Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh xã trung mỹ, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 32)

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Theo nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [10], bệnh suyễn lợn (Swine enzootic pneumonia) có những tên gọi khác nhau như: viêm phổi truyền nhiễm, viêm phế quản phổi lưu hành là một bệnh truyền nhiễm thường ở thể á cấp tính, cấp tính và lưu hành ở một địa phương, do Mycoplasma gây ra và đặc điểm là một chứng viêm phế quản phổi tiến triển chậm. Ngoài ra có nhiều loại vi trùng kế phát như:Streptococcus, Staphylococcus, Salmonella,…

Đặng Xuân Bình và cs (2007) [1] khi nghiên cứu tình hình nhiễm

Actinobacillus, Pleuropneumoniae và bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn đã cho

biết: Lợn thịt giai đoạn 2 - 3 tháng tuổi tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi theo đàn là 100%, trung bình 36,53% theo cá thể. Các tác giả cũng đã phân lập được vi khuẩn Actinobacillus, Pleuropneumoniae với tỷ lệ đạt 31,25 - 55,55%; trung bình là 37,83%.

Theo Trương Quang Hải và cs (2012) [6], khi xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn S. suis phân lập được ở lợn mắc bệnh viêm phổi cho biết: các chủng vi khuẩn S. suis mẫn cảm cao với các loại kháng sinh

như ceftiofur, florfenicol, amoxicillin, amikacin và có hiện tượng kháng lại một số kháng sinh streptomycin, neomycin, tetracycline. Điều này đã thể hiện theo thời gian vi khuẩn S. suis đã có hiện tượng kháng thuốc với một số kháng sinh thông dụng như streptomycin, neomycin, tetracycline và penicillin G.

Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa...

Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó, trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết.

Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [9] đã chỉ ra rằng, khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.

Đoàn Thị Kim Dung (2004) [2], cũng cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E. coli, Salmonella và Streptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi.

Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [4], đã cho biết:từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: ở phân 92,80%; ở gan 75,00%; ở lách 83,30% và ở ruột là 100%.

Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [19], lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu.

Nguyễn Chí Dũng (2013) [3], đã nghiên cứu và kết luận: vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [9] thì nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E. coli, Salmonella và Clostridium.

Số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh.

Theo Trần Đức Hạnh (2013) [7], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 30,32% và 5,12%; tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%), giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%).

Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [18] cho biết: vi khuẩn E.

coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy

ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với

Salmonella.

Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn... Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Theo Katri Levonen (2000) [23], việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có

thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella multocida

thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12).

Vi khuẩn S. suis được biết là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lây lan ở lợn. Các bệnh thường gặp như: Viêm khớp, nhiễm trùng máu, viêm màng não,

viêm ngoại tâm mạc, viêm nội tâm mạc, viêm thanh dịch, viêm phổi, viêm màng bụng, và thường dẫn đến chết đột ngột - theo nghiên cứu của Katri levonen (2000) [23].

Glawischning E. và Bacher (1992) [22], lại xác định Clostridium

perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và

đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn.

Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E.coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Akita E.M và Nakai S. (1993) [20], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêuchảy ở lợn con.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Đàn lợn thịt nuôi từ 3 tuần tuổi đến xuất chuồng.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại chăn nuôi Cù Xuân Thinh xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian: Từ 18/05/2019 đến 18/11/2019.

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi chuồng kín.

- Xác định tỷ lệ lợn mắc một số bệnh thường gặp ở lợn nuôi thịt. - Đánh giá kết quả điều trị bệnh.

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các ch tiêu theo dõi

- Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi

- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt - Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn thịt

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi

Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.3.2. Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại theo quy trình chăn nuôi của công ty CP.

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chuẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt bằng mắt thường qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, các dịch rỉ viêm (màu sắc, mùi...).

- Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh. Tỷ lệ lợn mắc bệnh(%) = số lợn mắc bệnh x 100 số lợn theo dõi Tỷ lệ khỏi (%) = số lợnkhỏi bệnh x 100 số lợn theo dõi Tỷ lệ nuôi sống (%) = 100% -

Số con kì đầu ̵ số con

kì cuối x 100 Số con kì đầu

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập và xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010 trên máy vi tính.

3.4 Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn thịt

Lợn thịt ở nước ta thường nuôi tới 5 - 6 tháng sẽ đạt trọng lượng từ 95 - 105 kg. Ở mức thể trọng này phẩm chất thịt ngon nhất và hiệu quả thức ăn bắt đầu giảm, lợn có xu hướng tích lũy nhiều mỡ, nếu tiếp tục nuôi thường không có lợi…

Ngườichăn nuôi luôn mong muốn lợn lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn ít và heo có phẩm chất thịt tốt. Nên với những biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ góp phần giúp nhà chăn nuôi đạt được các mục tiêu ở trên.

Tỷ lệ chết (%) = Số con chết x 100

3.4.1. Dinh dưỡng

Thời gian nuôi lợn thịt thường được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có những tiêu chuẩn dinh dưỡng khác nhau.

3.4.1.1. Giai đoạn 1

Lợn thịt được nuôi từ 70 - 130 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 20 - 60 kg. Đây là thời kỳ cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, do đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân. 3.4.1.2. Giai đoạn 2

Lợn thịt được nuôi từ 131 - 165 ngày tuổi và có trọng lượng trung bình từ 61 - 105 kg. Đây là thời kỳ lợn tích lũy mỡ vào các sớ cơ, các mô liên kết nên lợn sẽ phát triển theo chiều ngang, mập ra. Nên giai đoạn này heo cần nhiều glucid, lipid hơn giai đoạn 1, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn. Dư dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn và tăng lượng mỡ.

3.4.2. Kỹ thuật cho ăn

3.4.2.1. Số lượng thức ăn

Theo như phần trình bày về Dinh Dưỡng ở trên thì cơ thể lợn phát triển theo 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu cơ thể lợn sẽ phát triển số lượng tế bào cơ và giai đoạn còn lại sẽ phát triển kích thước tế bào. Do đó, ở giai đoạn đầu ta cần cho lợn thịt ăn với số lượng tự do theo nhu cầu để giúp lợn tăng tối đa số lượng tế bào và ở giai đoạn sau cho lợn ăn theo định mức để hạn chế quá trình hình thành tế bào mỡ. Như vậy sẽ giúp giảm chi phí cho đàn lợn thịt và tăng tỉ lệ nạc.

3.4.2.2. Cách cho ăn

Nên bố trí máng ăn đủ cho số lợn trong đàn để hạn chế mức ăn không đồng đều và nên cho ăn nhiều lần trong ngày để tăng hiệu quả sử dụngthức ăn. Tập cho lợn có phản xạ ăn theo giờ để tăng khả năng tiêu hóa. Trong khi cho ăn nên theo dõi tình trạng sức khỏe và khả năng ăn vào của từng con trong

chuồng. Ngoài ra, cần chú ý đến chất lượng thức ăn phải đủ dưỡng chất và không bị nhiễm độc tố nấm mốc.

Nước uống: nước uống cho heo cần phải sạch và đầy đủ.

3.4.3 Kỹ thuật chăm sóc

3.4.3.1. Phân lô, phân đàn

- Sau khi cai sữalợncon chúng ta tiến hành phân lô, phân đàn để tiện chăm sóc, nuôi dưỡng.

- Khi ghép tránh không để cho lợn phân biệt đàn và cắn xé lẫn nhau. - Mật độ nuôi thích hợp như sau: từ 10 - 35 kg có 0,4 - 0,5 m2/con, từ 35 - 100 kg có 0,8 m2/con.

3.4.3.2 Chuồng trại và vệ sinh

- Việc quản lý đàn lợn thông qua thiết kế chuồng trại phù hợp, mật độ nuôi, nhiệt độ chuồng nuôi, các stressnhiệt và chất lượng không khí... cũng rất quan trọng.

- Chuồng trại phải thoáng mát, có sự lưu chuyển không khí.

- Nền chuồng luôn khô ráo, có độ dốc thoát nước tốt, tránh trơn trợt hoặc gồ ghề, hạn chế chất thải trong khu vực nuôi.

- Nên tổ chức vệ sinhvà sát trùng chuống trại tốt trong suốt quá trình nuôi.

3.4.3.3 Phòng bệnh

- Tiêm phòng: Nên tiêm phòng cho lợn lúc 8 – 12 tuần tuổi (giai đoạn trước khilợn đưa vào nuôi thịt). Tiêm các loại vacine thông thường (Dịch tả, FMD), riêng đối với bệnh Phó thương hàn cần tiêm cholợn trong thời kì lợn con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10 – 20 ngày, lợn có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung.

- Tẩy giun sán: Trước khi đưa lợn vào nuôi thịt nên tiến hành tẩy các loại giun sán

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Cù Xuân Thinh qua 3 năm 2017 - 2019 - 2019

Quá trình thực tập tốt nghiệp tại trại, em đã thu thập số liệu về tình hình chăn nuôi của trại từ năm 2017 đến năm 2019 qua số liệu trực tiếp tại thời điểm thực tập và trên hệ thống số sách của trại. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Cù Xuân Thinh qua 3 năm 2017 - 2019 STT Loại lợn 2017 2018 2019 1 Lợn đực giống 2 2 1 2 Lợn nái sinh sản 100 100 110 3 Lợn con 1359 1275 976 4 Lợn thịt 1250 1210 947 Tính chung 2711 2587 2033

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: Số lợn của trại có sự chênh lệch không đáng kể. Có sự chênh lệch trên là do 1 số lợn nái đã già không còn đẻ được nhiều con. Riêng năm 2019 chủ trại đã loại 1 số lượng lớn lợn nái già và nhập về 86 lợn nái hậu bị để thay thế nhằm tăng số lương lợn con và chất lượng lợn trong trại lên. Năm 2019, mặc dù thị trường chăn nuôi lợn có nhiều biến động bất lợi cho người chăn nuôi, nhưng trại chăn nuôi vẫn duy trì được số lượng đầu lợn và so với những năm trước. Từ những kết quả trên cho thấy, quy mô chăn nuôi của trại khá ổn định. Để duy trì được quy mô số đầu lợn này, trang trại đã phải rất nỗ lực khắc phục khó khăn để đạt được mục tiêu đề ra.

4.2. Kết quả công tác chăn nuôi

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác cho lợn ăn Loại thức

ăn cho ăn

Số lượng (con)

Khối lượng thức ăn cho ăn

(kg/con/lứa)

Tổng khối lượng thức ăn cho lợn ăn đến xuất

chuồng (kg/đàn) 9014 400 5 2000 GF02 395 25 9875 GF03 392 50 19600 GF04 390 75 29250 GF05 389 125 48625 Tính chung 1966 280 80100

Từ kết quả bảng 4.2 cho thấy: Tùy vào từng giai đoạn mà ta cho ăn từng loại thức ăn khác nhau.

Cám 9014 dành cho lợn con sau 3 tuần tuổi đến 8 kg với tổng khối lượng cám cho ăn của cả đàn là 2000 kg.

Cám GF02 (1bao) dành cho lợn từ 8 kg – 15 kg với tổng khối lượng cám cho ăn của cả đàn là 9875 kg.

Cám GF03 (2bao) dành cho lợn từ 12 kg – 25 kg với tổng khối lượng cám cho ăn của cả đàn là 19600 kg.

Cám GF04 (3bao) dành cho lợn từ 15 kg – 30 kg với tổng khối lượng cám cho ăn của đàn là 29250 kg.

Cám GF05 dành cho lợn từ 30 kg đến xuất bán với tổng khối lượng cám cho ăn của cả đàn là 48625 kg.

Tổng khối lượng thức ăn cholợn là 280 kg cho một con trên một lứa và tổng khối lượng thức ăn cho cả đàn là 80100 kg.

4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

4.3.1. Kết qu thc hin công tác v sinh chăn nuôi

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh xã trung mỹ, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 32)