Chiến lược phát triển sản phẩm:

Một phần của tài liệu Luận văn chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở tp hồ chí minh sang thị trường mỹ giai đoạn 2006 2010​ (Trang 65 - 69)

THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY Ở TP.HỒ CHÍ MINH

3.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm:

Thị trường may mặc Mỹ với những yêu cầu khác biệt hơn rất nhiều đối với các thị trường Nhật Bản hay EU. Do vậy, chiến lược về sản phẩm cần phải thể hiện sự thích ứng cao đối với thị trường này.

* Về chất liệu:

Nhu cầu tiêu dùng của người Mỹ với mặt hàng may mặc là cĩ xu hướng sử dụng những chất liệu gần với tự nhiên như là cotton, hay pha cotton với tỷ lệ

khẩu sang thị trường Mỹ. Cĩ hai hướng để đáp ứng nguồn bơng cotton cho thị

trường Mỹ như sau:

- Nhập khẩu bơng để sản xuất vải từ các nước khác hoặc tận dụng nguồn bơng trong nước.

- Nhập khẩu trực tiếp bơng hoặc sản phẩm sợi làm từ bơng cotton Mỹ thơng qua các nước thứ ba như Pakistan, Ấn Độ…. Đây là một hướng tốt vì sản phẩm may mặc sẽ cĩ nhiều lợi thế trong việc xuất khẩu mặt hàng may mặc cĩ sử dụng chất liệu cĩ nguồn gốc từ Mỹ ( trong trường hợp sử dụng nhiều bơng cotton Mỹ, cơng ty được phép treo hangtag “USA Cotton” trên sản phẩm sản xuất ra).

Cùng với xu hướng sử dụng các sản phẩm cĩ nguồn gốc từ tự nhiên, trong thời gian gần đây các loại sợi như tencel, modal, soybean (đậu nành), visco, bamboo (sợi làm từ nguyên liệu tre) được các doanh nghiệp Việt Nam nĩi chung cũng như doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM ứng dụng trong sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ, như cơng ty dệt Phong Phú đã tiến hành thử

nghiệm và xuất khẩu mặt hàng khăn bơng làm từ sợi bamboo (sợi làm từ tre) sang thị trường Mỹ.Chất liệu vải cũng phải thể hiện sựđộc đáo phù hợp với tính cách của người Mỹ. Do khơng cĩ nhiều thời gian cho cơng việc nhà, sản phẩm may mặc như áo sơ mi, quần tây giặt xong là treo lên mặc dần, nên đặc tính chống nhàu (đỡ thời gian giặt ủi) rất quan trọng đối với người Mỹ.

Một xu hướng khác để khai thác thị trường cao cấp ở Mỹ về chất liệu là sử

dụng nguồn bơng “hàng hiệu” như Pima, Supima, Egyptian… Đây là những nguồn bơng xơ dài, bĩng, khi kéo ra sợi, dệt vải cho ra những sản phẩm cực kỳ đẹp, bền. Giá cho các loại nguyên liệu này thường đắt hơn 1.5 đến 2 lần so với nguyên liệu thơng thường, nhưng sản phẩm cuối cùng lại được bán với giá rất cao trên thị trường Mỹ.

* Về sốđo:

Các tiêu chuẩn về sốđo, cũng nhưđơn vị đo lường của Mỹ cũng rất khác so với châu Âu, hay Nhật Bản. Điều chỉnh việc chuyển đổi số đo theo đơn vị đo lường của Mỹ cũng là sự thích ứng cần thiết.

Bảng 17. Chuyển đổi sốđo một số mặt hàng may mặc giữa Mỹ và Châu Âu Chỉ tiêu Kích cỡ Nam *Complet -Mỹ -Châu Âu * Áo sơ mi -Mỹ -Châu Âu 36 46 14 36 38 48 14.5 37 40 50 15 38 42 52 15.5 39 44 54 16 40 46 56 16.5 41 48 58 17 42 17.5 43 Nguồn: Vinatex * Về thiết kế:

Các doanh nghiệp TP.HCM cần thực hiện các chiến lược về sản phẩm như

sau cho thị trường Mỹ:

- Xây dựng chủng loại (Đa dạng hố sản phẩm): Do thị trường tiêu dùng hàng dệt may ở Hoa kỳ khá đa dạng về chủng loại, thu nhập và độ tuổi. Vì thế chúng ta cĩ thể cĩ chiến lược phát triển sản phẩm theo từng phân khúc thị trường. Cùng một loại mặt hàng, các doanh nghiệp cần phải đa dạng hố thiết kế ví dụ như: quần áo jeans phát triển nhiều sản phẩm cĩ thiết kế

khác nhau như jeans thường, jeans xước (fancy), jeans thun (Spandex stretch), jeans cĩ hoa văn (jacquard), hoặc quần áo jeans cho trẻ em, tuổi mới lớn, người trưởng thành cũng cần cĩ những thiết kế phù hợp cho từng lứa tuổi.

- Tập trung vào các mặt hàng cĩ chất lượng cao mang tính chiến lược:

Do thị trường Hoa Kỳ chấp nhận hàng hố dệt may với mức giá cao hơn các thị trường khác. Doanh nghiệp cũng cần tập trung vào sản phẩm chủ

lực của mình trong chiến lược phát triển nhằm tiến đến xây dựng thương hiệu riêng cho mình trong phân khúc thị trường đĩ. Tuy nhiên, sản phẩm chiến lược chỉ mang tính tương đối trong một khoảng thời gian nhất định do sản phẩm may mặc trên thị trường mỹ thay đổi nhanh chĩng với yếu tố

thời trang. Chẳng hạn tại cơng ty Phong Phú, nếu như trong năm 2004- 2005, những sản phẩm jeans thun được tiêu thụ mạnh trên thị trường Mỹ, sản phẩm sản xuất ra khơng kịp cho đơn hàng xuất khẩu, thế nhưng qua năm 2005-2006, sản phẩm jean thun lại chững lại khơng tiêu thụ mạnh

như mùa trước, nhưng thay vào đĩ lại là xu hướng jeans xước (fancy) với thị phần phát triển nhanh chĩng hơn. Nhìn tổng quát, cơng ty tập trung phát triển sản phẩm chủ lực của mình là jeans, nhưng mỗi thời kỳ phải cĩ sự điều chỉnh kịp thời, nhanh chĩng thích ứng với sự thay đổi của thị

trường.

* Về bao bì và đĩng gĩi:

Thơng thường, bao bì đĩng gĩi cho các mặt hàng xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu khách hàng và tuỳ theo đặc điểm mặt hàng. Tuy nhiên, cần lưu ý các quy định của chính phủ Mỹ về hàng dễ cháy và xử lý khử trùng, mối mọt khi sử dụng vật liệu đĩng gĩi bằng gỗ.

* Về thương hiệu:

Như phân tích trong chương 2, ngay cảđối với các nhà sản xuất thiết kế

nổi tiếng ở Trung Quốc, Hồng Kơng… hiện nay cũng chưa xây dựng được một nhãn hiệu thực sự nổi tiếng trên thị trường Mỹ. Vì vậy, điều đĩ giải thích lý do vì sao hiện nay doanh nghiệp Việt Nam nĩi chung, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM nĩi riêng hiện nay chưa xây dựng thành cơng được một nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Mỹ. Hình thức gia cơng, sản xuất theo đơn

đặt hàng với mẫu mã, nhãn hiệu cho khách hàng cung cấp được đa số các doanh nghiệp TP.HCM thực hiện. Nhưng trong thời gian tới, chiến lược như sau cần phải được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng, giá cả của hàng hố được xuất sang thị trường Mỹ:

+ Trong ngắn hạn: tiếp tục phát triển mơ hình thành cơng của An Phước khi thực hiện nhượng quyền nhãn hiệu Pierre Cardin, thế nhưng cần phải tìm hiểu, chọn lọc để mua lại các nhãn hiệu nổi tiếng trên thị trường Mỹ nhằm nâng cao trị giá sản phẩm.

+ Trong dài hạn: cần giữ vững và phát triển mạnh các thương hiệu sản phẩm hiện cĩ trên thị trường nội địa, nâng cấp uy tín lên khu vực, đến thị trường Mỹ. Đây là một quá trình lâu dài để đạt được một thương hiệu sản phẩm nổi tiếng. Nhưng một điểm cần phải lưu ý là phát triển thương hiệu cần phải thực hiện đồng thời với đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu trên thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn chiến lược xuất khẩu mặt hàng dệt may cho các doanh nghiệp ở tp hồ chí minh sang thị trường mỹ giai đoạn 2006 2010​ (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)