một khối lượng công việc lớn mà so với trước khi vào trang trại, chúng em chưa từng phải thực hiện. Qua đó, em đã tích lũy cho mình cách thực hiện các công việc hợp lý nhằm đảm bảo cho lợn nái được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng và hạn chếđược dịch bệnh.

- Tiêm phòng vaccine cho lợn nái:

Việc tiêm phòng vaccine cho lợn nái trên chuồng đẻđược kỹsư trực tiếp quản lý và thực hiện, nên không có số liệu cụ thể.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản được trình bày ở bảng 4.6:

Bảng 4.6: Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại STT Nội dung điều trị Số con điều trị Phác đồđiều trị Số lợn điều trị khỏi Tỷ lệ khỏi (%) 1 Phòng lợn nái bị viêm và sót nhau sau khi đẻ

283

3 mũi Oxytocine/3 ngày liên tiếp;

2 mũi kháng sinh LA (1 mũi ngày đẻ, 1 mũi sau đẻ 1 ngày)

274 96,82

2 Hiện tượng đẻ

khó 64

Trong quá trình đẻ, tiêm Oxytocin 2 ml/con, can thiệp khi cần thiết

62 96,88

3 Bệnh viêm vú 6

Chườm nước đá lạnh, tiêm Anazine kết hợp với tiêm Vetrimoxin LA

5 83,33

4 Bệnh viêm tử

cung 9

Oxytocine; cồn Iod 10% làm sạch tử cung, đồng thời tiêm Amoxinject LA

8 88,89

5 Tử cung lộn

bít tất 2

Khâu, vệ sinh bằng cồn Iod 10%, tiêm kháng sinh Amoxinject LA

Qua bảng 4.6 cho thấy, một số bệnh sinh sản nguy hiểm thường gặp ở lợn nái như viêm vú, viêm tử cung xảy ra khá ít, tỷ lệđiều trị khỏi là trên 83%. Kết quả chẩn đoán và điều trị khỏi với bệnh tử cung lộn bít tất là cao nhất (100%). Kết quả phòng lợn nái bị viêm và sót nhau sau khi đẻ và điều trị hiện tượng đẻ khó đạt tỷ lệ cao trên 96%.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, hà nội (Trang 48 - 50)