Sự hình thành tổ chức Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Luận văn sự hình thành và phát triển của phật giáo tỉnh lào cai (qua nghiên cứu các cơ sở phật giáo tiêu biểu, tổ chức và hoạt động của giáo hội địa phương)​ (Trang 42 - 49)

Nghiên cứu về lịch sử Phật giáo tỉnh Lào Cai, Luận văn chia quá trình lịch sử đó thành hai giai đoạn: giai đoạn hình thành (từ khi bắt đầu xuất hiện ở Lào Cai vào đầu thế kỷ XIX đến năm 2011) và giai đoạn phát triển từ năm 2012 đến nay. Bởi năm 2012 đánh dấu mốc sự kiện quan trọng là thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai. Sự kiện đó đã đƣa Phật giáo Lào Cai sang một trang mới. Tuy nhiên sự phân chia này cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối, để thuận tiện cho nghiên cứu bởi ngay trong quá trình hình thành nó đã bao gồm cả sự phát triển và ngƣợc lại trong quá trình phát triển nó cũng bao gồm quá trình hình thành để hoàn thiện hơn.

2.1.1. Giai đoạn chuẩn bị

Trong bản Hiến chƣơng đầu tiên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 1981 và các lần tu chỉnh về sau đề có nội dung về Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, thành. Nhƣ trong Hiến chƣơng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, điều 29:

“Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa giới hành chính, được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì được thành lập tổ chức Giáo hội cấp tỉnh, thành phố với danh xưng: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, thành phố (gọi chung là cấp tỉnh)” [18].

Trong đó: “Ban Trị sự là cơ quan hành chính, điều hành, quản lý trực tiếp mọi mặt hoạt động Phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong địa bàn tỉnh” [điều 30].

Trong báo cáo tổng kết công tác Phật sự thời gian qua và Phƣơng hƣớng nhiệm vụ công tác Phật sự nhiệm kỳ 2012-2017, Đại đức Thích Thanh

Dƣơng – Đại diện Tăng Ni Phật giáo tỉnh Lào Cai đã nêu rõ tình hình Phật giáo tỉnh Lào Cai trƣớc năm 2012:

“Lào Cai là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, nơi địa đầu của Tổ quốc, thuộc vùng sâu, vùng xa có biên giới tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, Yên Bái ở phía nam, Lai Châu ở phía tây và Hà Giang ở phía đông, có điều kiện địa lý không thuận lợi, dân cư thưa thớt (96 người/km2 ) Với diện tích tự nhiên 8.187 km2 trong đó 80% diện tích là núi đồi, dân số trên 720.000 người gồm nhiều dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Nùng, Giáy và các nhóm thiểu số cùng sinh sống. Lào Cai có đặc thù về đa dạng văn hoá do điều kiện thổ nhưỡng mang lại, có núi, có sông và có các cánh đồng lúa, có rừng đủ lớn để có thể tạo ra vùng nguyên liệu và thực phẩm phù hợp với đời sống của người dân bản địa. Hiện nay toàn tỉnh có 4 vị sư, có 04 ngôi chùa là dưới sự quản lý của Giáo hội. Trong đó có chùa Tân Bảo và Cam Lộ có sư trụ trì và hướng dẫn Phật tử tu tập còn lại các chùa khác thì do ngành Văn hóa thể thao và du lịch hoặc chính quyền địa phương quản lý,hay các gia đình, dòng họ quản lý. Ngoài ra còn đang nhờ vào sự quản lý của Ban hộ tự lâm thời, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đường đi lối lại còn khó khăn và hầu hết các huyện trong tỉnh chưa có cơ sở thờ tự Phật giáo để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng truyền thống của nhân dân trong tỉnh” [Xem 47].

Để hình thành đƣợc tổ chức Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai, Trung ƣơng Giáo hội Phật giáo Viêt Nam đã rất quan tâm và đặc biệt là vai trò rất lớn của Hòa thƣợng Thích Thanh Điện. Lào Cai với đặc trƣng là một tỉnh miền núi với nhiều điều kiện khó khăn về mọi mặt, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đƣờng đi lối lại còn khó khăn và hầu hết các huyện trong tỉnh chƣa có cơ sở thờ tự Phật giáo để đáp ứng nhu cầu tín ngƣỡng truyền thống của nhân dân

trong tỉnh. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhƣng bà con tăng ni, phật tử trong tỉnh luôn chấp hành tốt các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc; tích cực thi đua lao động sản xuất để vƣơn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng Lào Cai ngày càng văn minh, giàu đẹp. Nhận thấy cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống sinh hoạt tôn giáo cho bà con Phật tử nơi đây, Thƣợng tọa Thích Thanh Điện với vai trò Phó Tổng Thƣ ký HĐTS Chánh VP I T.Ƣ GHPGVN, Phó ban TT Ban HDPT T.Ƣ GHPGVN đã không quản khó khăn, xa xôi, lặn lội đến với bà con Phật tử tỉnh Lào Cai. Thƣợng tọa đã đảm nhận thêm vai trò trụ trì chùa Tân Bảo, xây dựng, trùng tu lại ngôi chùa, hƣớng dẫn bà con Phật tử sinh hoạt tu tập. Vƣợt qua bao khó khăn, thử thách, đã đƣa Phật giáo đến gần với bà con hơn, đóng góp nhiều hơn cho đời sống ngƣời dân nơi đây. Với tâm huyết đƣa Phật giáo đến gần hơn với bà con miền núi tỉnh Lào Cai, Thƣợng tọa đã từng bƣớc xây dựng, phát triển Phật giáo tỉnh Lào Cai và chuẩn bị mọi mặt cho sự hình thành Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai.

Chính vì thế có thể nói, sự kiện Đại hội Đại biểu Phật giáo tỉnh Lào Cai lần thứ nhất – nhiệm kỳ 2012 – 2017 có một ý nghĩa quan trọng không chỉ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà với cả Phật giáo Lào Cai và xã hội.

Đối với Phật giáo Việt Nam, “cánh tay” đã nối dài thêm một chặng, vƣơn xa thêm một chặng, hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã vƣơn đến đƣợc thêm một vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi biên cƣơng của Tổ quốc, tiếp tục sự nghiệp hành trình vƣơn đến mọi miền của Tổ quốc Việt Nam. Có thêm một tổ chức của Giáo hội ở cấp tỉnh để hoàn thiện về mặt tổ chức của Giáo hội là yêu cầu cấp thiết. Quan trọng hơn là Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến đƣợc gần hơn với các tín đồ Phật giáo ở một vùng sâu, vùng xa, có điều kiện để chăm sóc, hƣớng dẫn họ tu tập theo con đƣờng chính

các ngày lễ lớn, Giáo hội Phật giáo Việt Nam có cử các Tăng Ni lên Lào Cai hƣớng dẫn nhân dân sinh hoạt tôn giáo vì vậy hoạt động này chƣa đƣợc thƣờng xuyên và chủ động.

Đối với Phật giáo tỉnh Lào Cai, việc kiện toàn và hình thành Ban Trị sự Tỉnh là một sự kiện quan trọng: các hoạt động tôn giáo của tín đồ Phật tử trong toàn tỉnh sẽ đƣợc hƣớng dẫn bài bản hơn, cụ thể hơn, sát sao hơn. Các cơ sở thờ tự sẽ có cơ hội tốt hơn để có các Tăng, Ni về trụ trì hƣớng dẫn nhân dân sinh hoạt Phật pháp, coi sóc đời sống tâm linh. Đồng thời cũng là cơ hội tốt để Phật giáo tỉnh Lào Cai có cơ hội phát triển hơn.

Đối với xã hội: Phật giáo là một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Các hoạt động của Phật giáo luôn hƣớng đến mục đích tối cao là “phụng sự chúng sinh, cúng dƣờng Chƣ Phật”. Ở đâu, lúc nào Phật giáo cũng góp sức mình cùng nhân dân xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trƣớc khi Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai đƣợc thành lập, các hoạt động Phật sự của Phật giáo tỉnh Lào Cai vẫn thƣờng diễn ra nhƣng manh mún, tự phát vì thế hiệu quả đóng góp cho xã hội chƣa cao. Khi thành lập Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai, với sự điều hành trực tiếp, chặt chẽ của các Tăng, Ni các cấp trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các hoạt động đó đƣợc lên kế hoạch, chủ động nên đạt hiệu quả cao. Và ở khía cạnh khác:

“Các cơ sở của Phật giáo được xây dựng tại các khu vực biên giới vừa là để phục vụ sinh hoạt tôn giáo các Phật tử, vừa là nơi phát triển du lịch tâm linh cộng đồng, nhưng cũng đồng thời là cột mốc tâm linh thực hiện bảo vệ đường biên, mốc giới Quốc gia trải qua các thời kỳ lịch sử” [21, tr.392].

2.1.2. Tổ chức Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai hiện nay.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ lần thứ nhất bao gồm 18 thành viên.

+ TT. Thích Thanh Điện (hiện là HT) làm Trƣởng Ban trị sự Phật giáo Lào Cai.

+ TT Thích Quảng Hà (hiện là HT); TT Thích Thanh Phong; TT Thích Giác Hiệp, ĐĐ Thích Thanh Huân làm Phó Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lào Cai.

Nhiệm kỳ II (2017 – 2022). Cơ cấu nhân sự tổ chức của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai cũng theo quy định gồm:

+ Trƣởng ban Ban Trị sự.

+ 01 Phó Trƣởng Ban Thƣờng trực. + Các Phó Trƣởng Ban chuyên trách.

+ Các Trƣởng Ban phụ trách các ngành theo các Ban Trung ƣơng + 01 Chánh Thƣ ký.

+ 02 Phó Thƣ ký. + 01 Thủ quỹ.

+ Các Ủy viên Thƣờng trực.

Vì là một tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai cũng có các ban tƣơng ứng với các Ban Trung ƣơng:

- Ban Hoằng pháp - Ban Phật giáo Quốc tế - Ban Giáo dục Tăng Ni - Ban Từ thiện Xã hội - Ban Hƣớng dẫn Phật tử - Ban Văn hóa

- Ban Thông tin truyền thông - Ban Nghi lễ

- Ban Kiểm soát Cụ thể nhƣ sau:

STT Pháp danh Thế Danh Chức vụ

1 HT. Thích Thanh Điện Dƣơng Quang Điện Trƣởng ban Trị sự kiêm Trƣởng ban Tăng sự

2 TT. Thích Giác Hiệp Lê Văn Điểu Phó Trƣởng ban Trị sự kiêm Trƣởng ban Hoằng pháp, Trƣởng ban Phật giáo Quốc tế.

3 TT. Thích Tâm Thuần Phan Văn Hảo Phó Trƣởng ban Trị sự kiêm Trƣởng ban Giáo dục Tăng Ni, Trƣởng ban Từ thiện Xã hội.

4 ĐĐ. Thích Chân Tín Dƣơng Thái Bình Phó Trƣởng ban Trị sự kiêm Chánh Thƣ ký Ban Trị sự, Trƣởng ban Hƣớng dẫn Phật tử.

5 ĐĐ. Thích Tỉnh Thiền Lƣu Việt Nhi Ủy viên Ban Thƣờng trực Ban Trị sự, Trƣởng ban Văn hóa.

6 ĐĐ. Thích Chân Niệm Hoàng Văn Cầu Ủy viên Ban Thƣờng trực Ban Trị sự kiêm Trƣởng ban Nghi lễ, Phó Chánh Văn phòng.

Ban Trị sự kiêm Phó Chánh Thƣ ký, Trƣởng ban Thông tin Truyền thông, Phó Chánh Văn phòng.

8 ĐĐ. Thích Trúc Thái Phƣớc

Lê Ngọc Tâm Ủy viên Thƣờng trực Ban Trị sự, Phó Trƣởng Ban từ thiện Xã Hội.

9 ĐĐ. Thích Chân Định Trần Xuân Kiêm Ủy viên Ban Trị sự, Phó Ban Nghi Lễ.

10 ĐĐ. Thích Chánh Tuệ Đinh Hữu Thuận Ủy viên Ban Trị sự, Trƣởng Ban kiểm soát.

11 CS. Phúc Thảo Vũ Xuân Tỉnh Ủy viên Thƣờng trực Ban trị sự, Phó chánh thƣ ký kiêm Chánh Văn phòng.

12 CS. Diệu Hòa Lê Thị Hiền Ủy viên Thƣờng trực Ban Trị sự, phụ trách Kế toán

13 CS. Phúc Đức Lƣu Công Phúc Ủy viên Ban Trị sự. 14 CS. Diệu Hoan Nguyễn Thị Lý Ủy viên Ban Trị sự. 15 CS. Diệu Truyền Nguyễn Thị Kim

Xuyến

Ủy viên Ban Trị sự.

16 CS. Diệu Nhàn Hoàng Thị Thu Ủy viên Ban Trị sự. 17 CS. Diệu Thiện Nguyễn Thị Bình Ủy viên Ban Trị sự. 18 CS. Phúc Đạo Bùi Xuân Độ Ủy viên Ban Trị sự. 19 CS.Phúc Thọ Phạm Văn Chiến Ủy viên Ban Trị sự.

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, trong thời gian qua cũng rất nỗ lực, chú trọng đến việc thành lập Ban Trị sự Giáo hội Phật

quan, đến 11/2020 mới thành lập, ra mắt 01 Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện, đó là huyện Bảo Thắng. Mặc dù số lƣợng còn hạn chế nhƣng trong thời gian qua đã cho thấy sự quan tâm, chú trọng của Giáo hội

Một phần của tài liệu Luận văn sự hình thành và phát triển của phật giáo tỉnh lào cai (qua nghiên cứu các cơ sở phật giáo tiêu biểu, tổ chức và hoạt động của giáo hội địa phương)​ (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)