2. CHƯƠNG ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu
2.2.5.1. Xử lý
Phần mềm nhập liệu và phân tích số liệu: Microsoft Excel 2010.
Các bước tiến hành:
+ Xử lý trước nhập liệu: Làm sạch số liệu từ dữ liệu nguồn. - Loại bỏ các vị thuốc YHCT theo tiêu chuẩn loại trừ;
- Loại bỏ các số liệu ngoại lai (số liệu của vật tư y tế tiêu hao, số liệu xuất khác không phải xuất sử dụng);
-Trường hợp một thuốc có nhiều đơn giá khác nhau, trong danh mục đang tách là nhiều khoản mục thì sẽ tính tổng số lượng và giá trị sử dụng để thuốc chỉ là một khoản mục. Đơn giá được tính ngược lại từ tổng giá trị sử dụng và tổng số lượng sử dụng, được gọi là “Đơn giá bình quân”.
- Đối với một số thuốc không có trong danh mục thông tư số 30/2018/TT- BYT nhưng có trong danh mục thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 ban hành và hướng dẫn thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế thì thực hiện phân loại nhóm tác dụng dược lý theo thông tư số 40/2014/TT-BYT.
23
- Tổng hợp toàn bộ số liệu về “Phân tích danh mục thuốc” trên cùng 1 file Excel theo mẫu tại phụ lục đính kèm;
- Thêm cột Thành tiền = Số lượng x Đơn giá; + Sắp xếp theo mục đích cần phân tích;
+ Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến; + So sánh, mô hình hóa dưới dạng bảng, biểu đồ và đồ thị; + Trình bày kết quả bằng phần mềm Microsoft Word 2010.
2.2.5.2. Phân tích số liệu
Mô tả cơ cấu về số lượng và giá trị của danh mục thuốc:
Bảng thu thập số liệu sẽ được xử lý bằng các hàm trong Excel 2010 để phân tích số liệu nghiên cứu:
- Sử dụng chức năng sắp xếp (Sort) để lọc ra các giá trị của từng biến số: + Sắp xếp theo nhóm thuốc Thuốc hóa dược; Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu.
+ Sắp xếp theo nguồn gốc, xuất xứ của thuốc; + Sắp xếp theo nhóm tác dụng của thuốc; + Sắp xếp theo thành phần của thuốc;
+ Sắp xếp theo thuốc biệt dược, thuốc generic; + Sắp xếp theo dạng đường dùng của thuốc;
+ Sắp xếp theo thuốc theo Thông tư 03/2019/TT-BYT; - Tính tổng số khoản mục, giá trị sử dụng của từng biến số.
- Sử dụng phương pháp tỷ trọng trong phân tích cơ cấu thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, nguồn gốc-xuất xứ, đường dùng...
Tính tỷ lệ phần trăm theo số khoản mục thuốc và giá trị sử dụng theo công thức:
Công thức 1: %SKM= SKM thuốc/Tổng SKM thuốc* 100% Công thức 2: %GTSD= GTSD mỗi nhóm/Tổng GTSD*100%
24
Phương pháp phân tích ABC/VEN
Phương pháp phân tích ABC
Theo thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế quy định tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT, phân tích ABC được tiến hành theo 7 bước:
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc.
Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc.
- Đơn giá của mỗi sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá trị thay đổi theo thời gian).
- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
Bước 3:Tính tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm, tổng số sẽ bằng số tiền của mỗi sản phẩm.
Bước 4:Tính % giá trị của mỗi sản phẩm bằng cách lấy của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền.
Bước 5: Sắp xếp các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm bắt đầu với sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.
Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:
- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền; - Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tông giá trị tiền; - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền.
Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80%.
Kết quả thu được có thể trình bày dưới dạng đồ thị bằng cách đánh dấu phần trăm của tổng giá trị tích lũy vào cột dọc hay trục tung của đồ thị và số sản phẩm (tương đương giá trị tích lũy này) trên cột ngang hay trục hoành của đồ thị.
Phương pháp phân tích VEN
25
Bước 1: Từng thành viên trong hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E, N.
Bước 2: Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó hội đồng sẽ:
Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những thuốc phương án điều trị trùng lặp.
Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm thuốc N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị.
Bước 5: Xem xét lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V,E trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn.
Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V, E chặt chẽ hơn nhóm N.
Phương pháp phân tích theo nhóm điều trị
- Tiến hành 3 bước đầu tiên của phân tích ABC để thiết lập danh mục thuốc bao gồm cả số lượng và giá trị.
- Sắp xếp nhóm điều trị cho từng thuốc theo Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế thế giới hoặc theo các tài liệu tham khảo khác như hệ thống phân loại Dược lý-Điều trị của hội Dược thư bệnh viện của Mỹ (AHFS) hoặc hệ thống phân loại Giải phẫu-Điều trị-Hoá học (ATC) của Tổ chức Y tế thế giới. Trong đề tài này chúng tôi phân tích nhóm điều trị theo thông tư 30/2018/TT- BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hoá dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuốc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
- Sắp xếp lại danh mục thuốc theo nhóm điều trị và tổng hợp giá trị phần trăm của mỗi thuốc cho mỗi nhóm điều trị để xác định nhóm điều trị nào chiếm chi phí lớn nhất[14].
Phương pháp kết hợp ABC/VEN
26 Bảng 2.7 Ma trận ABC/VEN Nhóm A B C V AV BV CV E AE BE CE N AN BN CN Phân loại thành 3 nhóm: Nhóm I: AV, BV, CV, AE, AN Nhóm II: BE, CE, BN
Nhóm II: CN
Các nhóm được yêu cầu giám sát với mức độ khác nhau, nhóm I giám sát với mức độ cao hơn, nhóm thuốc II mức độ giám sát thấp hơn. Đặc biệt đối với thuốc không thiết yếu nhưng có chi phí cao (AN) thì cần hạn chế hoặc xóa bỏ khỏi danh mục thuốc.
27