Phương pháp thực hiệ n

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi huy hạnh xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 36)

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại.

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

3.4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ.

Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ được tiến hành theo quy trình đang thực hiện tại trại.

3.4.2.3. Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn nái và lợn con tại trại

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹsư trại. Cụ thể:

+) Bệnh của lợn nái.

* Bệnh viêm tử cung: bệnh có 2 thể là thể cấp tính và thể mãn tính. + Triệu chứng:

- Thể cấp tính: Con vật sốt trên 40oC, bỏăn, âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ âm đạo chảy ra nhầy trắng đục đôi khi có máu lờ lờ. Con vật đứng, nằm, bứt rứt không yên tĩnh, biếng ăn.

- Thể mạn tính: không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhày, dịch trắng đục tiết ra từ âm đạo: dịch nhầy thường không liên tục, mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến một tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị thai chết vì quá trình viêm nhiễm từ niêm mạc âm đạo, tử cung lan sang thai làm chết thai.

+ Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị:

- Thụt rửa thuốc tím 0,1% 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục. - Penstrep: 1ml/10kg TT.

- Oxytoxin: 2ml/con. - Hitamox: 1ml/10kg TT.

- Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày lên tục. * Bệnh viêm vú

- Dạng nhẹ: Heo bị tức sữa, sữa bị nghẽn, không phún sữa được, đau tức vú, có thể sốt. Vú có thể sưng, nóng; nái có thể bỏ ăn do đau, hoặc cắn con không cho bú, nhất là ở heo nái tơ. Bệnh thường phát sinh ngay sau khi sinh, nếu không xử lý kịp thời có thể gây tức sữa ngày càng tăng, mất phản xạ tiết sữa và phún sữa, vú ứ sữa xấu lâu sẽ nhiễm khuẩn gây sốt cao tác động toàn thân nái, bệnh chuyển sang dạng nặng.

- Dạng nặng: Nái sốt cao (trên 40oC), vú viêm thể hiện rõ qua các triệu chứng: sưng, cứng, nóng, đỏ, đau. Có thể viêm 1-2 vú, cũng có thể viêm toàn khối vú. Các vú viêm cứng vắt không ra sữa, sau một vài ngày vú bớt cứng, vắt ra sữa lợn cợn hoặc có mủ xanh, hoặc có máu (nếu để heo con bú các vú này sẽ làm heo con nhiễm khuẩn, bị tiêu chảy). Nếu không điều trị vú viêm bị teo, có thể hình thành abscess cứng bên trong vú, vú bịhư, sang lứa kế vú đó không cho sữa nữa; đôi khi vú viêm sẽ gây lây lan mầm bệnh sang vú khác, mỗi lứa có nhiều vú viêm hơn.

+ Điều trị: Dùng các thuốc sau đểđiều trị:

- Cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm ấm để giảm sưng, giảm đau, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác.

- Điều trị toàn thân:

Tiêm gentamox: 1ml/ 15 kg TT. Tiêm ketofen: 1ml/ 30 kg TT. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. * Bệnh sót nhau

+Triệu chứng:

- Quan sát sốlượng heo con sinh ra và sốlượng bánh nhau chúng ta sẽ biết được lợn nái đã ra hết nhau hay chưa: mỗi con có 1 bánh nhau, mỗi bánh nhau có 1 cuống nhau.

- Sau khi lợn nái sinh được khoảng 5- 7 giờ, nhưng nhau vẫn chưa ra hết thì xác định là lợn nái đẻ sót nhau.

- Biểu hiện của nái sót nhau: nái bứt rứt không yên, rặn nhiều, có thể không cho heo con bú sữa. Mép âm hộ có dịch màu hồng chảy ra. Lợn nái mệt mỏi, ăn uống kém, sốt cao 41-42oC, cơ thểửng đỏ, khó thở, vú căng cứng. Giai đoạn sau dịch viêm chảy ra nhiều, có màu đen lẫn máu, mùi tanh hôi lẫn các bánh nhau bị phân hủy.

+ Điều trị:

- Oxytocin: 2ml/con.

- Gentamox: 1ml/ 15 kg TT.

- Điều trị 2 - 3 ngày, kết hợp thụt rửa bằng thuốc tím 0,1%. * Bệnh viêm khớp

+Triệu chứng: Bệnh xảy ra lẻ tẻ, tỷ lệ mắc bệnh từ 10- 20%. Bệnh thường xảy ra ở lợn 1- 6 tuần tuổi.

-Thể quá cấp tính: Gây chết lợn rất nhanh, lợn sốt rất cao, bỏăn, lờ đờ, suy yếu. Lợn thể hiện triệu chứng thần kinh như mất thăng bằng, liệt, đi lại khập khiểng, uốn người ra sau, run rẩy, co giật, què. Lợn có thể bị mù, điếc. Lợn có hiện tượng viêm màng não gây tụ máu não, màng não, dịch não, tủy nhiều và có màu đục.

-Thể cấp tính: Đặc trưng bởi sốt, lông da sởn lên, suy nhược và què. Khi bệnh tiến triển, lợn bệnh có thể sút cân, các khớp bị nhiễm sưng to. Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương, các khớp chân trước và sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên. Bệnh làm cho lợn đau đớn không thể di chuyển được, hạn chế khả năngđi lại để bú của lợn con.

-Thể mãn tính: Lợn bệnh còi cọc và bị viêm khớp mãn tính suốt đời. Các khớp bệnh chứa nhiều dịch khớp đục với các cục sợi tơ huyết (fibrin). Các màng sưng phồng, mất màu và tấy đỏ. Các mô liên kết bọc xung quanh mô dày lên và có thể chứa các ổ mủ nhỏ (áp xe). Khi bệnh trở thành mãn tính có thể làm tổn thương sụn khớp. Các bệnh tích cũng có thể thấy trong sự phát triển của các khúc xương.

+ Điều trị: Tiêm các thuốc sau: - Lincosep: 1ml/10kgTT. - Canxi – B12: 1ml/10kg TT. - Ketofen: 1ml/ 30 kg TT. Điều trị liên tục trong 3 ngày. +) Bệnh của lợn con

* Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ

+ Triệu chứng: có 2 thể là thể cấp tính và thể á cấp tính

- Thể cấp tính: heo nằm chồng lên nhau, run rẩy ở một góc chuồng. Vùng da xung quanh hậu môn và đuôi ướt. Tìm kiếm xung quanh chuồng để tìm thêm dấu hiệu khác như: phân nước, màu kem, màu vàng. Trong nhiều trường hợp, phân có mùi tanh, khó ngửi.

- Thể á cấp tính: triệu chứng tương tự thể cấp tính nhưng ít nghiêm trọng hơn, kéo dài hơn nhưng tử số ít hơn. Loại tiêu chảy này thường được nhìn thấy ở giai đoạn 7- 14 ngày, biểu hiện phân từ lỏng như nước đến sáp như kem, thường có màu vàng hoặc trắng.

+ Điều trị:

- Tiêm alistin: 1ml/5 – 8kgTT, kết hợp với atropin: 1ml/10kgTT. - Điều trị liên tục 2 - 3 ngày.

* Hội chứng hô hấp

+ Triệu chứng:

- Lợn gầy còm, lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. - Lợn bị bệnh không tranh vú với các con khác nên ngày càng gầy yếu. + Điều trị:

- Tiêm tylogenta: 1ml/10kg TT.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liu

Số liệu thu được xửlý theo phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (2008) và trên phần mềm Excel 2010.

+ Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∑ Số con mắc bệnh

x 100 ∑ Số con theo dõi

+ Tỷ lệ chết (%) = ∑ Số con chết x 100 ∑ Số con theo dõi

+ Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ Số con khỏi

x 100 ∑ Số con điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn từ 2017 – 5/2019

Cơ cấu đàn từ năm 2017- 5/2019 được thể hiện cụ thể ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại Bùi Huy Hạnhtừnăm 2017 - 5/2019 STT Loại lợn Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Tháng 5/2019 1 Lợn đực giống Con 21 21 20

2 Lợn nái sinh sản Con 1.302 1.240 1.173

3 Lợn hậu bị Con 120 121 90

4 Lợn con Con 28.908 31.419 11.655

Tổng 30.351 32.801 12.938

(Nguồn: Quản lý trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy trang trại có cơ cấu đàn lợn tính đến tháng 5/2019 là 12.938 con gồm: 20 lợn đực giống, 90 con hậu bị được tăng cường, 1.173 con nái sinh sản, 11.655 lợn con theo mẹ.

Từ năm 2017 đến tháng 5 năm 2019, tình hình chăn nuôi của trại dần đi vào ổn định. Cùng với giá lợn bắt đầu tăng dần, số đầu lợn nái đã được tăng lên. Hàng tháng, vẫn có sự loại thải những con nái không lên giống, sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Trang trại đang cố gắng hoàn thiện và phấn đấu mục tiêu là đầu nái sinh sản và số lượng lợn con sản xuất ra.

Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến,... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi. Số lợn đực giống cũng tăng giảm không ổn định là do số lợn nái tăng khiến nhu cầu về khai thác tinh dịch để phối giống cho lợn nái tăng, bên cạnh đó là việc phải loại thải những con đực giống đã kém chất lượng nên công ty phải cung cấp thêm lợn giống đực cho trại.

4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

* Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng nái chửa

Hàng ngày vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn lên giống, phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân.

Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 550SF, 550PF, 566F, 567SF của công ty chăn nuôi CP với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau: - Đối với nái chửa từ tuần chửa 1 - 4 ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn trung bình 2,5kg/con/ngày.

- Đối với nái chửa từ tuần 5 - 11 ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn trung bình1,8 - 2,0 kg/con/ngày (tùy thể trạng)

- Đối với nái chửa từ tuần 12 đến tuần chửa 13 ăn thức ăn 566F với tiêu chuẩn trung bình 2,5 – 4,0kg/con/ngày (tùy thuộc vào lứa đẻ và thể trạng)

- Đối với nái chửa từ tuần 14 trở đổi sang thức ăn 567SF với tiêu chuẩn 2,5 – 4,0 kg/con/ngày tùy thuộc vào lứa đẻ và thể trạng.

* Quy trình nuôi duỡng, chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

- Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻtrước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ởđầu mỗi ô chuồng.

- Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm thức ăn để phân trong trực tràng không quá lớn, tạo điều kiện cho lợn nái đẻ dễ, tránh được lợn con bị chết ngạt do ở trong tử cung quá lâu.

Trước đẻ3 ngày cho ăn 2 – 2,5 kg cám/con. Trước đẻ2 ngày cho ăn 1,5 – 2 kg cám/con. Trước đẻ1 ngày cho ăn 1,5 kg cám/con. Ngày đẻcho ăn 1,5 kg cám/con.

Bảng 4.2. Chế độ ăn của lợn nái nuôi con

Ngày đẻ Lượng thức ăn (kg/ngày)

Lợn nái Ngày thứ 1 sau đẻ 2,5 Ngày thứ 2 sau đẻ 3,5 Ngày thứ 3 sau đẻ 4,5 Ngày thứ 4 sau đẻ 5,5 Ngày thứ 5 sau đẻ 6 Ngày thứ 6 đến cai nữa 6,5

Sau khi đẻ do phải tiết sữa nuôi con nên khẩu phần ăn tăng 1kg/ngày chia đều 3 bữa/ngày, đến khi nào khẩu phần ăn 6,5kg/ngày và duy trì cho tới khi lợn con cai sữa.

* Quy trình đỡđẻ

- Chuẩn bị lồng úm: Chuẩn bị bao khâu lồng úm, bao khâu lồng úm đã được giặt sạch, sát trùng, phơi khô, sau đó khâu lồng úm.

- Chuẩn bị đỡ đẻ: Với lợn mẹ khi vỡối cần vệ sinh âm hộ và mông cho sạch sẽ bằng nước ấm có pha sát trùng, vệ sinh sàn chuồng, chuẩn bị thảm lót và lồng úm, chuẩn bị bóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như bột lăn Mistral ,cồn iod để sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc dây rốn…

+ Kĩ thuật đỡ đẻ:

- Một tay cầm chắc lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi, sau đó rắc bột lăn Mistral lên toàn bộ cơ thể lợn con cho nhanh khô rồi cho vào trong lồng úm.

- Cắt rốn: Sau khi lợn con khô thì tiến hành cắt dây rốn bằng cách thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod.

- Cho lợn con vào lồng thắp bóng úm, tùy chỉnh độ cao bóng úm cho phù hợp.

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ bằng nước ấm, có lót thảm, mùa đông lắp thêm bóng ở trên vị trí bú rồi cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

* Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó

+ Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

- Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

- Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được.

- Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục.

- Lợn mẹ trở nên kiệt sức: Thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức.

+ Cách can thiệp lợn đẻ khó:

- Trong trường hợp lợn nái đẻ lâu, thời gian đẻ kéo dài thì nên cho lợn uống nước ấm có pha muối đồng thời dùng tay hỗ trợ động tác đẻ cho lợn bằng cách xoa bầu vú hoặc có thể cho lợn con đẻ trước bú để kích thích lợn mẹ đẻ.

- Trong trường hợp lợn rặn đẻ quá lâu hoặc sau khi lợn đã đẻ được 3 - 4 con trở lên thì ta có thể can thiệp bằng sử dụng thuốc oxytocin 2ml/con.

- Nếu các biện pháp trên không được thì phải can thiệp bằng tay: Rửa sạch âm hộ của lợn nái, rửa sạch tay bằng xà phòng, đeo găng tay cao su có bôi vazơlin, sau đó đưa tay vào cơ quan sinh dục của lợn nái sâu 10 - 15cm, và lựa chiều kéo từng thai ra ngoài theo nhịp rặn của lợn mẹ.

* Quy trình chăm sóc lợn con tại cơ sở

- Lợn con sau khi sinh 24 giờ tiến hành ghép đàn, mài nanh, cắt đuôi, cho uống amox-colis (1ml/con) phòng tiêu chảy cho heo con do vi khuẩn ecoli và salmonella gây ra.

- Ngày thứ 3 sau sinh cho uống diacoxin 5%, với liều 1ml/con phòng bệnh cầu trùng trên lợn con.

- Ngày thứ 5 – 7 tiến hành thiến kết hợp với tiêm Fe- Dextran- B12 và ampicillin phòng thiếu máu và nhiễm trùng cho heo con.

* Tập ăn sớm lúc 4 - 6 ngày tuổi:

- Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên. Trang trại sử dụng loại thức ăn hỗn hợp dạng viên 550SF cho lợn con từ 7 - 35 ngày tuổi của

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi huy hạnh xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 36)