Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh xã trung mỹ, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)

2017 2019

4.3. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh

4.3.1. Kết qu thc hin công tác v sinh chăn nuôi

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…

Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun thuốc sát trùng, quét mạng nhện trong chuồng, lau kính và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng định kỳ, pha với tỷ lệ 1/200. Lịch sát trùng của trại lợn thịt được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh chăn nuôi

Công việc Lần/Tuần Số tuần

Số lần thực hiện Kết quả (An toàn/đạt) Số lần Tỷ lệ (%) Phun sát trùng 3 25 75 75 100

Rắc vôiđường đi 2 25 50 50 100

Quét mạng nhện 1 25 25 25 100

Vệ sinh kho thức ăn 1 25 25 25 100

Quét vôi đường dẫn thức

ăn, hành lang chuồng 2 25 50 50 100

Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ sư trại tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trang trại thường

xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận

lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị hiện đại, đáp

ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở đầu chuồng nuôi có xây những ô thoáng và dàn mát giúp thông thoáng vùng tiểu khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè nóng bức. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 80kg.

Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty CP Greenfeed sản xuất.

+ Thức ăn của công ty CP Greenfeed gồm các loại: 9014, GF02, GF03, GF04, GF05,GF07,GF08. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn

TT

Công việc Khối lượng công việc thực

hiện(số lần)

1 Vệ sinh máng ăn 15

2 Kiểm tra vòi nước uống 168

3 Cho lợn ăn hàng ngày 336

4 Tách lợn ốm để cách ly 20

5 Rửa chuồng 160

6 Pha khử trùng nước 140

7 Xuất lợn 20

Kết quả bảng 4.4 cho thấy: kết quả thực hiện khối lượng công việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt trung bình. Tuy nhiên, qua thời gian làm việc trực tiếp tại chuồng lợn thịt em đã rút ra được một số hiểu biết về quy trình chăm sóc đàn lợn.

Đối với công việc vệ sinh máng ăn: lợn nuôi theo quy mô chăn nuôi chuyên nghiệp do đó hệ thống máng ăn và máng uống là hoàn toàn tự động, do đó việc vệ sinh máng ăn, máng uống cho lợn là rất ít, phần lớn sau một lứa lợn xuất chuồng mới phải tiến hành cọ rửa, sát trùng máng ăn, máng uống. Ngoài ra, việc rửa máng ăn chỉ thực hiện trong trường hợp khi cọ rửa chuồng, nước bắn vào máng ăn làm ướt máng, thì mới tiến hành cọ rửa để tránh làm cho thức ăn bị mốc do máng ăn bị ướt. Chính vì lý do này mà kết quả thực hiện việc vệ sinh máng ăn là rất ít.

Việc kiểm tra vòi uống và cho lợn ăn hàng ngày em thực hiện được tổng 168 lần. Mỗi ngày khi cho lợn ăn, em thường tiến hành kiểm tra vòi nước uống, hệ thống máng nước uống cũng là hệ thống tự động, nhưng hàng ngày nên kiểm tra vòi nước uống của lợn để xem các núm uống hoạt động bình thường không. Mầu sắc của nước trong hay đục, từ đó sẽ giúp xử lý các vấn đề liên quan đến nguồn nước một cách nhanh nhất và hiệu quả.

Công việc rửa chuồng và tắm cho lợn cũng được quan tâm, tuy nhiên ở trại hiện nay đang áp dụng theo phương pháp mới, hạn chế việc tắm cho lợn, khi lợn bẩn thì chỉ phụt nước rửa những phần cơ thể bị bẩn, trong trường hợp quá bẩn thì mới tiến hành tắm cho lợn. Vì hiện nay khoa học cũng đã nghiên cứu và chứng minh không nên tắm cho lợn thường xuyên, vì khi tắm, cơ thể lợn phải huy động năng lượng để tỏa nhiệt, do vậy sẽ làm cho phần mỡ lưng của lợn tích tụ nhiều. Đối với mùa đông, trại thường hạn chế việc tắm cho lợn, chỉ tiến hành tắm vào những ngày nắng ấm, từ khoảng thời gian 10h - 11h trưa, tùy vào nhiệt độ của từng ngày.

Việc rửa chuồng cũng được áp dụng giống như việc tắm lợn. Trại hạn chế việc rửa chuồng, chỉ tiến hành cào phân, chỉ tiến hành rửa từng chỗ bị bẩn. Hạn chế việc làm ướt chuồng.

Việc pha khử trùng nước rất quan trọng nếu nước không được xử lí khi lợn uống sẽ rất dễ nhiễm bệnh đặc biệt là rất dễ bị tiêu chảy nếu uống phải nước bẩn.

4.3.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng

Với kinh nghiệm chăn nuôi của ông cha ta “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, công tác phòng bệnh cho đàn lợn là hết sức cần thiết, luôn được quan

tâm hàng đầu và quan trọng nhất. Tại trại chăn nuôi Cù Xuân Thinh, công tác này cũng luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trại, đã ra ngoài về trại phải sát trùng, khi các phương tiện vào trại phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trại.

Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể lợn có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi.

Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn lợn thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin... còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ lợn. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mạn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Từ lịch tiêm phòng trên, chúng em đã tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho từng loại lợn. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn lợn được trìnhbày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn tại trại Tiêm phòng vắc xin Số lượng

(con)

Kết quả(an toàn/đạt) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Tai xanh 800 800 100 Dịch tả (lần 1) 800 800 100 Lở mồm long móng (lần 1) 790 790 98.75 Dịch tả (lần 2) 790 788 98.5 Lở mồm long móng (lần 2) 788 788 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm các loại vắc xin như tai xanh, dịch tả và lở mồm long móng. Trong quá trình tiêm có 1 số trường hợp lợn bị sốc vắc xin, lợn thường có biểu hiện tím tái người hay co giật, nếu nặng có thể chết ngay. Trong trường hợp lợn bị sốc nhẹ hoặc lợn nhỏ thì bế lợn lên dùng đá lạnh trườm lên đầu lợn nhằm tránh máu dồn lên não và đông cứng, sau đó đặt lợn xuống máng nước dội nước lên người. Nếu bị nặng thì dùng thuốc cafein kết hợp với vitamin B1, C tiêm

bắp 1 lần/ ngày/ 3-5 ngày liền, kết hợp cho uống chất điện giải gluco-C và

vitamin ADE.

Qua việc tiêm phòng cho vật nuôi em cũng đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng như tự tin hơn, vững tay nghề hơn.

4.4. Kết quả tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi

Kết quả việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thể hiện ởtỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôitại cơ sở. Hàng ngày, chúng em đều ghi chép cụ thể diễn biến của đàn lợn, số lợn bị chết đươc trình bày tại bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi

Tháng tuổi Số lợn theo dõi Số lợn chết Tỷ lệ nuôi sống (%)

1 400 5 98,75 2 395 3 99,24 3 392 2 99,48 4 390 1 98,74 5 389 0 100 Từ 1-5 1966 11 97,25

Số liệu bảng 4.6 cho thấy: Qua 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của đàn đạt là 99,24 %, như vậy là đạt yêu cầu với qui định của công ty (công ty cho phép tỷ lệ chết là 4%).

Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi có sự khác nhau, tỷ lệ nuôi sống tăng dần theo tháng tuổi. Tháng tuổi 5 có tỷ lệ nuôi sống cao nhất đạt 100 %, thấp nhất là tháng tuổi 1 là 98,75%và tháng 2 có tỷ lệ nuôi sống 99,24%.

Qua theo dõi em thấy tỷ lệ nuôi sống thấp nhất ở tháng 1 là do: lợn mệt, stress trong qúa trình vận chuyển. Lợn con vừa tách mẹ phải tập làm quen với một môi trường sống mới, thức ăn mới nên sức đề kháng kém, lợn dễ mắc các bệnh đặc biệt là tiêu chảy và viêm đường hô hấp.

Tính chung ta thấy tỷ lệ lợn nuôi sống qua các tháng tuổi là cao, chiếm 99.44%.

4.5. Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện lợn ốm

Trong chăn nuôi lợn các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy trang trại cũng đã tiến hành phân loại lợn (tách lợn ốm ra một ô riêng) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn lợn.

Sáng sớm em tiến hành kiểm tra tình hình bệnh, sau đó cho lợn ăn, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn lợn nếu có.

Tùy vào thời tiết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng chuồng.

Bằng biện pháp quan sát, có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn lợn và giúp phân biệt đượclợn khỏe lợn ốm, bệnh để điều trị.

- Lợn khỏe:

Trạng thái chung: Lợn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, vẻ mặt tươi tắn, thích hoạt động, đi lại quanh chuồng, khi đói thì kêu rít đòi ăn, phá chuồng.

Nhiệt độ cơ thể trung bình 38,5oC; nhịp thở 8 - 18 lần/phút. Lợn con có thân nhiệt và nhịp thở cao hơn một chút.

Mắt mở to, long lanh, khô ráo, không bị sưng, không có rử kèm nhèm, niêm mạc, kết mạc mắt có màu vàng nhạt, không đỏ tía.

Gương mũi ướtkhông chảy dịch, không cong vẹo, không bị loét.

Chân có thể đi lại được bình thường, không sưng khớp hoặc cơ bắp không bị tổn thương, khoeo chân không bị dính bết phân.

Lông mượt, mềm, không dựng đứng, cũng không bị rụng.

Phân mềm thành khuôn, không bị táo hoặc lỏng. Màu sắc phân phụ thuộc vào thức ăn, nhưng thường có màu như màu xanh lá cây đến màu nâu, không đen hoặc đỏ. Phân không bị bao quanh bởi màng trắng, không lẫn kí sinh trùng, không có mùi tanh, khắm.

Lợn đi đái thường xuyên, nước tiểu nhiều, màu trắng trong hoặc vàng nhạt.

Lợn ốm: Trong thời gian trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn, em đã quan sát và phát hiện những lợn có biểu hiện không bình thường như....

Trạng thái chung thấy mệt mỏi, nằm im lìm, cách xa con khác hoặc lùi vào trong góc chuồng, đi lại xiêu vẹo hoặc không muốn cử động, dù bị đánh

cũng không đứng dậy nổi. Lợn kém hoặc bỏ ăn. Lưng gồng lên là do đau bụng hoặc rặn ỉa khi bị táo bón.

Nhiệt độ cơ thể thường lên 40oC (có khi lên đến 420C). Nhịp tim hoặc nhịp thở cao hoặc thấp hơnbình thường.

Mắt nhắm hoặc chỉ hé mở, nháy lia lịa khi có ánh sáng chiếu vào, có thể bị mù, viêm kết mạc mắt.

Mũi thường bị khô. Nếu mũi bị cong vẹo lợn có thể mắc bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm. Mũi bị loét có thể do lợn mắc bệnh ở miệng hoặc lở mồm long móng (LMLM).

Chân có thể bị tụt móng, vành và kẽ móng bị loét nếu lợn mắc bệnh LMLM. Khoeo chân bị dính bết phân là do lợn bị ỉa chảy. Lợn có thể bị què, bại liệt, không đi lại được nếu thức ăn bị thiếu khoáng.

Tai màu tím, màu đỏ hoặc màu xanh là do lợn bị sốt, bị dịch tả hoặc bị tai xanh.

Màu của phân rất quan trọng. Màu và mùi khác thường của phân cho thấy lợn đang bị bệnh. Phân màu trắng là bị bệnh phân trắng lợn con, phân màu đen là dấu hiệu bị xuất huyết dạ dày, ruột non, phân màu đỏ là bị xuất huyết ở ruột già, phân có mùi tanh khắm là dấu hiệu của bệnh dịch tả.

Nếu quan sát lượng và màu của nước tiểu của lợn vì những dấu hiệu không bình thường về lượng và màu cho thấy những vấn đề trong hệ bài tiết. Nước tiểu ít, có màu đỏ là do bị xuất huyết, màu vàng đỏ (có lẫn máu) có thể do viêm thận, bàng quang, màu đỏ sẫm có thể do kí sinh trùng đường máu, màu vàng do bệnh ở gan.

Trong thời gian thực tập em đã theo dõi và phát hiện lợn tại cơ sở mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả lợn mắc bệnh tại trại trong thời gian thực tập Tên bệnh Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ chết (%) Viêm phổi 400 95 23,75 7 1,75 Tiêu chảy 400 142 35,5 4 1,00

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng tỷ lệ lợn mắc bệnh là khá cao, cụ thể: Về bệnh viêm phổi tỷ lệ lợn mắc bệnh chiếm 23,75% tổng toàn đàn, số lợn chết là 7 con, tỷ lệ chết chiếm 1,75%. Tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy chiếm 35,5% tổng toàn đàn, số lợn chết là 4 con, tỷ lệ chết là 1,00%.

4.6. Kết quả điều trị bệnh cho lợn trong thời gian thực tập tại cơ sở Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho Bảng 4.8. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh đường hô hấp cho

đàn lợn thịt nuôi tại trại Tháng theo dõi ( tháng ) Số con mắc bệnh (con) Tên thuốc và cách dùng Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 5 18 Doxysone 100, 1ml/10kg T.T./ngày, tiêm bắp 18 16 88,88 6 13 13 12 92,31 7 10 10 9 90,00 8 8 8 7 87,5 9 7 7 7 100,00 10 20 20 19 95,00 11 19 19 18 94,74 Tổng 95 95 88 92,63

Kết quả bảng 4.8. cho thấy, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh cho đàn lợn thịt trong 6 tháng. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư và công nhân tại trại, em đã phát hiện được 95 con lợn có biểu hiện bệnh đường hô hấp và áp dụng phác đồ điều trị là thuốc Doxysone 100, 1ml/10kg TT/ngày, tiêm bắp. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ lợn khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực trung bình đạt 92.63%

Bảng 4.9. Kết quả chẩn đoàn và điều trị hội chứng tiêu chảy cho đàn lợn thịt nuôi tại trại

Tháng theo dõi (tháng) Số con mắc bệnh (con) Tên thuốc và cách dùng Số con điều trị (con) Số con khỏi bệnh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) 5 35 Tiamulin 1ml/10kg

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại ông cù xuân thinh xã trung mỹ, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 42)