Rất nặng: chết lâm sàng Luồng điện có hiệu thế thấp thường gây tử vong do rung thất ngừng tim Luồng điện có hiệu thế cao gây tử

Một phần của tài liệu Bài giảng bỏng môn chấn thương chỉnh hình (Trang 31 - 33)

tử vong do rung thất ngừng tim. Luồng điện có hiệu thế cao gây tử vong do ngừng hô hấp.

CHẨN ĐOÁN BỎNG: Bỏng Điện

Tổn thương tại chỗ

• Bỏng điện thường sâu, tổn thương tại chỗ biểu hiện ở điểm vào và ra của luồng điện, vị trí thường gặp là bàn tay, bàn chân. ở trẻ em có thể bỏng miệng, môi, lưỡi do ngậm vào cực điện

• Tổn thương là các đám da hoại tử hình tròn hoặc bầu dục màu vàng đục hoặc xám đen, than hoá. Giới hạn tổn thương không dễ dàng, trong những ngày đầu khó chẩn đoán chính xác độ sâu của .bỏng.

• Nếu bỏng sâu thường các lớp cân, cơ, gân cũng bị hoại tử. Đối với các vùng thành ngực, thành bụng khi hoại tử rụng có thể làm lộ hở hốc phế mạc. Đối với vùng xương sọ, xương trán có thể thấy hoại tử xương và thủng dẫn tới chứng viêm màng não. Đối với các chi thể thường có các tổn thương mạch máu gây chảy máu thứ phát, tổn thương thần kinh gây liệt. Có khi toàn bộ chi bị tổn thương (hoại tử, than hoá) đòi hỏi phải cắt cụt chi sớm.

• Trong bỏng điện thường xuất hiện hoại tử thứ phát các mô phát sinh do sự nghẽn các mạch máu, do các cục huyết khối hình thành trong lòng các mạch, do tổn thương thành mạch. Những ngày đầu có thể thấy vết bỏng có giới hạn nhất định, nhưng trong thời gian sau vùng đó như bị thiếu máu, cơ, gân bị hoại tử thứ phát.

Một phần của tài liệu Bài giảng bỏng môn chấn thương chỉnh hình (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(58 trang)