Công tácđiều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn bùi huy hạnh xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 50)

4.3.1. Kết quđiều tr bnh cho lợn nái sinh sn

Điều trị bệnh cho lợn mắc bệnh cần phải tiến hành sớm ngay sau khi phát hiện ra lợn bị bệnh, đồng thời phải lựa chọn phác đồ điệu trị tốt nhất, kháng sinh đặc hiệu nhất thì hiệu quả điều trị mới cao và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do lợn ốm và chết. Từ kết quả chẩn đoán như trình bày ở bảng 4.3, chúng tôi tiến hành điều trị bằng các phác đồ điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh. Kết quảđiều trị bệnh sinh sản cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Kết quảđiều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

Tên bệnh Số lợn điều trị (con) Số ngày điều trị TB (ngày) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Viêm tử cung 41 5 39 95,12 Bệnh viêm vú 5 3 5 100 Hiện tượng đẻ khó 23 1 23 100

Từ kết quả bảng 4.9 cho thấy nếu khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao. Cụ thể: có 41 lợn nái bị viêm tử cung sau 5 ngày điều trị liên tục thì có 39 lợn đều khỏi bệnh, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 95,12%; bệnh viêm vú sau 3 ngày điều trị, cho tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Đã xửlý được 23 lợn nái đẻ khó, kết quả là sau khi xử lý cả mẹ và con đều khỏe mạnh, ăn uống bình thường, đạt tỷ lệ an toàn và khỏe mạnh là 100%. Kết quả bảng 4.9 cũng cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh sinh sản của lợn nái trong khóa luận này đều có hiệu lực điều trị tốt, thời gian điều trị không kéo dài, nên có

thể khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng các phác đồđiều trị này để điều trị cho lợn nái khi mắc các bệnh về sinh sản trong quá trình chăn nuôi.

4.3.2. Kết quđiều tr bnh cho lợn con theo m

Từ kết quả chẩn đoán lợn con mắc bệnh phân trắng lợn con và bệnh viêm khớp như đã được trình bày ở bảng 4.7, chúng tôi tiến hành điều trị các bệnh này bằng các phác đồ điều trị hiệu quả. Kết quả điều trị các bệnh của lợn con được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kết quảđiều trị bệnh cho lợn con theo mẹ Tên bệnh Số lợn điều trị (con) Số lợn khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) Bệnh lợn con phân trắng 413 381 92,25 Bệnh cầu trùng 18 18 100 Bệnh viêm khớp 56 52 92,86

Kết quả bảng 4.10 cho thấy số lợn con điều trị bệnh lợn con phân trắng là 413 con, khỏi 318 con, đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 92,25%. Điều trị bệnh cầu trùng 18 con, khỏi bệnh 18 con, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Khi điều trị bệnh viêm khớp cho 56 con lợn con thì tỷ lệ khỏi là 52 con, đạt 92,86%. Kết quả trên cho thấy các phác đồ điều trị các bệnh của lợn con được sử dụng trong khóa luận này là có hiệu quả rất cao. Vì thế có thể khuyến cáo người chăn nuôi sử dụng các phác đồđiều trịnày để điều trị cho lợn con khi bị mắc bệnh trong quá trình chăn nuôi.

4.3.3. Kết qu thc hiện một số công tác khác trong thời gian thực tập tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại chúng tôi vừa tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như mài nanh, bấm số tai, thiến lợn đực và mổ hecni. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11 Kết quả thực hiện một số công việc khác tại cơ sở

STT

Công việc Số lượng

(con)

Kết quả (an toàn) Thực hiện

(con)

Tỷ lệ (%)

1 Mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi 1160 1160 100

2 Thiến lợn đực 530 516 97.35

3 Mổ hecni 60 52 86.66

4 Truyền dịch cho lợn mẹ 36 36 100

5 Cho lợn ăn 300 300 100

6 Tắm cho lợn mẹ 500 500 100

Qua bảng 4.11 có thể thấy trong thời gian thực tập tôi thực hiện các công việc về phẫu thuật và thủ thuật trên đàn lợn con. Công việc mài nanh, bấm số tai là được thực hiện nhiều nhất với số con làm được là 1160 con (đạt 100%). Vì lợn con sau khi sinh cần phải mài nanh luôn nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ khi bú cũng như tránh việc lợn con cắn nhau, bấm số tai sớm để vết thương nhanh liền, ít chảy máu và giảm stress cho lợn con.

Công việc mổ hecni chiếm tỷ lệ thấp do số lượng lợn con bị hecni thấp, trong 6 tháng thực tập tôi có theo dõi và phát hiện được 60 con lợn con bị hecni và tiến hành mổ thành công được 52 con (đạt tỷ lệ 86.66%). Nguyên nhân dẫn đến lợn con bị hecni chủ yếu là do di truyền khi đẻ ra lợn con đã bị, một phần là do trong quá trình thao tác kỹ thuật thiến lợn không đúng làm sa ruột bẹn.

Ngoài ra tôi còn được tham gia vào một số công việc như: cho lợn ăn, tăm cho lợn mẹ, truyền dịch cho lợn mẹ…

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

- Đã thực hiện tốt quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Kết quả tiêm phòng vaccine cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đạt tỷ lệ an toàn là 100%.

- Tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản là 24,64%, trong đó mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất (14,64%), sau đó đến hiện tượng đẻ khó (8,21%), và thấp nhất là bệnh viêm vú (1,79%).

- Tỷ lệ lợn con mắc bệnh lợn con phân trắng là cao nhất (35,60%), và thấp nhất là bệnh cầu trùng (1,55%).

- Kết quả điều trị một số bệnh của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ đều đạt tỷ lệ khỏi bệnh từ 92,25 - 100%.

- Kết quả thực hiện một số công việc khác tại trại như mai nanh, bấm tai,cắt đuôi đã thực hiện 1160 con và thực hiên (100%). Mổ hecni 60 con, an toàn 52 con và đạt tỷ lệ(87,66%). Thiến 530 con, an toàn 516 con đạt tỷ lệ

5.2. Đề nghị

- Thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản.

- Hạn chế can thiệp bằng tay trong xử lý lợn nái đẻ khó hoặc nếu có can thiệp bằng tay thì thực hiện đúng quy định sát trùng tiêu độc đẻ giảm tỷ lệ lợn nái bị viêm tử cung sau khi đẻ.

- Cần phải theo dõi chặt chẽ tất cả các lợn nái sau khi đẻ để phát hiện lợn nái bị mắc các bệnh sinh sản sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm ảnh hưởng của các bệnh này đến khả năng sinh sản của lợn nái.

- Thực hiện tốt quy trình chăm sóc lợn con sơ sinh sau khi đẻ, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và áp dụng biện pháp tập cho lợn con ăn sớm để hạn chế đến mức thấp nhất các bệnh của lợn con trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ

thuật Thú y, 23(5), tr. 51 – 56.

2. Bilken (1996), Quản lý lợn cái và lợn đực hậu bị để sinh sản có hiệu quả,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Xuân Bình (2000), Kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Xuân Bình (2005), Trị bệnh heo nái, heo con, heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

5. Phạm Tiến Dân (1998), Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm vú đàn lợn nái nuôi tại

Hưng Yên, Luận văn thạc sỹchăn nuôi, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 6. Trần Tiến Dũng (2004), “Kết quả ứng dụng hormone sinh sản và điều trị

hiện tượng chậm động dục lại sau khi đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, 2 (1), tr. 66 - 69.

7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường tiêu hóa ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Lê Minh Hải (1998), Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố chuồng trại trong

chăn nuôi, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp miền Nam.

9. Trương Lăng (2000), Hướng dẫn điều trị các bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 77 - 91.

10.Nguyễn Quang Linh (2005),Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000), Thuốc thú y và cách sử dụng,

12.Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) ở lợn nái sinh sản, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

13.Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(5), tr. 720-726.

14.Lê Văn Năm (1997), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15.Nguyễn Hữu Ninh, Bạch Đăng Phong (2000), Bệnh sản khoa gia súc, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 25.

16.Nguyễn Như Pho (2002), “Ảnh hưởng của việc tăng cường điều kiện vệ sinh đến hội chứng MMA và năng suất sinh sản của heo nái”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, số 4.

17.Nguyễn Ngọc Phục (2005), Công tác thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao Động - Xã Hội, tr. 35.

18.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19.Lê Văn Phước (1997), Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độkhông khí đến tỷ lệ

nhiễm bệnh phân trắng lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

20. Christensen R. V., Aalbaek B. and Jensen H. E. (2007), “Pathology of udder lesions in sows”, J. Vet. Med. A Physiol Pathol Clin Med., 54(9), pp. 491. 21. Heber L., Cornelia P., Loan P. E., Ioana B., Diana M., Ovidiu S., Sandel

P. (2010), “Possibilities to Combat MMA Syndrome in Sows”,

Scientific Papers: Animal Science and Biotechnologies, 43 (2).

22. Ivashkevich O. P., Botyanovskij A. G., Lilenko A. V., Lemeshevskij P. V., Kurochkin D. V. (2011), “Treatment and prevention of postpartum

endometritis of sows”, Epizootiology, Immunobiology, Pharmacology, Sanitary Science: international scientific and practical, 1, pp. 48-53. 23. Kemper N. and Gerjets I. (2009), “Bacteria in milk from anterior and

posterior mammary glands in sows affected and unaffected by postpartum dysgalactia syndrome (PPDS)”, Acta Veterinaria Scandinavica, 51, pp. 26. 24. Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., PreiblerR.

(2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”,

Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift, 126, Heft 3/4, Seiten, pp. 130-136.

25. Kirwood R. N. (1999), “Influence of cloprostenol postpartum injection on sow and litter performance”, Swine Health Prod., 7, pp. 121-122.

26. Maes D., Papadopoulos G., Cools A., Janssens G. P. J. (2010), “Postpartum dysgalactia in sows: pathophysiology and risk factors”,

Tierarztl Prax, 38 (Suppl 1), pp. S15-S20.

III. Tài liệu internet

27.Arut Kidcha - orrapin (2006), MMA at farrowing: Guidelines for monitoring and preventio n, <http://www.better pharma.com>, Ngày truy cập 08/3/2019.

28.Martineau G. P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows,

<http://www.merck mauals.com>, Ngày truy cập 8/3/2019.

29.Muirhead M., Alexander T. (2010), Reproductive System, Managing Pig Healthand the Treatment of Disease,<http://www.thepigsite.com>, Ngày truy cập 24/3/2019.

30.Shrestha, A. (2012), Mastitis, Metritis and Agalactia in sows, <http://www.slideshare.net>, Ngày truy cập 24/3/2019.

31.White (2013), Pig health - Sow mastitis, <http://www.nadis.org.uk>, Ngày truy cập 24/3/2019.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Hình 1: Rắc vôi lối đi Hình 2: Lợn con sơ sinh

Hình 3: Thiến lợn Hình 4: Điều trị lợn

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn bùi huy hạnh xã tái sơn, huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)