Nhận xét chung về lý thuyết quản trị cổ điển:

Một phần của tài liệu thuyết trình quản trị học chương 1 5 (Trang 71 - 82)

6. Sự thăng tiến dựa trên thành tích:

2.1.4. Nhận xét chung về lý thuyết quản trị cổ điển:

Hai nhánh chủ yếu của lý thuyết quản trị cổ điển là quản trị theo khoa học và quản trị hành chính.

Những đặc trưng của lý thuyết quản trị cổ điển được thể hiện qua bảng 2.2:

Bảng 2.2 Đặc điểm của quản trị cổ điển

Quản trị theo khoa học Quản trị theo hành chính Quản trị kiểu thư lại

Đặc điểm:

Huấn luyện hàng ngày và tuân

theo nguyên tắc Định rõ các chức năng quản trị

Hệ thống các nguyên tắc chính thức:

“ Có một phương pháp tốt nhất” để hoàn thành công việc

Phân công lao động Hệ thống cấp bật Quyền lực

Công bằng

Đảm bảo tính khách quan Phân công lao động hợp lý Hệ thống cấp bậc

Cơ cấu quyền lực chi tiết Cam kết làm việc lâu dài Tính hợp lý

Trọng tâm:

Công nhân Nhà quản trị Toàn bộ tổ chức

Thuận lợi:

Năng xuất Hiệu quả

Cấu trúc rõ ràng

Chuyên môn hóa các vai trò quản trị

Ổn định Hiệu quả

Hạn chế:

Không quan tâm đến các nhu cầu xã hội của con người

Không đề cập đến môi trường

Không chú trọng đến tính hợp lý trong hành động của nhà quản trị

Nguyên tắc cứng nhắc Tốc độ ra quyết định chậm

Tất cả các nhánh của quản trị cổ điển đều nhấn mạnh vào khía cạnh chính thức của tổ chức. Quản trị cổ điển đều tập trung chú trọng vào những mối quan hệ chính thức giữa các phòng ban, bộ phận, giữa các công việc và

Quản trị hành chính và quản trị theo khoa học còn nhấn mạnh vào việc tạo dựng các quá trình hợp lý và thực hiện chuyên môn hóa lao động một cách triệt để dựa trên những kỹ năng tương tự nhau.

Để nâng cao năng suất và hoàn thành mục tiêu của tổ chức một cách có hiệu quả: chuyên môn hóa nhiệm vụ; hợp lý hóa công việc; xây dựng tổ chức theo hệ thống cấp bậc với quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ ràng.

Lý thuyết quản trị cổ điển dựa trên tiền đề căn bản là con người thuần túy kinh tế, do đó không

chú ý đến yếu tố tâm lý - xã hội của con người trong quản trị.

Hạn chế của lý thuyết quản trị cổ điển là xem xét tổ chức là những hệ thống khép kín, không thấy được ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với tổ chức và nhiều khía cạnh nội bộ khác

Mặc dù có những hạn chế nhất định, lý thuyết quản trị cổ điển vẫn có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển của quản trị học hiện đại.

Ôn lại kiến thức sau phần thuyết trình

Câu 1: Các lý thuyết quản trị cổ điển có hạn chế là:

a. Quan niệm xí nghiệp là 1 hệ thống khép kín

b. Chưa chú trọng đúng mức đến yếu tố con người

c. Cả a&b

Câu 2: Lý thuyết “Quản trị khoa học” được xếp vào trường phái quản nào:

a. Trường phái tâm lý – xã hội

b. Trường phái quản trị định lượng

c. Trường phái quản trị cổ điển

Câu 3: Người đưa ra 14 nguyên tắc “Quản trị tổng quát” là

a. Frederick W. Taylor (1856 – 1915)

b. Henry Fayol (1814 – 1925)

c. Max Weber (1864 – 1920)

Câu 4: Tư tưởng của trường phái quản trị tổng quát (hành chính) thể hiện qua

a. 14 nguyên tắc của H.Fayol

b. 4 nguyên tắc của W.Taylor

c. 6 phạm trù của công việc quản trị

Câu 5: Tác giả của “Trường phái quản trị quá trình” là

a. Harold Koontz

b. Henry Fayol

c. R.Owen

Một phần của tài liệu thuyết trình quản trị học chương 1 5 (Trang 71 - 82)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(82 trang)