Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, hà nội (Trang 36 - 43)

3.4.2.1 Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

3.4.2.2 Thời gian và công việc hàng ngày ở khu chuồng đẻ

- Thời gian:

+ Sáng: 6h30 - 11h.

+ Chiều: 14h - 18h (mùa hè); 13h30 - 17h45 (mùa đông). - Nội dung công việc:

+ Kiểm tra môi trường chuồng nuôi. + Kiểm tra sức khỏe lợn mẹ và lợn con. + Chăm sóc nái đẻ, vệ sinh phòng bệnh.

+ Úm lợn con, cho lợn con bú sữa đầu, ghép lợn con.

3.4.2.3 Đối với lợn nái đẻ

* Chuyển lợn nái lên chuồng đẻ:

Trước khi chuyển lợn nái lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp sạch sẽ và sát trùng, đủ thời gian trống chuồng; lợn nái được tắm và xịt sát trùng trước khi đưa vào chuồng đẻ với thuốc sát trùng Omnicide, liều 1/3200.

* Nuôi dưỡng lợn nái đẻ:

Quá trình cho ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tiết sữa của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái ăn đúng bữa và đủlượng thức ăn theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và bữa chiều).

Thức ăn cho lợn nái đẻ sử dụng cám 567SF, lượng cho ăn được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Quy định lượng thức ăn chuồng đẻ

Trước/sau ngày đẻ

Chếđộăn (kg/con/ngày)

Đối với nái đẻ từ lứa 2 Đối với nái hậu bị Sáng Chiều Tổng Sáng Chiều Tổng

Trước đẻ dự kiến 4 ngày 1,5 1,5 3,0 1,2 1,0 2,2

Trước đẻ dự kiến 3 ngày 1,5 1,0 2,5 1,0 1,0 2,0

Trước đẻ dự kiến 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 0,7 1,7

Trước đẻ dự kiến 1 ngày 1,0 0,5 1,5 1,0 0,5 1,5 Ngày đẻ 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 Sau đẻ 1 ngày 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 Sau đẻ 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 2,0 Sau đẻ 3 ngày 1,5 1,5 3,0 1,5 1,5 3,0 Sau đẻ 4 ngày 2,0 2,0 4,0 2,0 2,0 4,0 Sau đẻ 5 ngày 2,5 2,5 5,0 2,5 2,5 5,0 Sau đẻ 6 ngày 3,0 3,0 6,0 2,5 2,5 5,0

* Quản lý môi trường chuồng lợn nái:

- Kiểm tra nhiệt độmôi trường chuồng nuôi tối thiểu 2 lần/ngày (cả buổi sáng và buổi chiều).

- Tạo nhiệt độ chuồng thích hợp: 24-28oC.

- Lượng nước uống tựdo (thường lợn nái chờđẻ là 12-15 lít/con/ngày, nái nuôi con > 40 lít/con/ngày. Chất lượng nước uống sạch, mát và không bị nhiễm khuẩn.

* Đỡđẻ:

- Biểu hiện của nái sắp đẻ:

+ Trằn trọc, bứt rứt, đứng ngồi không yên, cắn phá chuồng; + Nặn vú thấy chảy sữa, lợn nái sẽđẻ trong khoảng 24h;

+ Nếu thấy nước nhờn ở âm hộ chảy ra (vỡ ối), lợn nái sẽ đẻ trong khoảng 30- 60 phút sau;

+ Nếu có phân su, lợn nái sẽđẻ trong khoảng 15-20 phút sau.

- Khi thấy lợn nái có biểu hiện gần đẻ (vỡ ối, ra phân su,…) thì phải tiến hành:

+ Vệ sinh phần mông và chân sau của lợn nái trước khi đẻ; + Chuẩn bị chậu và lưới hứng sản dịch và nhau khi nái đẻ;

+ Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: lồng úm, thảm lót, đèn úm, khăn lau, thuốc sát trùng, cồn Iod, kéo cắt rốn, dây buộc rốn, gel bôi trơn, nước rửa tay,…

- Cách đỡ đẻ:

Bước 1: Vuốt nước ối, màng ối ở miệng và mũi để lợn con dễ thở.

Bước 2: Vuốt nước ối, màng ối và dùng khăn sạch lau khô mình lợn con để không bị lạnh.

Bước 3: Cắt đoạn rốn dài, để lại khoảng rốn từ 20-25 cm. Trường hợp rốn bị đứt ngắn hoặc chảy máu thì tiến hành buộc rốn, vị trí buộc khoảng 2,5cm; vị trí cắt 3,75-4cm.

Bước 4: Sát trùng rốn bằng cồn Iod. Bước 5: Cân khối lượng sơ sinh.

Bước 6: Cho lợn con nằm ở lồng úm, sau khi lợn con khô thì cho bú sữa đầu (chú ý: kiểm tra vú lợn mẹ và vệ sinh sạch sẽtrước khi cho lợn con bú).

Bước 7: Tiến hành cắt đuôi cho lợn con, khoảng cách từ gốc đuôi đến vị trí cắt khoảng 3cm.

* Vệ sinh lợn nái sau khi đẻ:

- Dụng cụ: Thùng đựng nước sạch pha thuốc sát trùng (1/3200), khăn lau, bàn chải.

- Gom nhau và sản dịch vào bao tải. - Cho lợn mẹ đứng dậy.

- Vệ sinh phần mông và 2 chân sau; vệ sinh bầu vú; vệ sinh sàn chuồng đẻ (sàn bê tông và sàn nhựa).

- Chờ khô nước, sạch sẽ.

- Chờ lợn mẹ nằm xuống, cho lợn con vào bú. - Vệ sinh và thay tấm thảm lót lồng úm.

* Làm báo cáo đẻ:

Ghi vào bảng, thẻ nái và sổ sách theo dõi ngày đẻ thực tế, số con sinh ra, số con chết khi sinh, số con sinh sống, khối lượng sơ sinh.

* Truyền dịch cho lợn nái:

Truyền dịch cho lợn nái trong trang trại được sử dụng trong trường hợp lợn mẹ trong hoặc sau quá trình đẻ mất sức, đau đớn,… hoặc thời tiết quá nóng. Thường truyền bổsung đường (MD Glucoza 5%) và muối (MD Normal Saline 0,9%). Phương thức truyền chủ yếu qua tĩnh mạch tai.

* Xử lý đẻ khó:

- Các trường hợp đẻ khó:

+ Đẻ khó do lợn mẹ rặn đẻ yếu:

Nguyên nhân: Nái không rặn hoặc đẻ chậm vì dạ con không co bóp, có thể do nái già nên sức rặn đẻ kém, nái có thể trạng gầy, sức khỏe không tốt.

Biểu hiện: nái sinh khác thường như tổng thời gian đẻ kéo dài, khoảng cách giữa các con đẻ ra quá lâu, lợn mẹ không có biểu hiện rặn đẻ hoặc rặn đẻ yếu.

Can thiệp: Tiêm Oxytocine; truyền dịch + Anagin để bổ sung năng lượng và giảm đau; massage bầu vú kích thích lợn mẹ rặn đẻ; có thể can thiệp bằng cách móc lợn con ra.

+ Đẻ khó do con quá to hoặc nằm không đúng tư thế:

Nguyên nhân: con quá to do chế độăn cho nái chửa không hợp lý; âm hộ hẹp do phối giống lợn hậu bị ban đầu có thể trạng và tuổi còn nhỏ; lợn con nằm không đúng tư thế gây khó sinh.

Biểu hiện: vỡ ối lâu mà không đẻ, lợn mẹ rặn liên tục, bụng căng lên do rặn mạnh, chân co lại, đuôi cong lên run run hoặc quay tròn,…

Can thiệp: Kiểm tra lợn con đã xuống vùng xương chậu chưa, nếu đã xuống thì can thiệp bằng cách móc lợn con ra.

- Chú ý khi móc lợn con:

+ Phải kiểm tra lợn con đã xuống tới vùng xương chậu chưa. + Móng tay phải cắt ngắn. Tay phải rửa sạch và sát trùng.

+ Theo dõi và điều trị kỹ lợn mẹ sau khi đẻ xong, cần phải tiêm thuốc bổ và truyền glucose trợ sức.

* Chương trình điều trị cho lợn nái sau khi sinh:

- Để ngăn ngừa lợn bị viêm và sót nhau, lợn nái sau khi sinh phải tiêm 3 mũi Oxytocine/3 ngày liên tiếp và 2 mũi kháng sinh LA, mũi 1 ngày đẻ, mũi 2 sau khi đẻ 1 ngày.

- Đối với lợn nái đẻ khó hoặc có mủ phải tiêm thêm Oxytocine và kháng sinh (nhưng không quá 5 mũi).

- Khi tiêm phải đánh dấu lên mình lợn, thẻ nái và ghi sổ điều trị để kiểm tra. - Kiểm tra dịch âm hộ hàng ngày sau khi đẻ:

+ Nếu dịch có màu hồng hoặc màu đen thì có thể sót nhau hoặc sót con. + Dịch bình thường phải có màu trắng trong hoặc hơi vàng.

- Phải theo dõi sức khỏe lợn nái sau sinh như: nái có còn rặn, sốt, vú bị sưng, cứng, lợn nái bỏ ăn hay không để điều trị kịp thời.

3.4.2.4 Đối với lợn con * Úm lợn con:

Trong quá trình chăm sóc, luôn đảm bảo nhiệt độ ô úm thích hợp từ 33-350C, ô úm sạch sẽ và không có gió lùa.

Tạo khu vực có nhiệt độ phù hợp cho lợn con nhằm giữ ấm và chống mất nhiệt cho lợn con, giảm tỷ lệ chết đè ở lợn con theo mẹ.

Tập cho lợn con vào lồng úm trong 3 ngày đầu sau sinh, mỗi ngày thực hiện 3- 4 lần. Thời điểm tập cho lợn con vào lồng úm là lúc cho lợn mẹ ăn và khi quan sát thấy lợn con nằm ngoài lồng úm có biểu hiện bị lạnh.

* Tập cho lợn con bú sữa đầu:

Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thực hiện tập cho lợn con bú sữa đầu như sau:

- Vệ sinh bầu vú lợn mẹ trước khi cho bú.

- Vắt sữa đầu cho lợn con nhỏ ký uống bổ sung, cho uống càng nhiều càng tốt, đảm bảo cung cấp đủ sữa đầu trong 6-8 giờ sau sinh, sữa đầu vắt được bảo quản ở 30- 350C, cho uống 2 giờ/lần.

- Phân chia 2 nhóm lợn con: Khối lượng lớn và khối lượng nhỏ. Cố định đầu vú cho lợn con bú: lợn con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước. Thời gian bú sữa đầu là 2 giờ/lần.

- Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng nhiều càng tốt.

- Tiến hành chọn ghép những con lợn nhỏ cho một con lợn mẹ đẻ cùng ngày có nhiều sữa nuôi, và úm lợn con cho tốt.

* Mài nanh lợn con:

- Mục đích: Mài nanh để trong quá trình bú sữa lợn con không dùng răng cắn vú lợn mẹ và tránh làm bị thương vùng vú lợn nái cũng như làm bị thương mặt các lợn con khác.

- Tiến hành mài nanh cho lợn con sau khi đẻ được 24 giờ. Vị trí mài nanh: 1/3 từ cổ răng lên.

* Tiêm sắt cho lợn con:

- Tiến hành tiêm sắt cho lợn con sau khi đẻ được 24 giờ (làm cùng khi mài nanh).

- Liều lượng 2ml/con, vị trí tiêm là bắp cổ.

* Bấm số tai lợn con:

- Mục đích: Bấm số tai cho lợn con nhằm mục đích theo dõi chương trình giống, xác định tuần sinh và mã trại sản xuất.

- Bấm số tai lợn con được thực hiện cùng lúc với mài nanh để tiện thao tác, tránh làm lợn con stress do bắt nhiều lần. Nếu lợn con nhỏ yếu hoặc có vấn đề tiêu chảy thì bấm số tai lúc 7-10 ngày tuổi.

- Để ngừa viêm cho lợn con, cần tiêm kháng sinh sau khi thao tác, bôi cồn vào vết bấm. Các dụng cụ sử dụng khi bấm số tai phải sắc và được vệ sinh sát trùng kỹ.

- Loại bỏ những con bị dị tật bẩm sinh.

* Thiến lợn con:

- Thiến lợn con nhằm mục đích giảm thiểu mùi hôi của thịt lợn đực khi sử dụng làm thực phẩm cho người.

- Thời điểm thiến thích hợp là từ 4-7 ngày tuổi. Việc thiến lợn con khi tuổi còn nhỏ dễ cầm bắt, lợn con mất ít máu, hạn chế stress. Nếu lợn con nhỏ yếu hoặc có vấn đề tiêu chảy thì tiến hành thiến lúc 7-10 ngày tuổi, khi lợn con đã khỏi bệnh.

- Tương tự như bấm tai, để ngừa viêm cho lợn con, cần tiêm kháng sinh sau khi thiến, bôi cồn vào vết thương để sát trùng. Các dụng cụ sử dụng khi thiến phải sắc và được vệ sinh sát trùng kỹ.

* Tập ăn sớm cho lợn con:

- Mục đích của việc tập ăn sớm cho lợn con:

+ Giúp lợn con biết ăn sớm, tỷ lệ đồng đều cao và giảm stress khi cai sữa. + Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con khi lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tuổi.

+ Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa của lợn con hoàn thiện về kích thước và khối lượng.

+ Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn nái, từ đó lợn nái sớm động dục trở lại sau khi cai sữa.

+ Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú.

+ Tạo điều kiện cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm. - Lợn con được 3 ngày tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập ăn. Thời gian tập ăn trong ngày cho lợn con từ 6 giờđến 18 giờ.

Lượng thức ăn cho lợn con tăng dần, từ 5-10 g/con vào những ngày tập ăn đầu tiên đến 90-100g/con/ngày lúc 16 ngày tuổi.

+ Giai đoạn 3-7 ngày tuổi: 1 tiếng đồng hồ cho cám 1 lần, mỗi lần 10-20 viên cám. Cuối buổi chiều treo máng tập ăn để hôm sau tập ăn tiếp.

+ Giai đoạn 7-14 ngày tuổi: 2 tiếng đồng hồ cho cám 1 lần, tăng dần số lượng thức ăn theo ngày tuổi của lợn con.

+ Giai đoạn trên 14 ngày tuổi: 3 tiếng đồng hồ cho cám 1 lần, lượng cho ăn tự do. Chú ý: vệ sinh máng ăn mỗi lần cho cám mới, không để cám thừa trong máng quá 6 tiếng đồng hồ.

* Các loại thức ăn cho lợn con:

- Thức ăn hỗn hợp dạng bột 550P (cho lợn con từ 2 ngày tuổi – 8 kg TT). - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên 550SF (cho lợn con từ 5 ngày tuổi – 12 kg TT).

* Chương trình phòng và trị bệnh cho lợn con:

- Giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ.

- Phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với độ tuổi của lợn con.

- Kiểm tra sức khỏe của lợn con hàng ngày để kịp thời xử lý nhanh nhất trong những trường hợp như: tiêu chảy, viêm khớp, viêm phổi, thiếu sắt, ốm yếu, không đủ ấm, ăn không tốt,…

- Tiến hành điều trị, đánh dấu và ghi chép để theo dõi khi lợn con bị bệnh. - Tiêm vaccine cho lợn con theo lịch của trang trại.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại nguyễn thanh lịch, xã ba trại, huyện ba vì, hà nội (Trang 36 - 43)