Nguyên tắc tính toán thành phần tải trọng gió (theo mục 2 TCVN 2737-

Một phần của tài liệu Thiết kế Cao ốc tân thịnh lợi (Trang 38 - 39)

1995[2])

Tải trọng ngang được tính toán trong công trình là tải trọng gió

Tác động của gió lên công trình mang tính chất của tải trọng động và phụ thuộc vào các thông số sau:

Thông số về dòng khí: tốc độ, áp lực, nhiệt độ, hướng gió. Thông số vật cản: hình dạng, kích thước, độ nhám bề mặt. Dao động công trình.

TRANG 24

Tải trọng gió gồm 2 thành phần: thành phần tĩnh và thành phần động. Giá trị và phương tính toán thành phần tĩnh tải trong gió được xác định theo các điều khoản ghi trong tiêu chuẩn tải trọng và tác động TCVN 2737:1995[2].

Thành phần động của tải trọng gió được xác định theo các phương tương ứng với phương tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió.

Thành phần động tải trọng gió tác động lên công trình là lực do xung của vận tốc gió và lực quán tính của công trình gây ra. Giá trị của lực này được xác định trên cơ sở thành phần tĩnh của tải trọng gió nhân với các hệ số có kể đến ảnh hưởng của xung vận tốc gió và lực quán tính của công trình.

Việc tính toán công trình chịu tác dụng động lực của tải trọng gió bao gồm: Xác định thành phần động của tải trọng gió và phản ứng của công trình do thành phần động của tải trọng gió gây ra ứng với từng dạng dao động.

Theo mục 1.2 TCVN 229 – 1999[3] thì công trình có chiều cao > 40m thì khi tính phải kể đến thành phần động của tải trọng gió.

Công trình đồ án cao ốc Tân Thịnh Lợi với chiều cao tổng cộng tính từ cao độ +0.000m là 58.9m nên cần xét đến yếu tố thành phần gió động của gió.

Một phần của tài liệu Thiết kế Cao ốc tân thịnh lợi (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)