ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN XÂY DỰNG ĐẢNG TRÊN BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƢƠNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
3.2.1. Nghiên cứu nhu cầu thông tin của độc giả
Mỗi loại hình báo chí, mỗi tờ báo, thậm chí mỗi chuyên mục báo chí, mỗi tác phẩm báo chí đều có những đối tƣợng công chúng mà tòa báo cần hƣớng tới thông tin và định hƣớng. Mỗi đối tƣợng công chúng có những nhu
cầu khác nhau về thông tin, về năng lực nhận thức thông tin, động cơ tiếp nhận thông tin cũng khác nhau. Do vậy, muốn nâng cao đƣợc hiệu quả tuyên truyền thì việc tìm nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu của công chúng là công việc cần làm và làm thƣờng xuyên của một cơ quan báo chí.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin với sự xuất hiện ngày càng nhiều cơ quan truyền thông và trình độ dân trí ngày càng tăng, báo in nói chung, báo Đảng địa phƣơng đứng trƣớc thách thức lớn về cạnh tranh thông tin và cạnh tranh công chúng. Nếu tác phẩm của tờ báo không đáp ứng yêu cầu về thời gian lại không hấp dẫn thì tờ báo đó sẽ mất độc giả. Chính vì vậy, nghiên cứu nhu cầu thông tin của công chúng đối với các báo Đảng địa phƣơng hiện nay là một việc làm cấp thiết. Tuy nhiên, thực tế việc nghiên cứu nhu cầu thông tin của độc giả đối với các báo Đảng địa phƣơng ở đồng bằng Bắc bộ dƣờng nhƣ vẫn còn là việc làm xa vời. Các nội dung, hình thức thể hiện chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề xây dựng Đảng chủ yếu là do nhận thức chủ quan của lãnh đạo Báo quyết định chứ không hề dựa vào kết quả nghiên cứu nhu cầu thông tin của độc giả! Do vậy mà thông tin xây dựng Đảng trên các báo thƣờng mang tính “áp đặt”, phản ánh đơn lẻ, một chiều...
Một tác phẩm báo chí viết về xây dựng Đảng đƣợc coi là sắc sảo khi nó phản ánh kịp thời những vấn đề thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng, có hình thức thể hiện hợp lý, đáp ứng nhu cầu thông tin thời sự xã hội. Do đó, nghiên cứu nhu cầu thông tin của độc giả cần phải đƣợc thực hiện định kỳ. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp tòa soạn biết rõ độc giả đang cần thông tin gì? Nội dung và hình thức thể hiện nhƣ thế nào để hiệu quả tuyên truyền đạt cao nhất?... Trên cơ sở đó, Ban Biên tập lập kế hoạch tuyên truyền, chỉ đạo cải tiến nội dung, hình thức chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề xây dựng Đảng cho phù hợp với trình độ nhận thức và nhu cầu thông tin của công chúng. Mặt khác, dựa trên ý kiến phản hồi của công chúng về nội dung xây dựng Đảng đã
tuyên truyền, Ban Biên tập sẽ quyết định tạm dừng hay tiếp tục tuyên truyền. Kết quả nghiên cứu nhu cầu công chúng sẽ giúp biên tập viên, phóng viên lựa chọn đƣợc đề tài đúng, trúng vấn đề mà bạn đọc đang muốn đƣợc thông tin, xây dựng đƣợc những tác phẩm báo chí đáp ứng yêu cầu thông tin của độc giả. Nhƣ vậy thông tin xây dựng Đảng trên báo mới mang tính thiết thực, phục vụ công chúng.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể, đổi mới cách thức tổ chức thông tin tuyên truyền vấn đề xây dựn Đảng
3.2.2.1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể
Thực tế cho thấy, việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền là một là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tuyên truyền nói chung, tuyên truyền xây dựng Đảng nói riêng. Kế hoạch tuyên truyền chính là đƣờng hƣớng giúp phóng viên, biên tập viên xác định đƣợc đề tài, nội dung thông tin cần khai thác, phản ánh trong tác phẩm của mình.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền phải bám sát chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn tỉnh trong từng thời điểm, từng giai đoạn khác nhau và dựa trên kết quả nghiên cứu nhu cầu thông tin của khán giả. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể cho từng số báo, từng chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề theo từng từng tuần, từng tháng, từng quý và cả năm sẽ tạo đƣợc sự chủ động trong sáng tạo, sản xuất các tác phẩm báo chí. Qua đó, giúp cho việc cân đối đƣợc các khía cạnh nội dung thông tin, cân đối vùng miền. Xây dựng và bám sát kế hoạch tuyên truyền sẽ giúp cho những tác phẩm, chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục xây dựng Đảng đƣợc cụ thể hơn về chủ đề, thể hiện đƣợc vai trò định hƣớng trong công tác tuyên truyền xây dựng Đảng nói riêng, nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng nói chung.
Mỗi tòa soạn báo Đảng địa phƣơng cần xác định rõ mục đích của các chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục tuyên truyền xây dựng Đảng để có định
hƣớng chỉ đạo trong việc đƣa tin, bài một cách bài bản, xuyên suốt vấn đề. Đây là giải pháp quan trọng hàng đầu, đảm bảo cho các chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục xât dựng Đảng có thể tồn tại lâu bền trong dòng sự kiện, dòng thời sự.
Kế hoạch tuyên truyền cần đƣợc xây dựng trên một nguyên tắc bảo đảm phát huy tối đa năng lực sáng tạo của phóng viên, coi trọng chất lƣợng hiệu quả tuyên truyền, bảo đảm các vấn đề “nóng”, vấn đề thời sự trong công tác xây dựng Đảng đƣợc xuất hiện có chiều sâu, toàn diện, từ nhiều góc độ, nhiều địa phƣơng, đơn vị một cách tƣơng xứng với tầm vấn đề, thậm chí trong kế hoạch tuyên truyền phải bám sát sự kiện để “đón lõng” trƣớc các vấn đề mà cuộc sống cũng nhƣ công tác xây dựng Đảng đang đặt ra.
3.2.2.2. Đổi mới cách thức tổ chức thông tin tuyên truyền vấn đề xây dựng Đảng
Qua khảo sát các báo Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định và Bắc Ninh, tác giả nhận thấy, hiện nay mỗi báo đều có cách thức tổ chức thông tin tuyên truyền về xây dựng Đảng riêng, chƣa có một “quy trình chuẩn” nào đƣợc đƣa ra.
Cụ thể, quy trình tổ chức thông tin tuyên truyền nói chung (trong đó có vấn đề xây dựng Đảng) đƣợc báo Bắc Ninh và báo Hà Nam thực hiện nhƣ sau: Hằng tháng, phóng viên phát hiện đề tài, đăng ký vào kế hoạch. Sau khi đề tài đƣợc Ban thƣ ký, Ban biên tập duyệt, phóng viên bắt tay vào đi thực tế cơ sở, lấy số liệu... viết bài, hoàn tất bài viết, trình duyệt nội dung và cuối cùng là gửi tòa soạn biên tập, xuất bản. Trong khi đó ở báo Ninh Bình và báo Nam Định thì việc tổ chức thông tin tuyên truyền vấn đề xây dựng Đảng chủ yếu do phóng viên tự xây dựng, thu thập thông tin, viết bài và gửi về tòa soạn. Việc xây dựng kế hoạch tổ chức thông tin tuyên truyền vấn đề xây dựng Đảng trên các báo chủ yếu đƣợc làm vào những thời điểm diễn ra các sự kiện nhƣ Đại hội Đảng các cấp hoặc những dịp sơ, tổng kết các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các ngày lễ kỷ niệm của Đảng, của đất nƣớc...
Các cách làm trên đều dẫn đến tình trạng tòa soạn không chủ động đƣợc nguồn tin bài, lúc thì quá dồi dào các bài xây dựng Đảng, khi lại “cạn” nguồn. Điều này cũng dễ nhận thấy trên các số báo, có tháng không có một bài xây dựng Đảng, nhƣng có số lại có tới 5 bài xây dựng Đảng!
Để khắc phục tình trạng trên, vấn đề đặt ra là các báo phải xây dựng kế hoạch tổ chức thông tin tuyên truyền xây dựng Đảng một cách thƣờng xuyên, liên tục. Thông thƣờng phát hiện đề tài là công việc của phóng viên. Tuy nhiên, để giúp cho phóng viên có thể phát hiện ra những đề tài tốt, vai trò của Ban biên tập, của tòa soạn, của lãnh đạo các phòng là quan trọng. Để có một nguồn đề tài dồi dào, phong phú, nhất thiết phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phóng viên. Điều này sẽ trở thành nền nếp khi tòa soạn xây dựng đƣợc kế hoạch tổ chức thông tin tuyên truyền xây dựng Đảng theo từng tháng, từng quý, từng năm. Thực tiễn hoạt động của Đảng và công tác xây dựng Đảng tuy sinh động nhƣng cũng có những quy luật vận động riêng. Hoạt động của Ban Thƣờng vụ, hoạt động của cấp ủy các cấp đều đƣợc tiến hành theo chƣơng trình làm việc toàn khóa. Theo đó, thực tiễn của công tác xây dựng Đảng cũng biến đổi và vận động gắn với chƣơng trình công tác của cấp ủy… những vấn đề đó có thể biết trƣớc nếu có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho phóng viên đeo bám từng lĩnh vực, từng địa phƣơng, ban, ngành, cụ thể. Đây sẽ là cơ sở để ngƣời quản lý và phóng viên phát hiện đề tài, xác định đƣợc những vấn đề thời sự và chủ động hƣớng hoạt động tuyên truyền của chuyên mục vào phục vụ các nhiệm vụ chính trị quan trọng.
Có thể đƣa ra một quy trình chuẩn trong cách thông tin tuyên truyền xây dựng Đảng nhƣ sau: Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính xây dựng kế hoạch tuyên truyền xây dựng Đảng cho chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục theo từng tháng, từng quý, từng năm==> Phân công phóng viên thực hiện đề tài==> thông qua Ban biên tập duyệt ==> phóng viên đƣợc phân công đi thu
thập thông tin, viết bài==>> Trƣởng Phòng Xây dựng Đảng – Nội chính biên tập trƣớc một bƣớc==>> chuyển Thƣ ký tòa soạn biên tập==> Phó Tổng biên tập phụ trách duyệt lần cuối==>> in ấn, phát hành. Quy trình tổ chức thông tin các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề xây dựng Đảng cần phải tuân thủ theo một kế hoạch hoàn chỉnh và phải đƣợc biên tập kỹ.
Hiện nay, ở các báo Đảng địa phƣơng đồng bằng Bắc bộ, việc tuyên truyền vấn đề xây dựng Đảng do Phòng Xây dựng Đảng – Nội chính chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên, không phải lúc nào các phóng viên ở bộ phận này cũng đảm nhận đƣợc hết nhiệm vụ. Do vậy cần phải có một quy chế phối hợp công tác giữa phòng Xây dựng Đảng – Nội chính với các phòng chuyên môn khác. Trong đó, Phòng Xây dựng Đảng – Nội chính là bộ phận chủ lực xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với các phòng chuyên môn khác theo hình thức đặt bài. Trên cơ sở đó có một bản kế hoạch hoàn chỉnh, tham mƣu, đề xuất với Ban Biên tập hiệu quả hơn.
Ngoài ra, các báo cũng cần kiên quyết không cho xuất bản những tin, bài yếu về mặt nội dung và hình thức thể hiện. Làm tốt những vấn đề trên sẽ là bài giải cho bài toán chất lƣợng và cơ cấu tuyên truyền theo vệt và hƣớng nội dung chuyên mục vào phản ánh những vấn đề thời sự trên lĩnh vực xây dựng Đảng.
Đổi mới cách thức tổ chức thông tin tuyên truyền xây dựng Đảng trên các báo Đảng địa phƣơng còn là việc đổi mới trong cách thức trình bày, sắp xếp và phân bổ tin, bài vào các vị trí xác định, trình bày nhƣ thế nào để độc giả theo dõi mội cách thuận lợi, nhanh nhất và rõ nét trong việc tiếp cận thông tin. Theo đó, cách sắp xếp các chuyên trang, chuyên mục nên duy trì ổn định ở một vị trí trang nhất định, tiện cho việc theo dõi của bạn đọc và đó cũng là một trong những cách tạo dựng “thƣơng hiệu” cho chuyên trang, chuyên mục xây dựng Đảng.
3.3.1. Nâng cao chất lƣợn đội n ũ p ón vi n, bi n tập viên; thu hút cộng tác viên
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên
Có thể nói, công tác nhân sự là khâu quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào. Cán bộ có năng lực luôn là điều kiện đầu tiên đề giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn. Trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch Hồ Chi Minh cho rằng: “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy tổ chức, nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt đến mấy cùng bị tê liệt” [ 31. tr.269].
Nhà báo Hữu Thọ cho rằng: Ngƣời làm báo đƣợc xem là “nhân vật trung tâm của các cơ quan báo chí” và việc “tổ chức và quản lý để đào tạo và sử dụng tài năng thật sự là chuyện đáng bàn. Đã làm nghề thỉ phải được đào tạo”
[59.tr.216]. Do đó, nâng cao chất lƣợng đội ngũ phóng viên, biên tập viên là một trong những giải pháp quan trọng quyết định đến chất lƣợng tác phẩm thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng trên các báo Đảng địa phƣơng. Để làm đƣợc điều này, các cơ quan báo Đảng địa phƣơng cần thƣờng xuyên phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên về kỹ năng viết tin, bài nói chung, đặc biệt là kỹ năng xử lý viết tin, bài về xây dựng Đảng. Đồng thời tạo điều kiện cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên đƣợc tham gia học tập các lớp đào tạo chuyên môn, đào tạo lý luận chính trị. Việc cử đi đào tạo cần áp dụng linh hoạt các hình thức đào tạo chính qui và không chính quy, kết hợp học tập trung với tự học.
Để thông tin về xây dựng Đảng đƣợc sâu hơn, toàn diện hơn, thiết thực, sinh động, hấp dẫn hơn cần bố trí phóng viên giỏi và hơn thế nữa. Khi phân công phóng viên chuyên trách thì bản thân phóng viên đó dành nhiều thời gian tìm hiểu chuyên sâu những kiến thức liên quan đến mảng đề tài mình phụ trách, đầu tƣ sáng tạo tạo nên những tác phẩm báo chí có giá trị đối với đời sống xã hội.
Mặt khác, nhƣ đã nói ở trên, một trong những yêu cầu viết chuẩn về công tác xây dựng Đảng, phóng viên phải là đảng viên. Do vậy, các cơ quan báo Đảng cần quan tâm bồi dƣỡng, kết nạp đảng viên mới, tạo nguồn kế cận cho lực lƣợng chuyên viết về xây dựng Đảng. Chỉ có trở thành đảng viên, đƣợc sinh hoạt trong một tổ chức Đảng, các phóng viên viết về Đảng và công tác xây dựng Đảng mới có điều kiện hơn trong quán triệt những chỉ thị, Nghị quyết mới, hiểu rõ hơn những nguyên tắc trong tổ chức sinh hoạt Đảng, từ đó soi vào thực tiễn kịp thời phát hiện và phản ánh những vấn đề mới nảy sinh trong đời sống của Đảng và công tác xây dựng Đảng một cách chính xác, có trách nhiệm.
Thực tế, phóng viên, biên tập viên viết về xây dựng Đảng của các cơ quan báo Đảng địa phƣơng hiện nay phải làm việc căng thẳng vì họ vừa phải đƣa tin thời sự chính trị hàng ngày, lại phải thực hiện đi cơ sở lấy thông tin, viết các tin, bài do tòa soạn giao. Đặc biệt, khi hiện nay đa phần các báo Đảng địa phƣơng có trang thông tin điện tử tổng hợp, quy trình làm báo in có nhiều thay đổi do phải đáp ứng yêu cầu về mặt thông tin nhanh chóng, đƣa lên các trang thông tin điện tử nên các phóng viên Xây dựng Đảng – Nội chính luôn chịu nhiều áp lực. Ngoài áp lực về thời gian, thì nhƣ đã nói, phóng viên viết về đề tài xây dựng Đảng còn chịu áp lực bởi các yếu tố chính trị nhạy cảm. Do vậy, thƣờng rất dễ mắc sai lầm. Trong khi đó, chế độ chi trả nhuận bút cho tác phẩm viết về đề tài xây dựng Đảng hiện nay lại không có gì khác biệt hơn so với các tác phẩm viết về đề tài khác. Điều này ít nhiều ảnh hƣởng đến tâm lý, tinh thần làm việc của những phóng viên Xây dựng Đảng – Nội chính, chƣa thực sự tạo ra đƣợc động lực, cú hích để họ làm việc hết mình và cống hiến để có những tác phẩm xây dựng Đảng hay, hấp dẫn. Chính vì vậy, việc xem xét chi trả nhuận bút các tác phẩm viết về đề tài xây dựng Đảng cao hơn với các đề tài khác là việc nên làm.
3.3.1.2. Thu hút cộng tác viên
Bên cạnh đội ngũ phóng viên, biên tập viên, bất cứ tờ báo nào, cơ quan báo chí nào cũng có đội ngũ cộng tác viên nhất định.
Hiện nay, trên các báo Đảng địa phƣơng rất ít khi sử dụng tin, bài của cộng tác viên, nhất là lĩnh vực tuyên truyền xây dựng Đảng lại càng ít. Đây là