II. Vai trò của yếu tố hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
1. Hoạt động của cá nhân.
Hoạt động cá nhân làm cho con người nhận thức được hiện thực, kích thích hứng thú niềm đam mê, sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, thụôc tính tâm lý mới,...trong cá nhân mỗi con người.
Có thể nói hoạt động là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển tâm lí, phát triển nhân cách của con người nhất là đối với trẻ em. Bởi vì thông qua hoạt động và bằng hoạt động con người lĩnh hội kinh nghiệm xã hội lịch sử bằng hoạt động của bản thân để hình thành nhân cách. Mặt khác cũng thông qua hoạt động con người xuất tâm "lực lượng bản chất" vào xã hội, tạo nên đại diện nhân cách của mình ở người khác trong xã hội. Thông qua những loại hình hoạt động tích cực, tự giác của người học mà nhân cách phát triển. Vd: trẻ phải học toán, học viết chữ trẻ mới có thể tiếp thu kiến thức hình thành nhân cách tự giác học, chăm chỉ,...
Mọi hoạt động hình thành nhân cách đều có nguồn gốc từ hoạt động thực tiễn ở bên ngoài, do hoạt động bên ngoài chuyển vào bên trong theo cơ chế nhập tâm mà có. Vì vậy nếu con người không than gia vào hoạt động thì không có sự phát triển nhân cách. Sự phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào sự tích cực hoạt động trên bình diện hoạt động bên ngoài và hoạt động của trí tuệ bên trong.
Hoạt động là phương tiện để bộc lộ nhân cách. Nhân cách chỉ có thể được hình thành và thể hiện rõ qua hoạt động.
Sự tích cực hoạt động của mỗi cá nhân là cơ sở để mỗi người tự ý thức được rõ về mình về người cùng tham gia hoạt động, trên cơ sở đó đẻ tự hoàn thiện mình.
Sự hình thành nhân cách của con người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành và phát triển nhân cách con người phải tham gia nhiều hoạt động khác nhau trong đó đặc biết chú ý vai trò của hoạt động chủ đạo. Vì thế phải lựa chọn tổ chức và hướng dẫn hoạt động đảm bảo tính giáo dục và tính hiệu quả đối với việc hình thành và phát triển nhân cách.
Hoạt động là nguồn quan trọng nhất cung cấp cho học sinh hệ thống kinh nghiệm và ứng xử xã hội
Trẻ em trong quá trình tham gia tích cực vào các loại hình hoạt động, với các mối quan hệ đa dạng trong xã hội, các giá trị văn hóa của loài người, từ đó các phẩm chất, tính cách, năng lực được hình thành.
Hoạt động của trẻ bao gồm: học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động và hoạt động tập thể.