Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại lợn Bùi Huy Hạnh

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi huy hạnh xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 51)

Để đánh giá vềquá trình sinh đẻ của đàn lợn nái nuôi tại cơ sở, em đã tiến hành thu thập số liệu và theo dõi thông tin của đàn lợn nái sinh sản trực tiếp chăm sóc tại trại. Kết quả trình bày tại bảng 4.7:

Bảng 4.7. Tình hình đẻ của đàn lợn nái Tháng Số nái (con) Đẻ bình thường (con) Tỷ lệ (%) Đẻ can thiệp (con) Tỷ lệ (%) 4 56 54 96,43 2 0,36 5 56 55 98,21 1 0,18 Tổng 112 109 97,32 3 0,27

Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, cuối tháng 12, 1, 2, 3 em được phân làm công việc dưới chuồng bầu và tổ phối. Đến tháng 4- 5 em đã lên chuồng đẻ làm và em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 112 lợn nái, trong đó có 109 trường hợp đẻ thường và 3 trường hợp đẻ khó phải can thiệp. Tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ thấp chỉ 0,27%. Có thể thấy quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái được thực hiện tốt vì việc lợn đẻ khó chủ yếu là do lợn ăn nhiều vào kỳ chửa cuối làm thai quá to, hay do ngôi thai không thuận, do lợn mẹ ít được vận động và do sức khỏe của con mẹ không tốt…

Như vậy thì tình hình đẻ của đàn lợn ở trại lợn Bùi Huy Hạnh tương đối tốt, tuy nhiên cần hạn chếhơn nữa những trường hợp lợn nái đẻ khó phải can thiệp.

4.4. Kết quả công tác phòng bệnh cho lợn tại trại

4.4.1. Công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF)

Chúng ta đã biết, dịch tả lợn Châu Phi bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam vào đầu tháng 2/2019. Bệnh dịch này rất nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi lợn của nước ta nói chung và đàn lợn trong trang trại nói riêng. ASF không gây bệnh cho người, nhưng lại gây bệnh cho lợn, virus này tác động đến sức khoẻ của con lợn, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Bệnh này đến nay vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa và phương pháp điều trị.

Bệnh do virus Asfavirudae gây ra, là virus có cấu trúc phức tạp, có vỏ bọc, chúng tấn công vào các tế bào đích và kháng thể trung hoà không có ý nghĩa trong việc bảo hộ.

Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi được tìm thấy trong máu, cơ quan, dịch bài tiết, tinh dịch, phân, nước tiểu từ xác lợn chết và lợn nhiễm bệnh ASF. Những con lợn sau khi khỏi bệnh sẽ ở thể mãn tính có thể mang virus suốt đời, nên chúng là những vật chủ mang mầm bệnh ASF. Bệnh có thể lây trực tiếp qua việc tiếp xúc với lợn rừng và lợn nhà bị nhiễm ASF, và lây lan qua: quần áo, dụng cụ, xe vận chuyển, thức ăn,... bị vấy nhiễm mầm bệnh.

Ruỗi, muỗi, chuột, các loại côn trùng,… cũng đóng vai trò là vật chủ trung gian truyền bệnh theo đường cơ học.

Loại virus này có khả năng chịu được nhiệt độ cao, có thể sống sót trong: - 3h ở nhiệt độ 50oC

- 30 phút ở nhiệt độ 70oC

Ví dụ thuốc sát trùng có thể tiêu diệt được virus ASF: Omnicide, Aldekol, Virkol S,…

Virus ASF có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và độ pH. Trong môi trường không có máu, virus có thể bị phá huỷ ở pH<3,9 hoặc ở pH>11,5. Trong môi trường máu, virus có thể tồn tại được ở pH=13,4 trong 7 ngày.

Trước những tình hình khó khăn và nguy hiểm trên, trang trại kết hợp cùng với công ty CP đánh giá và triển khai phương án “An toàn sinh học” đối với đàn lợn của trại với mục tiêu “Phòng bệnh 70% - sản xuất 30%” nhằm tránh tuyệt đối những rủi ro và thiệt hại khi phải đối mặt với dịch bệnh. - Tăng cường phun sát trùng bên ngoài và trong phạm vi của trang trại ở tỷ lệ đậm đặc 1:100 hoặc 1:200 với thuốc sát trùng Omnicide hoặc Virkon S.

- Phun hoặc rắc vôi bột ở tất cả các đường đi lối lại trong phạm vi trại với mật độdày, nơi có xe hay đi lại thì rắc vôi dày khoảng 10cm.

- Hạn chế tối đa người và khách tham quan ra vào trại.

- Tiến hành sát trùng tất cả dụng cụ cá nhân bằng tia UV, xịt cồn 70o

của tất cả người trước khi vào khu vực chăn nuôi.

- Thực hiện quy trình vệ sinh sát trùng, tắm đối với tất cả người trước và sau khi ra vào khu vực chăn nuôi.

- Thực hiện đúng quy trình vệ sinh sát trùng đối với tất cả các phương tiện vận chuyển ra vào khu vực trại (xe cám, xe thuốc, xe của công nhân viên trang trại,…).

- Kiểm soát chất lượng nước uống cho lợn, đảm bảo cung cấp nước sạch và được xử lý bằng chlorine.

- Thực hiện quy trình xử lý phân, chất thải theo đúng kỹ thuật.

- Kiểm soát vật chủ trung gian truyền bệnh cơ học như ruồi, muỗi, chuột,…theo định kỳ(căng lưới toàn bộđường đi bên trong khu vực sản xuất nhằm ngăn chặn nguy cơ côn trùng, chuột xâm nhập vào tiếp xúc với lợn,

hằng ngày đánh thuốc chuột ở bên ngoài và trong khu sản xuất bằng thuốc RacuminR TP 0,75 trộn với cám tạo bả mồi, tỷ lệ 1 phần thuốc 19 phần thức ăn). - Sử dụng Cyperkiller 25 WP với liều 30g/gói pha 10 lít nước, phun trực tiếp lên bề mặt chuồng trại tỷ lệ 120m2 nhằm kiểm soát ruồi, muỗi, các loại côn trùng.

- Phun sát trùng tất cả các dụng cụ, trang thiết bịchăn nuôi mang từ bên ngoài vào, kể cả thuốc cũng phải được nhúng qua thau nước sát trùng. - Bên trong chuồng nuôi tăng cường phun sát trùng gầm tỷ lệ 1:400, bề mặt chuồng tỷ lệ 1:3200. Rắc vôi bột ởđầu cửa chuồng.

- Tất cả dụng cụ, trang thiết bị, các loại thực phẩm muốn mang vào trại cần có sự kiểm tra và cho phép của kỹ sư trang trại. Cấm toàn bộ các sản phẩm làm từ lợn mang vào trong trại (giò, xúc xích, bánh mỳ dăm bông,...). - Nghiêm cấm trong trang trại nuôi giữ các loại thú như chó, mèo, gà,…

Nếu nuôi thì phải được nhốt 100% để tránh nguy cơ là vật chủ trung gian truyền bệnh ASF.

4.4.2. Kết qu thc hin công tác v sinh phòng bnh

Việc vệ sinh sát trùng chuồng trại có vai trò rất quan trọng trong chăn nuôi. Vê ̣sinh bao gồm nhiều yếu tố: vê ̣sinh môi trường xung quanh, vê ̣sinh đất, nước, vê ̣sinh chuồng trại… Trong thời gian thực tập em đã thực hiện tốt quy trình vê ̣sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày em cùng các công nhân tiến hành thu gom phân thải, rửa chuồng, quét lối đi lại giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét vôi, phun thuốc diệt muỗi, quét mạng nhện trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng, đường đi nhằm đảm bảo vệsinh. Sau đây là kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập tại trại của em.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại STT Công việc Tổng số công việc được giao (số lần) Số lần thực hiện công việc (số lần) Tỷ lệ (%)

1 Vệ sinh chuồng

trại hàng ngày 180 115 63,88

2 Quét và rắc vôi

đường đi 90 35 38,89

Kết quả bảng 4.8 cho thấy việc vệsinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày, trong 6 tháng thực tập tại trại em đã thực hiện được 115 lần (đạt tỷ lệ 63,88%). Việc quét và rắc vôi đường đi, trong quá trình thực tập em thực hiện được 35 lần rắc vôi bột đường đi (đạt tỷ lệ 38,89%). Nếu trại có tình hình nhiễm dịch bệnh thì sẽ được tăng cường việc phun sát trùng lên hàng ngày. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệsinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

4.4.3. Kết qu phòng bnh cho ln

Trong suốt thời gian thực tập chúng em và công nhân chăn nuôi đã thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh, sát trùng người và dụng cụchăn nuôi đúng quy cách. Hàng ngày tham gia quét dọn, phun sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh, khơi thông cống rãnh thoát nước, tích cực diệt ruồi muỗi, diệt chuột, định kỳthay nước sát trùng, rắc vôi bột xung quanh chuồng, đường đi và khu vực xung quanh trang trại, thường xuyên phun thuốc sát trùng chuồng nuôi. Nhờ tuân thủ nghiêm ngặt khâu sát trùng nên trại lợn nái Bùi Huy Hạnh hạn chế được dịch bệnh.

Thực hiện phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trại lợn nái Bùi Huy Hạnh có quy trình tiêm phòng vắc xin rất cụ thể và thực hiện đúng quy

trình. Đối với lợn hậu bị tiêm vắc xin khô thai, vắc xin tai xanh. Đối với lợn con tiêm vắc xin Mycoplasma, Circo, Fe + B12, ngoài ra còn cho lợn con uống Amox và Toltrazuril phòng bệnh hội chứng tiêu chảy và bệnh cầu trùng. Trong quá trình thực tập chúng em đã học hỏi và cùng tham gia với các kỹ sư, tổtrưởng của trại thực hiện các biện pháp phòng bệnh trên.

4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái và lợn con tại trại

4.5.1. Tình hình mc bnh ca ln nái và ln con theo m

Trong thời gian thực tập tại trại, qua theo dõi đàn lợn nái sinh sản, em thấy rằng lợn nái sau khi đẻ hay mắc nhất bệnh viêm tử cung và bệnh viêm vú, kết quả theo dõi hai bệnh nay được trình bảy ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản Bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Viêm tử cung 112 13 11,61 Viêm vú 5 4,46

Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Trong tổng số 112 lợn nái em theo dõi trong thời gian vừa qua, có 13 lợn nái bị viêm tử cung sau đẻ (chiếm tỷ lệ 11,61%); có 5 lợn nái bị bệnh viêm vú (chiếm tỷ lệ 4,46%).

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [7] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 - 50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007) [26] lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,4%. Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [27] cho biết: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng em thì thấy rằng lợn nái trong trại Bùi Huy Hạnh có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.

Đối với lợn con thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp. Kết quả theo dõi bệnh này được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Bệnh Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Tiêu chảy 1.338 297 22,20 Viêm phổi 1.338 17 1.27 Viêm khớp 1.338 29 2,17

Bảng 4.10 cho thấy: Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi là đối tượng mắc rất nhiều bệnh. Qua bảng ta thấy, trong 1338 con lợn theo dõi có 297 con mắc bệnh tiêu chảy, chiếm 22,20%; 17 con lợn bị viêm phổi, chiếm 1,27%; 29 con lợn bị viêm khớp, chiếm 2,17%.

Như vậy, bệnh phổ biến nhất ở trại là tiêu chảy, chiếm tỷ lệ cao 22,20%, tỷ lệ bệnh viêm phổi là 1,27%, viêm khớp chiếm 2,17%.

4.5.2. Kết quđiều tr bnh cho ln nái sinh sn ti tri

Bảng 4.11. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại Tên bệnh Thuốc điều trị Liệu trình Số con điều trị Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Viêm tử cung - Pendistrep - Vetrimoxin LA - Oxytocine +Pendistrep: 1 ml/10kg TT/ 1 ngày/1lần hoặctiêm Vetrimoxin LA: 1 ml/10kgTT/1 ngày/1 lần + Oxytocine: 5 ml/con 13 12 92,30 Viêm vú - Analgin - Vetrimoxin LA + Cục bộ: phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh

+ Toàn thân: Tiêm Analgin

(1ml/10kgTT/1lần/ngày).

Tiêm Vetrimoxin LA: (1

ml/10kgTT/1lần/2ngày).

Qua bảng 4.11 ta thấy số lợn được điều trị khỏi là 12 nái trong tổng 13 nái mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ 92,30% và 5 nái trong tổng số 5 nái mắc bệnh bệnh viêm vú chiếm 100%. Tỷ lệ khỏi cao là do đội ngũ công nhân thực hiện đúng pháp đồ điều trị.

4.5.3. Kết quđiều tr bnh cho ln con theo m ti tri

Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn con tại trại Chỉ tiêu Tên bệnh Thuốc điều trị Kết quả Số con điều trị Số con khỏi (con) Tỷ lệ (%) Tiêu chảy - Nor – 100 - Enrofloxacin - Genta- Tylo - 297 271 91,24

Viêm phổi - Tylogenta

- Hitamox LA 17 15 88,23 Viêm khớp Tiêm Vetrimoxin: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày. Hoặc dùng: Pendistrep L.A 1ml/10kgTT/1 ngày/1lần 29 24 82,76

Kết quả bảng 4.12: Số lượng lợn con mắc hội chứng tiêu chảy được tiến hành điều trị là 297 con, số con được điều trị khỏi là 271 con, chiếm 91,24 %. Lợn con mắc viêm phổi đã được điều trị là 17 con và sau điều trị khỏi 15 con, chiếm tỷ lệ 88,23%. Số lợn con mắc viêm khớp điều trị là 29con và số con khỏi là 24 con, chiếm tỷ lệ 82,76%

4.6. Kết quả thực hiện công tác khác tại cơ sở

Bên cạnh công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, trong quá trình 6 tháng thực tập em còn trực tiếp tham gia vào một số thao tác trên đàn lợn nái, lợn con và lợn đực. Kết quả được trình bày chi tiết ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Kết quả thực hiện một số công tác khác Loại lợn Công tác khác Sốlượng (con) Kết quả an toàn/đạt(con) Tỷ lệ (%) Lợn con

Mài nanh, cắt tai, bấm đuôi 250 250 100

Thiến lợn con 135 135 100

Mổ hecni 3 3 100

Lợn nái Phối cho lợn nái 180 180 100

Lợn đực Khai thác tinh 18 18 100

Bảng 4.13 cho thấy trong quá trình thực tập, em đã được học hỏi rất nhiều kĩ thuật trong quy trình chăm sóc, quản lý lợn nái sinh sản. Qua đây, em thấy tự tin và vững vàng hơn, chuyên môn cũng như tay nghề được nâng lên. Em đã thành thạo một số thao tác như mài nanh, cắt tai, bấm đuôi, thiến lợn con, mổ hecni trên lợn con, khai thác tinh và phối cho lợn nái.

Số lần khai thác tinh và phối cho lợn nái mà em trực tiếp làm chưa được nhiều do khi lợn lên giống đồng loạt, cần kết hợp với kỹ sư, công nhân để tiến hành thụ tinh nhanh, tránh bỏ lỡ thời điểm thích hợp. Khai thác tinh là thao tác khó, không những đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn phụ thuộc vào mức độ khó hay dễ khai thác của lợn đực, nếu thao tác không chuẩn có thể gây ảnh hưởng tới việc khai thác sau này.

tác, yêu cầu và ý nghĩa của từng công việc cụ thể như: lợn con sau đẻ trong vòng 1 ngày cần bấm nanh để tránh làm tổn thương vú lợn mẹ, bấm đuôi tránh việc cắn nhau khi lớn lên và tăng khả năng sinh trưởng. Công tác chuẩn bị và thao tác khi khai thác, thụ tinh nhân tạo cần tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật để đạt được hiệu quả cao nhất.

+ Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục, thụ tinh nhân tạo và khai thác

tinh mà em đã được học tại trại

* Phát hiện lợn nái động dục:

- Khi cho lợn đực đi qua các ô chuồng nhốt lợn nái thì lợn nái có biểu hiện kích thích thần kinh tai vểnh lên và đứng ì lại.

- Lợn nái bỏ ăn, kêu rít, nhảy lên lưng con khác.

- Cơ quan sinh dục có biểu hiện: Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ, có dịch tiết chảy ra trong, loãng và ít, sau đó chuyển sang đặc dính, động vào thì né tránh.

- Lợn đứng im khi xoa hay ngồi lên lưng.

Sau khi phát hiện lợn nái động dục thì công việc quan trọng quyết định

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ nuôi tại trại lợn bùi huy hạnh xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 51)