Hợp đồng Dân sự ký giữa trang trại với các bên khác?

Một phần của tài liệu Sổ tay trang trại 2012 (Trang 25 - 29)

- Giá trị sản lượng hàng hóa bình quân năm triệu đồng

18. Hợp đồng Dân sự ký giữa trang trại với các bên khác?

Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các trang trại phải có nhiều hiểu biết và kiến thức về pháp luật. Hiểu biết về pháp luật trong đó có các quy định về thương thảo và ký kết hợp đồng ngày càng trở nên quan trọng. Kiến thức cơ bản về hợp đồng Dân sự nhằm cung cấp cho trang trại tránh được những rủi ro không đáng có trong các hoạt động ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế.

A. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.

Bộ luật dân sự năm 2005 thay thế(Bộ luật dân sự năm 1995. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 )

B. Hợp đồng dân sự:

Bắt đầu từ khi Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thì không còn khái niệm Hợp đồng kinh tế nữa, không phân biệt Hợp đồng kinh tế và Hợp đồng dân sự, mà gọi chung là HỢP ĐỒNG DÂN SỰ. 1. Khái niệm:

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2. Nguyên tắc giao kết:

- Tự do giao kết HĐ nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.

3. Hình thức hợp đồng dân sự:

- Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản

hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

- Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

- Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Hiệu lực của hợp đồng dân sự :

Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

5. Phụ lục hợp đồng:

- Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

- PLHĐ có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

- Trong trường hợp PLHĐ có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trong trường hợp các bên chấp nhận PLHĐ có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

6. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm:

Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.

7. Chấm dứt hợp đồng dân sự:

- Hợp đồng đã được hoàn thành; - Theo thoả thuận của các bên;

- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện;

- Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

- HĐ không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định 8. Huỷ bỏ hợp đồng dân sự:

- Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

- Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. - Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại.

9. Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng

- Chuẩn bị các phương án khác nhau để đàm phán

- Các điều khoản trong hợp đồng phải đúng luật và các quy định của luật pháp

- Cố gắng giành quyền thảo hợp đồng,tránh các bẫy cài trong hợp đồng bằng từ ngữ ,quy định

- Ngôn ngữ hợp đồng được sử dụng?

- Chuẩn bị nhiều loại mẫu hàng với các giá khác nhau khi đi chào hàng ký hợp đồng

- Chuẩn bị các phương án sản xuất theo hợp đồng ký kết - Các điều khoản về thưởng phạt hợp đồng

- Cơ quan giải quyết tranh chấp thuận lợi về phía mình

Phần 3. Tổ chức - quản lý hoạt động trang trại

Một phần của tài liệu Sổ tay trang trại 2012 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w