Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế quận Đồ Sơn

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế quận đồ sơn thành phố hải phòng năm 2019 (Trang 66 - 75)

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1.2. Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế quận Đồ Sơn

thành phố Hải Phòng năm 2019 theo phương pháp phân tích ABC và VEN.

- Kết quả phân tích ABC cho thấy cơ cấu danh mục thuốc của Trung tâm hợp lý so với khuyến cáo của Bộ Y tế: Thuốc hạng A chiếm 17,4% SKM, thuốc hạng B chiếm tỷ lệ 19,6% về SKM, thuốc hạng C chiếm tỷ lệ 63,0% về SKM. Thuốc hạng A được phân bổ trong 09 nhóm thuốc. Trong đó, nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết đứng đầu chiếm 33,0% GTSD thuốc hạng A, nhóm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu gồm 07 khoản mục chiếm 16,7% về SKM và 14,9% GTSD thuốc hạng A. Trong 10 thuốc hạng A được sử dụng nhiều nhất 01 thuốc kháng sinh (Cefotaxim 1g) chiếm tỷ lệ cao nhất 7,8% GTSD và có 05 thuốc thuộc nhóm Hocmon và thuốc tác động vào hệ nội tiết.

- Kết quả phân tích VEN cho thấy thuốc nhóm E chiếm tỷ lệ lớn nhất với 81,5% SKM và 83,2% GTSD. Thuốc nhóm V có SKM cao hơn (14,0%) so với thuốc nhóm N (4,5%) tuy nhiên, GTSD của thuốc nhóm V (4,8%) lại thấp hơn thuốc nhóm N (12%).

- Phân tích ma trận ABC/VEN cho thấy: Thuốc nhóm I chiếm tỷ lệ 30,1% về SKM và 79,9% về GTSD. Thuốc nhóm II chiếm tỷ lệ 69,0% về SKM và 19,5% về GTSD. Trong nhóm I có nhóm AN chiếm tỷ lệ 2,3% về SKM và 10,2% về GTSD gồm có 01 thuốc hoá dược là 3B-Medi (Vitamin B1+B6+B12) và 05 thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu là (NP-Pluvico, Abivina, Thuốc cam hàng bạc gia truyền Tùng Lộc, Thập toàn đại bổ Oratomaxx, Boganic), tổng GTSD nhóm thuốc AN năm 2019 là 428.949 nghìn đồng. Nhóm thuốc AE là nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất về giá trị sử dụng 65,3%. Nhóm thuốc AE được phân bổ vào 09 nhóm tác dụng dược lý, trong đó đứng đầu là nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ nội tiết chiếm 34,6% GTSD thuốc nhóm AE; có 02 KM thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu chiếm 3,1% GTSD thuốc nhóm AE.

59

5.2. Kiến nghị

Từ kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế quận Đồ Sơn thành phố Hải Phòng năm 2019, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Trung tâm cần kiểm soát kê đơn thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, sử dụng hợp lý, tránh lạm dụng.

- Lãnh đạo Trung tâm cần quan tâm đẩy mạnh công tác dược lâm sàng, quản lý sử dụng kháng sinh (đặc biệt kháng sinh Cefotaxim 1g) để tránh lạm dụng kháng sinh và phòng tránh kháng thuốc.

- Thay thế 02 thuốc nhập khẩu có trong thông tư 03/2019/TT-BYT (thuốc Panfor SR-500 và thuốc Barole 20) bằng các thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.

- Trung tâm cần xem xét loại 05 thuốc nhóm AN là 3B-Medi, NP-Pluvico, Thuốc cam hàng bạc gia truyền Tùng Lộc, Thập toàn đại bổ Oratomaxx, Boganic .

- HĐT&ĐT cần xem xét lại nhóm thuốc E, đặc biệt là các thuốc AE, có thể xem xét thay thế một số thuốc thuộc nhóm AE có giá trị sử dụng cao bằng các thuốc khác rẻ hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Tổ chức Y tế thế giới/Trung tâm khoa học quản lý y tế (2003), Hội đồng Thuốc và Điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển, Việt Nam.

2. Ban chấp hành Trung Ương (2017), Hội nghị lần thứ sáu BCH Trung Ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Công văn số 3794/BHXH-DVT ngày 28/8/2017 về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng Biệt Dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ, Hà Nội.

4. Bộ trưởng Bộ y tế (2012), Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 Phê duyệt Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2016), Công văn số 3447/QLD-TT ngày 11/03/2016 về việc cung cấp thông tin liên quan đến ADR của các thuốc chứa Cefotaxim

Hà Nội.

6. Bộ Y tế (2015), Quyết định 708/QĐ-BYT ngày 02/03/2015 về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn sử dụng kháng sinh", Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2016), Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 03/3/2016 về việc

ban hành tài liệu "Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện", Hà Nội.

8. Bộ Y tế (2019), Quyết định số 3809/QĐ-BYT ngày 27/08/2019 “Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng của dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm”, Hà Nội.

9. Bộ Y tế (2017), Quyết định số 4041/QĐ-BYT 07/9/2017 Phê duyệt đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020, Hà Nội.

10. Bộ Y tế (2019), Quyết định số 5094/QĐ-BYT ngày 20/12/2019 về việc ban hành tài liệu chuyên môn ” Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại Trạm y tế xã”, Hà Nội.

11. Bộ Y tế (2019), Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/03/2019 ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp Hà Nội.

12. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 Ban hành danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế, Hà Nội.

13. Bộ Y tế (2019), Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/07/2019 Quy định việc đấu thầu tại các cơ sở y tế công lập, Hà Nội.

14. Bộ Y tế (2013), Thông tư Số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong bệnh viện, Hà Nội.

15. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội.

16. Bộ Y tế (2018), Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế, Hà Nội.

17. Quốc Hội (2014), Luật 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Hà Nội.

18. Thủ tưởng Chính phủ (2019), Quyết định 1893/QĐ-TTg ngày 25/12/2019 ban hành Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại đến năm 2030, Hà Nội.

19. Thủ tưởng Chính phủ (2014), Quyết định Số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội. 20. Bộ Y tế (2019), Báo cáo số 1611/BC-BYT ngày 31/12/2019 Tổng kết

công tác y tế năm 2019 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2020, Hà Nội.

21. Cục Quản lý Dược (2019), Thông tin báo chí tại Hội nghị tổng kết đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", Hà Nội.

22. Bộ môn Dược lâm sàng (2013), Hoạt động B.7.5:Nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc tại các Bệnh viện trọng điểm, Tăng cường các hoạt động cảnh giác Dược (hợp phần 2.1), Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

23. Đặng Thu Anh (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Thọ năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

24. Hà Thị Thu Hương (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Huyện Phù Yên Tỉnh Sơn La năm 2018, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

25. Hoàng Hải Yến (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

26. Hoàng Thị Mai (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế Huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

27. Hoàng Thị Thu Hường (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn năm 2018, Luận văn chuyện khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

28. Lê Thị Kim Anh (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Huyện Đan Phượng Thành phố Hà Nội năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

29. Nguyễn Anh Dũng (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Hữu Nghị Lạc Việt năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyện khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

30. Nguyễn Thị Hương Giang (2019), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội. 31. Võ Hữu Trí (2020), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện

đa khoa khu vực La Gi, tỉnh Bình Thuận năm 2018, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

32. Vũ Đức Thắng (2018), Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên năm 2017, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học dược Hà Nội, Hà Nội.

33. Vũ Thị Thu Hương (2012), Đánh giá hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện đa khoa, Luận án Tiến sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

Tài liệu tiếng anh

34. World Health Organization/Organisation for Economic Co-operation and Development (2018), How Pharmaceutical systems are organized in asia and the pacific, Manila.

Tài liệu internet

35. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2020), Dấu ấn 10 năm thực hiện chính sách BHYT, 31/01/2020,

https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-y- te.aspx?itemID=14274&CateID=169.

36. BHXH Việt Nam/Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam (2017), Kiểm soát việc sử dụng và chi tiêu đối với các thuốc do Quỹ BHYT chi trả, 13/10/2017,

https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-y- te.aspx?itemID=9291&CateID=169.

37. Bộ Y tế (2019), Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu, đánh giá về chính sách chi trả BHYT đối với thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, vị thuốc cổ truyền của một số nước trên thế giới và tại Việt Nam, 05/08/2019, http://syt.kontum.gov.vn/tin-hoat-dong/Hoi-thao-chia-se-ket-qua-nghien-cuu,-

danh-gia-ve-chinh-sach-chi-tra--bao-hiem-y-te-doi-voi-thuoc-co-

truyen,-thuoc-duoc-lieu,-vi-thuoc-co-truyen--cua-mot-so-nuoc-tren-the- gioi-va-tai-Viet-Nam-2118.

PHỤ LỤC

Biểu mẫu thu thập số liệu phân tích danh mục thuốc sử dụng năm 2019

STT Tên hoạt chất Tên thuốc Đơn vị tính Nồng độ, hàm lượng Đường

dùng Số lượng Đơn giá Thành tiền Nước sản xuất (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 1 2

Nhóm tiêu chí kỹ

thuật

Nhóm thuốc hóa dược; thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu Nguồn gốc-xuất xứ thuốc Nhóm tác dụng của thuốc Thành phần của thuốc Thuốc BDG- generic Dạng đường dùng của thuốc Thuốc nhập khẩu có hoặc không có

trong thông tư 03/2019/TT-BYT

VEN

(11) (12) (13) (14) (15) (16) (17) (18) (19)

Cột 12: 1.Thuốc hóa dược; 2.Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu. Cột 13: 1.Thuốc sản xuất trong nước; 2.Thuốc nhập khẩu.

Cột 14: 1.Thuốc gây tế, gây mê, thuốc giãn cơ, giải giãn cơ; 2.Thuốc giảm đau, hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp; 3.Thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn…..27.Khoáng chất và vitamin.

Cột 15: 1.Thuốc đơn thành phần; 2.Thuốc đa thành phần. Cột 16: 1.Thuốc BDG; 2.Thuốc generic.

Cột 17: 1.Đường uống; 2.Đường tiêm/tiêm truyền; 3.Đường dùng khác. Cột 18: 0.Không; 1.Có.

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế quận đồ sơn thành phố hải phòng năm 2019 (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)