1.2.1. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò của báo chí đối với côn t c xâ Đảng
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ chí Minh luôn coi báo chí và những ngƣời làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Ngƣời từng nói: “Báo chí ta không phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu. [33. tr 414].
Theo Ngƣời, báo chí chúng ta chỉ có một đề tài xuyên suốt là: “Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” [33. tr412]. Để thực hiện đƣợc nội dung đó, báo chí cách mạng phải có tính chiến đấu, trong đó tính Đảng, là bản chất, là tiêu chí cao nhất của báo chí cách mạng. Điều này thể hiện trƣớc hết ở đƣờng lối chính trị của tờ báo. Báo chí thực chất là hoạt động chính trị, thông tin trên báo chí quan trọng nhất là thông tin chính trị. Theo Ngƣời, báo chí là công cụ đấu tranh giai cấp, là vũ khí đấu tranh cách mạng. Tính tƣ tƣởng cách mạng của báo chí quyết định chất lƣợng, tác dụng của báo chí. Để bảo đảm tính tƣ tƣởng, tính Đảng của báo chí thì trong đó phải thể hiện đƣợc tính chiến đấu, tính giáo dục và tính quần chúng của báo chí. Ngƣời nói: “Đối với bản thân
báo chí, bản thân người làm báo cũng phải có tính chiến đấu mới làm báo tốt được. Viết một bài báo mà loại được những yếu tố cá nhân cũng là một cuộc đấu tranh”. [34. tr 317].
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở những ngƣời làm báo, khi viết phải trả lời rõ: “Viết cho ai xem? Viết để làm gì?; “Vì ai mà viết? Mục đích viết làm gì?” [32. tr 40].
Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ báo chí là hoạt động thông tin - giao tiếp xã hội nhƣng lại có sức mạnh rất lớn để liên kết và can thiệp xã hội từ yếu tố chủ quan của ngƣời viết, từ mục đích đăng tải của các tòa Báo. Do đó, Ngƣời cho rằng báo chí phải bảo vệ chính nghĩa, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng. Ngay từ ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ngƣời căn dặn các nhà báo: “Ngòi bút các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà” [31 tr. 368], “cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ” [34. tr.616]. Nhà báo viết
“phải đúng sự thật” “không được bịa ra” [35. tr.568] “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói chớ viết” [31. tr.543] và coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức số một của ngƣời làm báo. Ngƣời cũng chỉ rõ “... tất cả những người làm báo là người viết, người in, người sửa bài, người phát hành...” [33. tr. 422] nên một tòa báo từ ngƣời sáng tạo ra tác phẩm báo chí đến chủ nhiệm, chủ bút phải có trách nhiệm nói lên tiếng nói chính nghĩa, phục vụ nhân dân.
1.2.2. Quan điểm của Đản v N nƣớc ta về vai trò của Báo chí đối với công tác xây dựn Đảng
Nhƣ đã trình bày ở trên, báo chí ở Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Đảng, đồng thời cũng phản ánh tiếng nói của quần chúng. Báo chí là một bộ phận cấu thành hữu cơ trong bộ máy hoạt động của Đảng ta, là yếu tố cấu thành hoạt động tƣ tƣởng, lý luận. Báo chí có nhiệm vụ truyền bá đƣờng lối,
chính sách của Đảng đến với quần chúng. Thông tin kịp thời, phân tích sâu sắc những sự kiện mới; phát hiện và phản ánh trung thực những điển hình tiên tiến, nhiệt tình ủng hộ những nhân tố mới, dũng cảm đấu tranh chống những hiện tƣợng lạc hậu, trì trệ và mọi biểu hiện tiêu cực khác; đề cập và chỉ ra phƣơng hƣớng giải quyết những vấn đề thiết thực mà xã hội quan lâm; xây dựng dƣ luận xã hội lành mạnh, động viên quần chúng hoàn thành nhiêm vụ cách mạng của Đảng.
Chính vì vậy, Đảng ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của báo chí trong công tác xây dựng Đảng. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ƣơng 6 (lần 2) khóa VIII đã xác định “báo chí, công luận là một trong bốn hệ thống giám sát cán bộ, đảng viên”.
Ngày 25/7/1990 Ban Bí thƣ ban hành Chỉ thị 36 - CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác báo chí, xuất bản” nêu rõ:
Sách, báo là công cụ rất quan trọng trên mặt trận tƣ tƣởng góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa, cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí, xuất bản đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về sách báo tốt, giáo dục, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đàng và Nhà nƣớc, góp phần xây dựng tình cảm, đạo đức, lối sống lành mạnh, mở mang dân trí về mọi mặi, bồi dƣỡng ý thức cách mạng, nâng cao ý thức cảnh giác chông lại những luận điệu xuyên tạc của kẻ địch.
Chỉ thị 08 - CT/TW ngày 31-3-1992 của Ban Bí thƣ về “Tăng cƣờng sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản” nêu rõ:
Báo chí, xuất bản có trách nhiệm góp phần làm cho thế giới quan Mác - Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ
đạo trong đời sống tinh thần xã hội, động viên toàn Đảng, toàn dân vƣợt qua khó khăn thử thách, năng động sáng tạo trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VII của Đảng, giữ vững ổn định chính trị, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đƣa đất nƣớc ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững định hƣớng Xã hội Chủ nghĩa.
Ngày 17/10/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 22 - CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và lãng cƣờng sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản”. Chỉ thị nêu rõ:
Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nƣớc, của các tổ chức chính trị, xã hội và diễn đàn của nhân dân. Nhiệm vụ chính trị hàng đầu của báo chí là “luôn luôn đi đầu trong việc bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
Đảng lãnh đạo báo chí, nhƣng quản lý báo chí là việc của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc quản lý báo chí thông qua luật pháp, quy chế, thể lệ dựa trên các quan điểm và định hƣớng chính trị của Đảng...
Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nƣớc đối với báo chí là nhằm mục đích bảo đảm thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho hệ thống báo chí nƣớc ta phát triển đúng hƣớng.
Xuất phát từ vai trò và sức mạnh của báo chí, ở bất kỳ thời giai đoạn cách mạng nào, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi việc tuyên truyền xây dựng Đảng là một nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu, thƣờng xuyên và cần kíp cúa báo chí. Và thực tế, trong mọi hoạt động của mình, báo chí lấy tuyên truyền xây đựng Đảng làm trung tâm, hạt nhân cốt lõi nhất cho các hoạt động tuyên truyền khác.
1.2.3. Vai trò của báo Đảng địa p ƣơn trong tuyên truyền xây dựn Đảng
Có thể nói, xây dựng Đảng là mảng đề tài truyền thống và quan trọng hàng đầu của báo chí cách mạng Việt Nam. Đối với báo Đảng địa phƣơng, bám sát tôn chỉ mục đích chính của tờ báo, đó là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền, diễn đàn của nhân dân các tỉnh đã trực tiếp tham gia công tác xây dựng Đảng thông qua các tác phẩm báo chí. Cụ thể là, báo Đảng địa phƣơng đã làm tốt vai trò thông tin, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Nhiều tờ báo đã thực sự trở thành những diễn đàn quan trọng để nhân dân cùng nói lên tiếng nói của mình trong vấn đề xây dựng Đảng. Qua các trang báo của các tờ báo Đảng địa phƣơng, nhiều ý kiến xây dựng tâm huyết từ nhân dân đã đến đƣợc với Đảng, giúp cho Đảng có cơ sở để điều chỉnh và đề ra nhiều chủ trƣơng lãnh đạo sát với tình hình thực tiễn. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét khi mỗi lần thảo luận xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc, hay các văn kiện trình đại hội Đảng bộ cấp tỉnh, các tờ báo địa phƣơng đã nhận hàng vạn ý kiến đóng góp, trong đó có hàng nghìn ý kiến đƣợc đăng tải là nguồn thông tin vô cùng quan trọng giúp Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh kịp thời tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện văn kiện trƣớc khi trình Đại hội, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, làm cho Nghị quyết thực sự xuất phát từ thực tiễn, phù hợp với thực tiễn.
Tham gia xây dựng Đảng, các tờ báo Đảng địa phƣơng còn tích cực đấu tranh chống các quan điểm sai trái và thù địch, bảo vệ nền tảng tƣ tƣởng của Đảng, triển khai phê phán một cách có hệ thống các luận điệu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.
Cùng với quảng bá mục tiêu lý tƣởng của Đảng, báo Đảng địa phƣơng đã đi đầu trong việc tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gƣơng tốt đảng viên.
Các chuyên mục: “Gƣơng sáng đảng viên”, “Ngƣời tốt quanh ta”, “Ngƣời tốt - việc tốt”, “Nét đẹp đời thƣờng”, “Ngƣời đảng viên hôm nay”... trên nhiều tờ báo Đảng địa phƣơng đã có tác dụng nêu gƣơng, cổ vũ và nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm sáng tạo trong xây dựng Đảng.
Ƣu thế của báo Đảng địa phƣơng là nắm chắc hoàn cảnh cụ thể, phong tục, tập quán, đối tƣợng... nên tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào tƣ tƣởng, tình cảm của nhân dân địa phƣơng. Báo Đảng địa phƣơng đã tuyên truyền, cổ vũ, động viên phong trào cách mạng của quần chúng, trở thành ngƣời bạn tinh thần gần gũi của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Do vậy, báo Đảng địa phƣơng giữ vai trò quan trọng, làm ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phƣơng diện, nhất là về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng.
Qua sự phản ánh toàn diện các mặt của đời sống, báo Đảng địa phƣơng đã giúp Đảng bộ tỉnh có cái nhìn và đánh giá khách quan hơn về chất tƣợng lãnh đạo của tổ chức Đảng và toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở, từ đó đề ra nhiều quyết sách kịp thời nhằm từng bƣớc tăng cƣờng, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Theo đó, năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, vai trò của các đoàn thể quần chúng đƣợc nâng lên. Chất lƣợng sinh hoạt của cấp ủy, của các chi bộ Đảng, nhất là chi bộ Đảng ở nông thôn, đƣờng phố, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đƣợc cải thiện đáng kể. Ở rất nhiều địa phƣơng, nhiều ngành, đã không còn tình trạng chi bộ, Đảng ủy bao biện làm thay hoặc khoán trắng lãnh đạo cho Trƣởng thôn, Chủ tịch xã, Ban giám đốc.
1.3. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG
KHI TUYÊN TRUYỀN VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐẢNG
- Một là, tuân thủ tôn chỉ, mục đích của tờ báo; nắm chắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng Đảng
Tôn chỉ, mục đích là những quy định cụ thể, yêu cầu và phạm vi thông tin tuyên truyền của tờ báo. Khi muốn viết cứ đề tài nào, ngƣời làm báo nói chung, ngƣời làm báo Đảng địa phƣơng nói riêng cần phải tuân thủ tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Đây là một nguyên tắc hiến định trong đạo đức nghề nghiệp. Bởi chỉ khi tuân thủ tôn chỉ, mục đích của tờ báo thì ngƣời làm báo mới có đƣợc những bài viết đúng hƣớng, đúng pháp luật.
Nắm chắc quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về công tác xây dựng Đảng giúp Báo Đảng địa phƣơng cập nhật, chuyển tải kịp thời tới đọc giả những tƣ tƣởng cũng nhƣ đƣờng lối, chính sách liên quan đến công tác xây dựng Đảng. Thực tế cho thấy, công tác xây dựng Đảng hiện nay vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài chậm đƣợc khắc phục, do đó làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Mặt khác, vì nhiều lý do khác nhau mà đọc giả không tiếp cận đƣợc hoặc tiếp cận không đúng với nhiều quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về công tác xây dựng Đảng nên dẫn đến nhận thức chƣa đúng, hành động lệch lạc.
Bám sát quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh; chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về công tác xây dựng Đảng giúp báo Đảng địa phƣơng thực hiện tốt chức năng giám sát của mình: Kịp thời phát hiện, đấu tranh, phê phán những yếu kém trong công tác xây dựng Đảng cũng những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; đấu tranh chống các quan điểm sai trái và thù địch chống phá Đảng, Nhà nƣớc; hình thành, củng cố niềm tin trong đảng viên, cán bộ và nhân dân đối với Đảng và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cũng qua chức năng giám sát của mình, báo Đảng địa phƣơng phát hiện những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn sinh hoạt Đảng; ghi nhận sự phản ứng của quần chúng trong việc đƣa các quan điểm, chủ trƣơng của Đảng vào cuộc sống hoặc những bất cập trong thực hiện Nghị quyết cần phải có sự
điều chỉnh từ cấp ủy, chính quyền các cấp để các chủ trƣơng, chính sách đƣợc điều chỉnh, bổ sung kịp thời, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
- Hai là, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
Báo chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con ngƣời và xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú. Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của báo chí nói chung, báo Đảng địa phƣơng nói riêng. Để thực hiện tốt chức năng thông tin, trƣớc hết báo Đảng địa phƣơng cần phải xác định trúng những vấn đề mà công chúng đang quan tâm.
Việc nắm bắt nhu cầu thông tin của công chúng báo chí là rất cần thiết, bởi lẽ công chúng báo chí là lực lƣợng quyết định vai trò và sức mạnh của báo chí, đồng thời công chúng báo chí là khách hàng quan trọng của báo chí. Công chúng báo chí là yếu tố quyết định thành bại trong quá trình truyền thông. Do vậy mọi tờ báo phải hƣớng vào phục vụ đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Mỗi loại hình báo chí, mỗi tờ báo, thậm chí mỗi chuyên mục báo chí, mỗi tác phẩm báo chí đều có những công chúng bạn đọc đối tƣợng mà mình cần hƣớng tới thông tin và định hƣớng. Công chúng báo Đảng là những đối tƣợng mà báo Đảng gây ảnh hƣởng hoặc hƣớng vào đó để gây ảnh hƣởng dƣ luận xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn ngƣời làm báo phải xác định “Viết cho ai? viết cái gì? và viết nhƣ thế nào?”. [32. tr40]. Đó là những câu hỏi mà ngƣời làm báo Đảng địa phƣơng cần phải thuộc “nằm lòng” để biết bạn đọc đang cần những thông tin gì, từ đó đáp ứng thông tin kịp thời. Viết về xây dựng Đảng cũng vậy, báo Đảng địa phƣơng phƣơng cần nắm bắt nhu cầu thông tin của công chúng để đảm bảo thông tin xây dựng Đảng trên báo vừa