nhân cách trẻ.
I. Khái niệm.
1. Hoạt động là gì?
Theo A.N.Leonchev: Hoạt động là đơn vị của đời sống cá nhân, là khâu trung gian có chức năng phản ánh tâm lí và hướng dẫn chủ thể trong thế giới đối tượng.
Dưới góc độ triết học: hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực khách quan. Ở góc độ này, hoạt động được xem là quá trình mà trong đó có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai cực” chủ thể - khách thể .
Dưới góc độ sinh học: hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và bắp thịt của con người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Dưới góc độ tâm lí học: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người( chủ thể) và thế giới( khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. Con người sống luôn luôn hoạt động. Giống như tế bào sống là đơn vị cấu tạo nên cơ thể sống của cá thể, hoạt động là đơn vị tạo nên toàn bộ đời sống của cá nhân và xã hội. Đời sống của mỗi cá nhân và xã hội được hinh thành bởi một dòng liên tục và chuyển hóa lẫn nhau của các hoạt động. Trong đó, mỗi hoạt động là một đơn vị trọn vẹn, thực hiện chức năng nhất định. Các cá nhân và xã hội chỉ tồn tại, phát triển bởi hoạt động và được biểu hiện thông qua hoạt động.
Cuộc sống của con người là một chuỗi hoạt động, bởi lẽ hoạt động là phương thức tồn tại của con người và cũng là con đường hình thành và phát triển nhân cách.
2. Hoạt động cá nhân là gì?
Hoạt động là phương tiện để cá nhân và đối tượng tác động với nhau. Trong đó, cá nhân một mặt, cải tạo và sáng tạo ra thế giới, mặt khác, sáng tạo và cải tạo, điều chỉnh tâm lí, nhân cách của mình.
Hoạt động cá nhân được coi là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách.