Yếu tố thời tiết khí hậu có thể ảnh hưởng đến tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản, vì thời tiết khí hậu tác động đến môi trường sống của lợn. Nếu thời tiết khí hậu tốt lợn sẽ khỏe mạnh, khả năng đề kháng với mầm bệnh tốt, lợn sẽ hạn chế mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Để thấy rõ thời tiết khí hậu của các tháng nuôi khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh của lợn nái sinh sản hay không, chúng tôi đã theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản theo tháng nuôi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi Tháng theo dõi Số nái theo dõi (con) Số nái mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Bệnh viêm
tử cung Bệnh viêm vú Hiđẻện tượng khó Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) 6 56 18 32,14 10 55,55 1 5,56 7 38,89 7 56 15 26,79 9 60,00 1 6,67 5 33,33 8 56 14 25,00 9 64,29 1 7,14 4 28,57 9 56 10 17,86 6 60,00 1 10,00 3 30,00 10 56 12 21,42 7 58,33 1 8,33 4 33,33 Tính chung 280 69 24,64 41 59,42 5 7,25 23 33,33
Kết quả bảng 4.5 cho thấy khi theo dõi 280 lợn nái sinh sản ở các tháng 6, 7, 8, 9 và 10 năm 2018 thì thấy rằng lợn nái mắc bệnh sinh sản ở tháng 6 là cao nhất (32,14%), tiếp đến là tháng 7 (26,79%) và thấp nhất là tháng 9 (17,86%). Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung ở các tháng biến động từ 50,00 – 64,29% và cao nhất ở tháng 8 (64,29%) và thấp nhất ở tháng 9 (50,00%). Hiện tượng đẻ khó có tỷ lệ mắc bệnh ở các tháng 6, 7 và 10 cao hơn tháng 8 và 9. Bệnh viêm vú mỗi tháng chỉ thấy một lợn nái mắc bệnh với tỷ lệ mắc bệnh biến động từ 5,56 – 10%.
Qua số liệu trên cho thấy thời tiết khí hậu ở các tháng khác nhau cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái. Mặt khác, tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản ở các tháng khác nhau cũng phụ thuộc vào lứa đẻ của lợn nữa. Qua đây cho thấy yếu tố môi trường sống là rất quan trọng có ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản. Do vậy, cải thiện môi trường sống, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi sạch sẽ, ổn định yếu tố nhiệt độ và
ẩm độ chuồng nuôi có ý nghĩa quan trọng giúp lợn nái sống khỏe mạnh và ít bệnh đường sinh dục.
4.2.4. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản
Sau khi tiến hành theo dõi 280 lợn nái sinh sản, chúng tôi đã tổng kết và đưa ra những triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản như được trình bày ở bảng 4.6.
Bảng 4.6. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản
Triệu
chứng Viêm tử cung Viêm vú Hiện tượng đẻ khó
Sốt 40 - 41oC 40 - 41oC Sốt nhẹ - Bên ngoài - Dịch viêm: + Màu + Mùi - Lợn tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy hay đè con. + Dịch trong hoặc đục lợn cợn, lẫn máu. + Mùi tanh thối
- Lá vú sưng to hoặc cả
bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra rồi thoái hóa và bong ra, da vú màu đỏ.
+ Xuất hiện cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu.
+ Mùi hôi
- Lợn rặn tích cực nhiều
lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm.
+ Dịch nhờn có cứt su, lẫn máu.
+ Mùi tanh hôi Phản ứng
đau Đau đớn
Sờ tay vào
có cảm giác đau Đau đớn, khó chịu
Kết quả bảng 4.6 đã cho biết những biểu hiện lâm sàng chính của lợn nái khi mắc một số bệnh sinh sản. Qua đó, ta có thể nhận biết được các bệnh khi lợn nái mắc và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời tránh làm bệnh lây lan gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng con giống.
40 - 41oC, lợn tiểu ít, nước tiểu màu vàng, phân có màng nhầy, hay đè con, ở cơ quan sinh dục xuất hiện dịch viêm có màu trong hoặc đục lợn cợn, khi bệnh nặng thì dịch lẫn máu và có mùi tanh, phản xạ kém với tác động bên ngoài, đau đớn. Bệnh viêm vú con vật có biểu hiện sốt 40 - 41oC, lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra và thoái hóa rồi bong ra, khi vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu, mùi hôi, sờ tay vào con vật có cảm giác đau đớn, khó chịu.
Khi lợn nái mắc bệnh đẻ khó thì có biểu hiện sốt nhẹ, rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm, dịch nhờn có cứt su, lẫn máu, mùi tanh, hôi, con vật đau đớn.
4.2.5. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ
Lợn con sau khi sinh do thay đổi điều kiện sống kết hợp với cơ quan điều tiết thân nhiệt, hệ thống miễn dịch và bộ máy tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị mắc bệnh. Một trong những bệnh phổ biến nhất hiện nay ở lợn con là bệnh lợn con phân trắng, tiếp đến là bệnh cầu trùng ở lợn cũng xuất hiện khá phổ biến và trong những năm gần đây xuất hiện bệnh viêm khớp, đặc biệt là trong trang trại chăn nuôi theo quy mô công nghiệp. Dựa trên triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh, chúng tôi đã chẩn đoán lợn con mắc các bệnh trên. Kết quảđược trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ Tên bệnh Số lợn theo dõi
(con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Bệnh lợn con phân trắng 1160 413 35,60 Viêm khớp 1160 56 4,83 Bệnh cầu trùng 1160 18 1,55 Tính chung 1160 487 41,98
Kết quả bảng 4.7 cho thấy trong 1160 lợn con theo dõi thì có 413 lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng, chiếm tỷ lệ 35,60% (cao nhất trong 3 bệnh của lợn con), tiếp đến là bệnh viêm khớp có 56 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 4,83% và bệnh cầu trùng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất có 18 con mắc, chiếm tỷ lệ 1,55%. Khi tính chung lợn con theo mẹ mắc các bệnh phân trắng lợn con, bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng là 41,98 %.
Tác giảTrương Lăng (2000) [9] nhận định bệnh lợn con phân trắng là hội chứng lâm sàng phức tạp, đặc điểm của bệnh là viêm dạ dày ruột, ỉa phân trắng và gầy sút rất nhanh. Ở nước ta, lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng là rất phổ biến, trong các cơ sở chăn nuôi tỷ lệ mắc bệnh biến động từ 25% - 100%. Kết quả điều tra của chúng tôi trong khóa luận này cũng nằm trong khoảng biến động về tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng của Trương Lăng (2000) [9].
Qua đây cho thấy điều kiện vệ sinh và sự thay đổi môi trường, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nhiễm bệnh. Điều kiện vệ sinh kém không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻđàn lợn, lợn con rất mẫn cảm với sự thay đổi thời tiết. Do vậy sức đề kháng của con vật giảm dần, đến lúc nào đó khi sức đề kháng của cơ thể và mầm bệnh bị mất cân bằng thì mầm bệnh sẽ nhân lên về sốlượng và tiết độc lực để gây bệnh.
Mặt khác chế độ dinh dưỡng của lơn mẹ không phù hợp, hoặc thay đổi chếđộ ăn bất thường cũng ảnh hưởng tới khảnăng mắc bệnh của lợn con.
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số góp ý cho chủ trại chăn nuôi lợn nái sinh sản giúp hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng như sau: khi thời tiết thay đổi cần đảm bảo cho ấm áp vào mùa Đông và thoáng mát về mùa Hè, giữ cho nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi luôn luôn ổn định phù hợp với lợn con, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho nái mẹ phù hợp, định kỳ phun thuốc sát trùng, đảm bảo nuôi nhốt hợp lý và quy trình tiêm phòng nghiêm.
4.2.6. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi
Để thấy rõ lứa tuổi nào của lợn con mắc bệnh với tỷ lệ cao, chúng tôi đã tiến hành phân tích số liệu lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi. Kết quả tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi Lứa tuổi (ngày) Số con theo dõi (con) Số con mắc bênh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) Bệnh lợn con phân trắng Bệnh viêm khớp Bệnh cầu trùng Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc (con) Tỷ lệ (%) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1-7 1160 86 7,41 78 90,70 8 9,30 0 0 8-14 1160 280 24,14 244 87,14 18 6,43 18 6,43 15-21 1160 121 10,43 91 75,21 30 24,79 0 0 Tính chung 1160 487 41,98 413 84,80 56 11,50 18 3,70
Kết quả bảng 4.8 cho thấy lợn con theo mẹ có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất ở lứa tuổi từ 8 - 14 ngày (24,14%), tiếp đến là lứa tuổi từ 15 - 21 ngày (10,43%) và thấp nhất là lứa tuổi từ 1 - 7 ngày (7,41%). Lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng chiếm tỷ lệ cao nhất (84,80%) so với bệnh viêm khớp và bệnh cầu trùng (lần lượt là 11,50% và 3,70%). Đối với bệnh viêm khớp có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi, trong khi đó bệnh cầu trùng thì cho thấy lợn con từ 8 - 14 ngày tuổi mắc bệnh này. Nguyên nhân lợn con theo mẹở trại lợn Bùi Huy Hạnh mắc bệnh cầu trùng thấp là do trại đã áp dụng biện pháp cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng lúc lợn con được 3 - 6 ngày tuổi. Điều này rất có hiệu quả khi phòng bệnh cầu trùng cho lợn con. Lợn con theo mẹ ở trại lợn Bùi Huy Hạnh mắc bệnh lợn con phân trắng với tỷ lệ rất cao và có xu hướng tỷ lệ mắc bệnh giảm dần theo lứa tuổi lợn (từ 90,70% giảm xuống còn
75,21%). Mặc dù trại đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật rất tốt như úm lợn con sau khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ lợn mẹ sau khi đẻ… nhưng tỷ lệ lợn con mắc bệnh này là khá cao. Nguyên nhân gây ra bệnh lợn con phân trắng thì rất nhiêu và phức tạp nên trang trại cần áp dụng các biện pháp tổng hợp và đồng bộ mới có thể giảm tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng xuống mức thấp nhất.
4.3. Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ
4.3.1. Kết quảđiều trị bệnh cho lợn nái sinh sản
Điều trị bệnh cho lợn mắc bệnh cần phải tiến hành sớm ngay sau khi phát hiện ra lợn bị bệnh, đồng thời phải lựa chọn phác đồ điệu trị tốt nhất, kháng sinh đặc hiệu nhất thì hiệu quả điều trị mới cao và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do lợn ốm và chết. Từ kết quả chẩn đoán như trình bày ở bảng 4.3, chúng tôi tiến hành điều trị bằng các phác đồ điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh. Kết quảđiều trị bệnh sinh sản cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quảđiều trị bệnh cho lợn nái sinh sản
Tên bệnh Số lợn điều trị (con) Số ngày điều trị TB (ngày) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung 41 5 39 95,12 Bệnh viêm vú 5 3 5 100 Hiện tượng đẻ khó 23 1 23 100
Từ kết quả bảng 4.9 cho thấy nếu khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Cụ thể: có 41 lợn nái bị viêm tử cung sau 5 ngày điều trị liên tục thì có 39 lợn đều khỏi bệnh, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 95,12%; bệnh viêm vú sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Đã xửlý được 23 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt tỷ lệ an toàn và khỏe mạnh là 100%. Kết quả bảng 4.9 cũng cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái trong khóa luận này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị không kéo dài, nên có
thể khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng các phác đồđiều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong quá trình chăn nuôi.
4.3.2. Kết quảđiều trị bệnh cho lợn con theo mẹ
Từ kết quả chẩn đoán lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con và bệnh viêm khớp như đã được trình bày ở bảng 4.7, chúng tôi tiến hành điều trị các bệnh này bằng các phác đồ điều trị hiệu quả. Kết quả điều trị các bệnh của lợn con được trình bày ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Kết quảđiều trị bệnh cho lợn con theo mẹ Tên bệnh Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Bệnh lợn con phân trắng 413 381 92,25 Bệnh cầu trùng 18 18 100 Bệnh viêm khớp 56 52 92,86
Kết quả bảng 4.10 cho thấy số lợn con điều trị bệnh lợn con phân trắng là 413 con, khỏi 318 con, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 92,25%. Điều trị bệnh cầu trùng 18 con, khỏi bệnh 18 con, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Khi điều trị bệnh viêm khớp cho 56 con lợn con thì tỷ lệ khỏi là 52 con, đạt 92,86%. Kết quả trên cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh của lợn con được sử dụng trong khóa luận này là có hiệu quả rất cao. Vì thế có thể khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng các phác đồđiều trịnày để điều trị cho lợn con khi bị mắc bệnh trong quá trình chăn nuôi.
4.3.3. Kết quả thực hiện một số công tác khác trong thời gian thực tập tại trại
Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.
Bảng 4.11 Kết quả thực hiện một số công việc khác tại cơ sở
STT
Công việc Số lượng
(con)
Kết quả (an toàn) Thực hiện
(con)
Tỷ lệ (%)
1 Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 1160 1160 100
2 Thiến lợn đực 530 516 97.35
3 Mổ hecni 60 52 86.66
4 Truyền dịch cho lợn mẹ 36 36 100
5 Cho lợn ăn 300 300 100
6 Tắm cho lợn mẹ 500 500 100
Qua bảng 4.11 có thể thấy trong thời gian thực tập tôi thực hiện các công việc về phẫu thuật và thủ thuật trên đàn lợn con. Công việc mài nanh, bấm số tai là được thực hiện nhiều nhất với số con làm được là 1160 con (đạt 100%). Vì lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con.
Công việc mổ hecni chiếm tỷ lệ thấp do số lượng lợn con bị hecni thấp, trong 6 tháng thực tập tôi có theo dõi và phát hiện được 60 con lợn con bị hecni và tiến hành mổ thành công được 52 con (đạt tỷ lệ 86.66%). Nguyên nhân dẫn đến lợn con bị hecni chủ yếu là do di truyền khi đẻ ra lợn con đã bị, một phần là do trong quá trình thao tác kỹ thuật thiến lợn không đúng làm sa ruột bẹn.
Ngoài ra tôi còn được tham gia vào một số công việc như: cho lợn ăn, tăm cho lợn mẹ, truyền dịch cho lợn mẹ…
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
- Đã thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con