Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại ông trần văn tuyên, xã đoàn kết, huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 48)

Trong thời gian 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn nái cùng với cán bộ kỹ thuật của trại. Qua đó chúng em đã được trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh.

Kết quả của công tác chẩn đoán và điều trị bệnh trên tổng đàn lợn nái tại trại được trình bày qua bảng 4.6.

Bảng 4.6. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên tổng đàn lợn nái

STT Tên bệnh Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn điều trị khỏi (con) Số lợn điều trị không khỏi (con) Tỷ lệ % Khỏi Chết + loại 1 Viêm tử cung 191 165 26 86,4 13,60 2 Bệnh viêm vú 58 55 3 94,82 5,18

(Sử dụng phác đồ điều trị: Bệnh viêm tử cung: Dùng thuốc tím 1/1000 pha loãng với nước để rửa, Penicillin thụt rửa 2 lần/ngày, 2 ngày liên tục. Penicillin: 1 triệu UI/30kgTT, Oxytocine: 2ml/con, Analgin: 1ml/10kgTT,vitamin B1: 5ml/50kgTT - tiêm bắp 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tục. Bệnh viêm vú: Tiêm Analgin: 1ml/10kgTT/1lần/ngày. Tiêm Vetrimoxin LA: 1ml/10kgTT/1lần/2ngày. Điều trị liên tục 3 - 5 ngày).

Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là cao nhất và cao hơn số lợn mắc bệnh viêm vú rất nhiều. Theo em nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái cao phần lớn là do công tác hộ lý lợn trong quá trình trước và sau khi đẻ không tốt. Quá trình can thiệt để lấy thai ra ngoài chưa đúng kỹ thuật sẽ làm cho lợn nái mắc bệnh Viêm tử cung tăng lên. Tỷ lệ

mắc sẽ tăng lên khi trong khẩu phần ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc dễ sây xước, nhiễm khuẩn.

Đối với bệnh viêm vú sẩy ra tại trại không nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do quá trình vệ sinh chuồng trại không tốt lợn nái nằm trên nền chuồng vi khuẩn xâm nhập vào vú và gây bệnh. Trong quá trình mài nanh cho lợn con, nếu như không làm tốt cũng là nguyên nhân làm cho lợn mẹ bị xây xước bầu vú do lợn con bú mẹ. Do lợn mẹ bị tắc ứ sữa lại trong vú, nái sinh xong bị bệnh gây sốt (viêm tử cung, tụ huyết trùng, thương hàn mãn…) hoặc là có các viêm nhiễm (viêm khớp, viêm phổi có mủ, viêm móng…).

Do đó để giảm thiểu các bệnh sinh sản cho đàn lợn, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái cần lưu ý và nâng cao ý thức của công nhân trong việc vệ sinh chuồng nuôi và vệ sinh bầu vú cho lợn nái trước và sau khi đẻ, nâng cao kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn nái. Như vậy sẽ giảm được tỷ lệ mặc bệnh đồng thời lợn con sẽ khỏe mạnh, không bị bội nhiễm bệnh từ các nguyên nhân do lợn mẹ.

Tỷ lệ lợn chết và loại do bệnh viêm tử cung (13,60%) cao hơn so với bệnh viêm vú (5,18%) vì bệnh viêm tử cung việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn hơn, khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở thể viêm nặng và điều trị khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Khoá luận thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại ông trần văn tuyên, xã đoàn kết, huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)