L ỜI CẢM ƠN
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên vấn đề hạn chế
bệnh sinh sản là vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là các bệnh đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh đường sinh dục và đã đưa ra
các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chếđược bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Ở Pháp Pierre Brouillet và Bernard Farouilt (2003) [2] đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tốcơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn
nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các
phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị.
Theo Smith (1995) [25], Taylor (1995) [26], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Đàn lợn nuôi tại trại Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: trại chăn nuôi lợn của công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: từ 18/05/2018 đến 25/11/2018.
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn của Công ty CP khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Cẩm Phả, Quảng Ninh
- Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.
- Áp dụng và đánh giá hiệu quả quy trình phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trại.
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.
- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại. - Tình hình mắc bệnh trên lợn nái sinh sản tại trại.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái tại trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
* Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại
Qua quá trình tìm hiểu thông tin, lấy số liệu từ phòng kế toán của trại, em còn trực tiếp hỏi các anh quản lý và kỹsư của trại về thông tin của trại để đánh giá tình hình chăn nuôi trong 3 năm qua.
* Quy trình vệ sinh chuồng nuôi hàng ngày
Một trong những khâu rất quan trọng đó là công tác vệ sinh chuồng nuôi. Thực hiện tốt công tác vệ sinh thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí đầu tư thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quảchăn nuôi cao hơn.
- Hàng ngày, em cùng các công nhân và tất cả kỹ thuật trại đều sát trùng tại phòng sát trùng, mặc quần áo lao động và đi ủng rồi mới vào chuồng.
- Việc đầu tiên vào chuồng là kiểm tra nhiệt độ chuồng đối với chuồng đẻ, thức lợn dậy và kiểm tra tình trạng sức khỏe, trạng thái của lợn.
- Sau đó là cho ăn rồi dọn vệsinh, đối với chuồng lợn thịt thì đẩy phân xuống hốnước và rút cống rồi thay nước, đối với chuồng đẻ thì thu phân và cho vào bao, cuối ngày mang ra vườn ủđểbón cho rau và cây ăn quả.
- Quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
- Phun sát trùng 2 ngày 1 lần, lịch sát trùng được thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1: Lịch sát trùng trại lợn
Thứ
Trong chuồng
Ngoài Chuồng Chuồng nái chửa Chuồng đẻ Chuồng
thương phẩm Thứ 2 Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Thứ 4 Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Thứ 6 Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng Chủ
nhật Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu (Nguồn: Theo lịch sát trùng của trại) * Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái tại trại
Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã có thời gian trực tiếp tham gia
sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc được áp dụng theo đúng quy trình
của công ty Cổ phần KTKS Thiên Thuận Tường như sau:
- Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng nái đẻtrước ngày đẻ dự kiến từ 7 - 10
ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng nái đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và sát trùng. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ởđầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn nái đẻ là De Heus 3060, hỗn hợp dùng cho lợn nái nuôi con, cho ăn khẩu phần khác nhau trong các giai đoạn:
+ Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 5 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa.
+ Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn, từ 2 đến 2,5 kg/con/ngày.
+ Từ ngày thứ 3 trở đi, cho ăn tự do. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thểcho ăn tăng lượng thức ăn lên 6 kg/con/ngày.
Chăm sóc lợn nái: trước khi đẻ 5 - 7 ngày, cơ sở luôn chú trọng ngay từ khâu chuẩn bịvà đảm bảo các điều kiện sau:
+ Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. + Tắm sát trùng cho lợn nái.
+ Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.
+ Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng ở mức 28oC ở ngày đẻ thứ nhất, 27oC, ở ngày đẻ thứ 2, 26oC ởngày đẻ thứ 3, và 25oC ngày đẻ thứ 4 trởđi.
+ Thường xuyên quan sát để nhận biết lợn nái trước khi sinh 3 ngày qua các biểu hiện: Bầu vú căng, có tiết vài giọt sữa. Đối với nái tơ thường sinh sau 2 - 3 giờ
tiết sữa. Ngoài ra nái còn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt. Sau khi sinh được vài con nếu nhận thấy nái khó đẻ có thể dùng oxytocin 2 ml/nái.
- Quy trình khác:
Chăm sóc lợn thịt:
+ thức ăn trại sử dụng cho lợn thịt được cung cấp hoàn toàn từ Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi De Heus: thức ăn hỗn hợp dành cho lợn từ 7 ngày tuổi
Heus 3840; thức ăn hỗn hợp dành cho lợn từ30 kg đến 60 kg là De Heus 3540; thức
ăn hỗn hợp dành cho lợn từ60 kg đến xuất chuồng là De Heus 3350, khẩu phần ăn
là 2 – 2,5 kg/con/ngày.
+ Hằng ngày, sau khi thực hiện công tác vệsinh và cho ăn xong, em tiến hành kiểm tra từng ô chuồng để phát hiện những con gầy yếu hoặc có dấu hiệu bệnh lý, dồn tất cả về 1 ô cuối chuồng đểđiều trị và theo dõi theo hướng dẫn của anh kỹsư.
Chăm sóc lợn con theo mẹ: + Thao tác đỡđẻ:
Tất cả những lợn chuẩn bị đẻ đều được vệ sinh âm hộ và mông sạch sẽ, vệ
sinh sàn chuồng bằng thuốc sát trùng, chuẩn bị lồng úm, chuẩn bịbóng điện úm cho lợn con, chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ như vải màn hoặc vải mềm khô, sạch, cồn iod để
sát trùng, kéo để cắt dây rốn, chỉ để buộc.
Bóng úm được bật trước khi lợn đẻđểsưởi ấm ổ úm cho lợn con.
Các thao tác đỡ đẻ đã thực hiện: sau khi lợn mẹ đẻ, bắt lợn con từ trong chuồng ra. Vuốt hết dịch ở các lỗ tự nhiên. Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn. Dùng khăn bằng vải mềm lau khô người lợn, dùng bột quế xoa kín lợn con mục đích giữ ấm và phòng tiêu chảy. Lợn con phải khô và sạch trước khi cắt dây rốn. Bắt lợn con dốc ngược, vỗ nhẹ vào thân để kích thích hô hấp, sau đó buộc dây rốn, thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 2,5 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn, vùng cuống rốn bằng cồn iod. Cho lợn con vào ổ úm nhiệt độ từ 33 - 35oC.
Trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về
trạng thái yên tĩnh và cho con bú.
+ Mài nanh
Mài nanh cho lợn con ở cở sở, không thực hiện ngay khi mới sinh. Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt, cứng cáp hơn được tiến hành mài nanh (thường là 2 ngày tuổi). Sử dụng máy mài nanh, đây là dụng cụ chuyên dùng, hiệu quả tốt hơn
rất nhiều so với sử dụng kìm bấm nanh.
Thao tác mài nanh như sau: bắt lợn con lên sau đó kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng lên trên. Một tay giữ chắc đầu lợn và bóp miệng cho
lợn con mở miệng ra, một tay cầm máy, mài nanh dọc theo hàm của lợn con. Khi mài phải cẩn thận, tránh mài vào lưỡi của lợn con, không mài quá sâu làm cho hàm của lợn con chảy máu (tránh vi khuẩn xâm nhập).
+ Cắt đuôi
Sử dụng kìm cắt đuôi. Cắt ở vị trí cách gốc đuôi 3 cm. Thao tác: Một tay bắt lợn con lên sao cho đầu của lợn con chúc xuống dưới, ngón cái và ngón trỏ cầm
đuôi, một tay cầm kìm và cắt, thao tác cắt phải nhanh, dứt khoát, tránh gây chảy máu nhiều cho lợn, sát trùng bằng cồn iod. Thao tác cắt đuôi thực hiện cùng lúc với thao tác mài nanh.
+ Bấm số tai
Sử dụng kìm bấm tai. Thao tác bắt lợn con để bấm tai tương tự với cách bắt để
mài nanh. Sốtai được bấm theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ mép trên của tai trái, tới mép trên của tai phải, tiếp đến mép dưới của tai phải và kết thúc ở mép dưới của tai trái. Sát trùng bằng cồn iod vào vị trí cắt.
Số tai của lợn con được bấm theo mã số của từng giống khác nhau của cơ sở. Những con có sức khỏe tốt, ngoại hình vượt trội hơn so với cảđàn thì được bấm số tai, làm cơ sởđể chọn lợn hậu bị.
+ Nhỏ vắc xin cầu trùng (Baycox 5%)
Khi lợn con được 3 ngày tuổi, tiến hành nhỏ cầu trùng, liều dùng mỗi con 1ml/ lần tương đương với 1 lần uống.
+ Tiêm Fe - Dextran - B12 kết hợp với kháng sinh:
Tiêm cho lợn con khi đủ 3 ngày tuổi với liều lượng 2 ml/con. Tiến hành cùng thao tác nhỏ vắc xin cầu trùng.
+ Thiến lợn đực
Lợn đực được thiến từ 4 - 8 ngày tuổi (phụ thuộc vào số lượng lợn đẻ và sức khỏe của lợn con).
Dụng cụ thiến gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông gòn, khăn vải sạch, xi-lanh và thuốc kháng sinh.
Thao tác: người thiến ngồi trên ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới, phần bụng hướng ra ngoài. Một tay nặn, để dịch
hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng 2 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp thừng dịch hoàn vào giật mạnh để kéo dịch hoàn ra, dùng khăn sạch lau vùng dịch hoàn, sát trùng bằng cồn iod vào vị trí thiến.
* Chẩn đoán và điều trị bệnh gặp trên đàn lợn tại trại
Đểđiều trị bệnh cho đàn lợn đạt hiệu quả cao, thì việc phát hiện bệnh kịp thời
và chính xác giúp ta đưa ra được phác đồđiều trị tốt nhất làm giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian sử dụng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em và cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, theo dõi đàn lợn ở tất cả các ô chuồng để phát hiện ra những con bịốm.
Sau khi anh kỹ sư chẩn đoán bệnh, em tiến hành điều trị cho lợn theo hướng dẫn của anh. Tùy từng bệnh mà sẽ có biện pháp điều trị khác nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Một số bệnh mà em gặp trực tiếp ởcơ sở:
- Đối với lợn nái : Bệnh viêm tử cung, bệnh viêm phổi dính sườn, bệnh bại liệt
sau đẻ và bệnh đẻ khó.
- Đối với lợn con theo mẹ : Bệnh đường hô hấp và bệnh đường tiêu chảy. - Đối với lợn thịt : Suyễn lợn, hội chứng tiêu chảy và viêm khớp.
Các loại thuốc chính sử dụng tại trại trong quá trình điều trị:
- Cefquinome 150: 1 loại kháng sinh thế hệ mới, thành phần chính chứa cefquinom sulfate 1500mg trong 100ml sử dụng tiêm bắp hoặc dưới da dạng dung
môi đã pha với liệu trình từ 3 – 5 ngày tùy vào loại bệnh và sức khỏe vật nuôi. - Tylosin 5: Dung dịch tiêm vô trùng đặc trị hô hấp, suyễn heo, trong 1ml có chứa 50mg Tylosin base sử dụng tiêm bắp liệu trình 3 – 5 ngày.
- Mycocin – 100: Dung dịch tiêm đặc trị tiêu chảy, viêm ruột, viêm teo mũi và viêm trùng đường hô hấp ở trâu bò và heo. Thuốc có hoạt chất chính là Enrofloxacin 100mg trong 1ml dung dịch, sử dụng tiêm bắp hoặc dưới da liệu trình 5 ngày.
- Penstrep - 400 LA: Thành phần chính là Penicillin Gprocaine 200000 IU dạng hỗn dịch kháng sinh tiêm bắp, đặc trị hội chứng MMA, viêm khớp, tụ huyết trùng.
- Invermox 15% L.A: Một loại kháng sinh phổ rộng thuộc nhóm Beta –
lactame, thành phần chính là Amoxicillin 150mg tiêm bắp hoặc tiêm dưới da liều dùng 1ml/10kg thể trọng ( tương đương 15mg amoxicillin/kg thể trọng ).
- Atropin: Dung dịch tiêm vô trùng thuốc chống co thắt, giảm đau, thành phần chính là Atropin sulfate 500mcg trong 1ml dung dịch sử dụng tiêm dưới da.
Ngoài các loại thuốc trên em còn sử dụng tiêm kết hợp các loại thuốc bổ, thuốc trợ sức trợ lực cho vật nuôi trong quá trình điều trị như: B – complex, Vitamin – C, Calci – Mg – B6, Han – Tophan.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu * Công thức tính toán: * Công thức tính toán: - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = số lợn mắc bệnh x 100 số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) = số con khỏi bệnh x 100 sốcon điều trị - Tỷ lệ chết: Tỷ lệlợn chết (%) = số lợn chết x100 số lợn mắc bệnh
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại
Đối tượng nuôi của trại là lợn nái sinh sản và lợn thương phẩm. Các giống lợn
được nhập từ nước ngoài như Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc.
Qua điều tra từ số liệu sổ sách theo dõi của trại trong 3 năm (2016 - 11/2018) thì cơ cấu đàn lợn nái được thể hiện qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi của trại từnăm 2016đến tháng 11/2018 STT Loại lợn 2016 2017 05-11/2018 1 Lợn đực giống 28 36 23 2 Lợn đực hậu bị 43 63 48 3 Nái sinh sản 471 529 418 4 Nái hậu bị 272 324 245 5 Lợn con 10810 11298 5657
( Nguồn: Phòng kế toán của công ty )
Bảng 4.1 cho thấy: Sốlượng lợn nái sinh sản có xu hướng tăng giảm qua các
năm nhưng không đồng đều. Cụ thểnăm 2016 là 471 con, năm 2017 số nái sinh sản