Bệnh viêm tử cung ở bò sữa

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho bò sữa tại trang trại bò sữa kibbutz lotan israel (Trang 28 - 34)

M ỤC LỤC

2.3.3. Bệnh viêm tử cung ở bò sữa

Theo tác giả Settergreen và cs (1986)[34] thì một gia sức cái được đánh giá là có khả năng sinh sản tốt trước hết phải kể đến sự nguyên vẹn và bình thường của cơ quan sinh dục. Bất kì bộ phận nào của cơ quan sinh dục cái bị bệnh đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc (Anberth Youssef, 1997)[19].

Theo Phạm Trung Kiên (2012)[6] trong số các bệnh ở đường sinh dục trâu bò cái, bệnh thường gặp và gây hại về kinh tế lớn nhất là bệnh ở tử cung, chúng bao gồm: viêm tử cung và viêm cổ tử cung

Theo các tác giả Đặng Đình Tín (1985)[17], Nguyễn Kim Ninh và Bạch Đằng Phong (1994)[10], Huỳnh Văn Kháng (1995)[5], Bạch Đằng Phong (1995)[13], đã có những nghiên cứu và tổng kết về một số bệnh cơ quan sinh dục cái ở đại gia súc. Hiện nay những tư liệu nghiên cứu về bò sữa đã có khá nhiều, trong đó nội dung bệnh ở từng bộ phận cơ quan sinh dục được nghiên cứu toàn diện

 Nguyên nhân

Cổ tử cung được cấu tạo bởi nhiều lớp cơ rắn chắc, niêm mạc có nhiều nếp gấp, cổ tử cung là hàng rào bảo vệ của tử cung. Cổ tử cung luôn ở trạng thái đóng, nó chỉ hé mở khi động dục hoặc bị viêm, chỉ mở hoàn toàn khi đẻ (Kenneth. Mc Enter và cs, 1986)[25].

23

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tử cung: bệnh viêm tử cung thường là do sai sót về thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay các dụng cụ không phù hợp, làm niêm mạc cổ tử cung bị xây xát dẫn đến viêm. Viêm cổ tử cung còn do kể phát từ viêm âm đạo (Shafik Ebrahim Taufik và cs, 1986)[36].

Dùng các thiết bị kỹ thuật để soi qua âm đạo thấy cổ tử cung mở với đường kính từ 1 - 2 cm, niêm mạc sung huyết hoặc phù rõ, trường hợp nặng có vết loét và dính mủ (Nongthombam Babu Singh và cs, 1986)[29]. Có trường hợp cổ tử cung sưng to và cứng là do tổ chức tăng sinh (Đặng Đình Tín, 1985)[17].

Hậu quả của viêm cổ tử cung là khi gia súc động dục thì niêm dịch không thoát ra ngoài được việc này có thể dẫn đến viêm tử cung. Không chăm sóc tốt, thời kỳ hồi phục tử cung sau khi đẻ không giữ vệ sinh, sót nhau, sát nhau, dãn cổ tử cung, âm đạo tích chất dơ, tích nước tiểu, những thao tác đưa dụng cụ vào cổ tử cung không an toàn, không vệ sinh là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển gây viêm tử cung.

- Do nhiễm vi khuẩn khi giao phối do bò đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vô trùng và sau khi đẻ khó phải can thiệp từ bên ngoài.

- Những vi khuẩn gây viêm tử cung thường gặp: Streptococcus

hemolitica, Staphylococcus aureus, Proteus vulgalis, Klebsiella, E.coli…

- Kế phát của bệnh viêm âm đạo và viêm phúc mạc

Theo Liễu Kiều (11/2017) [7] Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như giảm sức sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, giảm 8 – 10% tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên

* Triệu chứng

24

tử cung, Ban A và cs (1986)[20] nghiên cứu về sự liên quan giữa các trạng thái bệnh lý ở tử cung với hiện tượng vô sinh của bò.

Trong nước, các tác giả Nguyễn Tấn Anh và cs (1984)[1], Đặng Đình Tín (1985)[17], Nguyễn Kim Ninh và Bạch Đằng Phong (1994)[10], Bạch Đằng Phong (1995)[13] đã tổng hợp những thành tựu khoa học và kết hợp với các công trình nghiên cứu của mình đã chia bệnh viêm tử cung ra làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung và viêm tương mạc tử cung.

- Viêm nội mạc tử cung:

Viêm nội mạc tử cung là sự nhiễm trùng. Nguyên nhân chung nhất của sự nhiễm trùng là sự xẩy thai, quá trình đẻ và sát nhau sau khi đẻ; đỡ đẻ và can thiệp không cẩn thận, không vô trùng kỹ các dụng cụ và tay người làm... Theo Debois (1989)[22] viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái do làm ảnh hưởng đến sự phân tiết PGF2a để làm tiêu biến thểvàng đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tổ của thai.

Đây là thể viêm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viêm tử cung. Samad và cs (1987)[32] theo dõi 293 con trâu bị mắc bệnh ở cơ quan sinh dục thì những trường hợp trâu bị viêm nội mạc tử cung là cao nhất, chiếm 35,9% so với các bệnh sản khoa còn lại.

Theo Settergreen và cs (1986)[34] thì ở bò bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi đẻ, nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm niêm mạc tử cung tổn thương. Sau đó là các vi khuẩn như: Steptococcus, Staphylococcus, E. coli, Brucela, Salmonella, C. pyogenes, trùng roi Trycomonas foetus tác động gây viêm nội mạc tử cung

Khi bị bệnh, con vật có triệu chứng: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, đau nhẹ có hiện tượng cong lưng rặn ra hỗn dịch như mủ, dịch viêm, các mảnh hoại tử niêm mạc tử cung ra khỏi cơ quan sinh dục.

25

Trường hợp dịch chảy ra nhiều thì xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên hông dính nhiều dịch bần khô lại thành những đám vầy màu trắng, xám. Khi kiểm tra âm đạo thì cổ tửcung hơi mở, dịch viêm và niêm dịch chảy ra nhiều. Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện tử cung sưng to, hai sừng tử cung không cân xứng nhau, thành tử cung sưng dày và mềm hơn bình thường, kích thích nhẹ sừng tử cung co lại yếu. Có hiện tượng chuyển động sáng trong trường hợp có nhiều dịch viêm, mủ tích lại trong tử cung

- Viêm cơ tử cung:

Viêm cơ tửcung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập, quá trình viêm phát triển sâu làm các tế bào tổ chức bị phân giải, hệ thống mạch quản và lâm ba quản bị tổn thương, các lớp cơ và một ít lớp tương mạc bị hoại tử (Settergreen và cs, 1986)[34].

Khi bị viêm cổ tử cung con vật thường sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống kém, giảm hoặc ngừng nhai lại, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Thường kế phát các bệnh như: chướng bụng, đầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc đau đớn và rặn liên tục ra những hỗn dịch mùi tanh, hôi thối màu đỏ nâu bao gồm: mủ, những mảnh tổ chức thối rữa từ đường sinh dục. Kiểm tra qua âm đạo thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch chảy nhiều, con vật đau đớn. Kiểm tra qua trực tràng thì tử cung to hơn, hai sừng tử cung to nhỏ không đều, thành tử cung dày và cứng. Kích thích nhẹ vật rất đau và rặn mạnh, nhiều hỗn dịch bẩn từ tử cung thải ra ngoài. Viêm cổ tử cung rất dễ gây nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ do lớp cơ và lớp tương mạc bị hoại tử, tử cung bị hoại tử, thậm chí thủng từng đám.

- Viêm tương mạc tử cung

Theo Samad và cs (1987)[32], Đặng Đình Tín (1985)[17] viêm tượng mạc tử cung thường kể phát từ viêm cổ tử cung. Thể viêm này thường tiến triển cấp

26

tính với các triệu chứng cục bộ và toàn thân rất điển hình.

Khi bị bệnh con vật có biểu hiện thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh, ủ rũ, kém ăn, đại tiểu tiện khó khăn, giảm ăn và nhai lại kém đôi khi ngừng nhai lại, lượng sữa còn rất ít hay mất hẳn, thường kể phát viêm vú. Con vật luôn đau đớn, Cong lưng, cong đuôi rặn liên tục, hỗn dịch màu nâu được đẩy ra khỏi đường sinh dục là: mủ, tổ chức hoại tử, mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung không cân đối, kích thích có biểu hiện đau đớn rõ rệt, mặn mạnh hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc dính với các bộ phận xung quanh có thể phát hiện được vì hình dáng của tử cung thay đổi, có trường hợp không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Lúc đầu, lớp tượng mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển thành màu đỏ sẫm và trở lên sần sùi, mất tính trơn bóng. Các tế bào bị hoại tử, bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Trường hợp viêm nặng, lớp tương mạc đính với các tổ chức xung quanh, dẫn đến viêm mô tử cung, viêm phúc mạc. Viêm tượng mạc thường dân đến kế phát viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.

Theo Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Văn Thành (12/2004)[11],viêm tử cung mức độ 2 và 3 ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian động dục lại sau khi sinh, làm gia tăng khoảng cách giữa 2 lứa đẻ.

* Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng: quan sát các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu như dịch mủ từ âm hộ chảy ra, kiểm tra âm đạo, tử cung.

- Xét nghiệm vi sinh vật từ dịch âm đạo và tử cung, xác định vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ giúp cho việc điều trị.

*Phòng bệnh

- Giữ vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả.

- Tắm chải gia súc hàng ngày, thường xuyên lau rửa cơ quan sinh dục, vùng chân sau, bầu vú bằng neo-xanh

27

- Kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm. - Nâng cao sức đề kháng cho bò để chống lại vi khuẩn.

Theo Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm 2004[18]: sau khi đẻ thì tử cung cần phỉ được hồi phục cả về mặt thực thể và sinh lý, buồng trứng phải được trỏ lại hoạt động bình thường để bò cái lại có thể có thai tiếp

*Điều trị

Thụt rửa âm đạo, tử cung bằng một trong các dung dịch sát trùng: Iodine 0.5% ; Rinanol 0.3% ; thuốc tím 0.1%.... ngày 1-2 lần

Dùng kháng sinh điều trị: Ampicillin 30mg/kg TT/ngày, liệu trình 4-5 ngày, Hanocyclin – LA 1mg/15kg TT, 3 ngày/lần.

28

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Đàn bò sữa Hà Lan nuôi tại trang trại bò sữa thuộc kibbutz lotan phía nam Israel.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho bò sữa tại trang trại bò sữa kibbutz lotan israel (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)