Cần triển khai và tăng cường những cơng tác hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may

Một phần của tài liệu Luận văn rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may sang hoa kỳ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam các giải pháp giảm thiểu rủi ro​ (Trang 90 - 92)

CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG HOA KỲ CHO CÁC

3.3.2.3. Cần triển khai và tăng cường những cơng tác hỗ trợ cho doanh nghiệp dệt may

dệt may

a. Hỗ trợ tạo nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may

- Cần đẩy mạnh tốc độ đầu tư hồn chỉnh vào các cụm cơng nghiệp dệt may như: nhà máy dệt nhuộm Yên Mỹ, khu liên hợp dệt nhuộm Hịa Khánh, khu cơng nghiệp Phố Nối, khu cơng nghiệp Nhơn Trạch, khu cơng nghiệp Bình An, theo hướng tập trung vào lĩnh vực dệt – nhuộm – hồn tất vải và phụ liệu để đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may. Cĩ như vậy mới giúp hạn chế được việc chậm trễ trong giao nhận hàng nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp dệt may.

- Sản phẩm của ngành dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may, tạo lập mối quan hệ thống nhất, gắn bĩ giữa dệt và may.

- Phát triển sản xuất phụ liệu may trong nước, với cơng nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm phù hợp với yêu cầu may xuất khẩu.

- Cĩ chính sách khuyến khích sử dụng nguyên, phụ liệu sản xuất trong nước, ưu tiên hạn ngạch cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên, phụ liệu trong nước...

- Hoạch định chiến lược đồng bộ về phát triển các vùng nguyên liệu cho cơng nghiệp dệt, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dệt.

- Xây dựng và sớm hồn chỉnh để áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 và ISO 14000 cho sản phẩm dệt để cĩ thể xuất khẩu cũng như làm nguyên liệu cho may xuất khẩu.

- Phụ liệu cho sản phẩm may cĩ thể chiếm tới 25 - 35% giá thành, vì thế ngồi việc phát triển sản xuất phụ liệu trong nước, cịn phải chủ động lựa chọn ổn định việc nhập khẩu các phụ liệu cho sản phẩm may.

b. Các cơ quan liên kết với nhau để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động dễ dàng hơn

- Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đàm phán mạnh mẽ với Hoa Kỳ để nới rộng hạn ngạch, giảm hoặc bỏ thuế nhập khẩu cho hàng dệt may Việt Nam, để doanh nghiệp cĩ thể cạnh tranh bình đẳng với các nước khác.

- Sau khi bãi bỏ hạn ngạch dệt may từ ngày 1/1/2005 đối với một số nước, thị trường may mặc khơng bĩ gọn trong từng quốc gia mà đã cĩ tính chất tồn cầu. Do đĩ, Bộ cần phải cĩ bộ phận phân tích thơng tin thị trường về kim ngạch xuất nhập khẩu, mặt hàng và chính sách xuất nhập khẩu hàng dệt may của mỗi nước nhằm thơng tin định hướng tương đối chính xác cho các doanh nghiệp chủ động sử dụng quota một cách hợp lý.

- Bộ Thương Mại cần tăng cường tham gia đàm phán để giành các ưu đãi về thuế và phi thuế cho xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ.

- Tổ chức kịp thời các chương trình phổ biến thơng tin về thị trường Hoa Kỳ hiện đang rất thiếu cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, các quy định và yêu cầu đối với hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ; thủ tục hải quan, quy định về nhãn mác, bản quyền, các thay đổi về thuế nhập khẩu; Luật thương mại Hoa Kỳ, v.v

- Vấn đề lao động đang là vấn đề gây rủi ro nhiều nhất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay mà các doanh nghiệp tự bản thân khơng thể giải quyết được. Vậy, Bộ Thương mại nên liên kết với bộ Lao động để quản lý đối với việc xáo trộn lao động này. Bộ cũng cần liên kết với cơ quan chức năng kiểm sốt và ngăn chặn nạn “cị” lao động ngành dệt may đang hồnh hành hiện nay.

- Cần cĩ kế hoạch hỗ trợ vốn thơng qua việc cho vay trả chậm hay vay lãi suất thấp, v.v cho các doanh nghiệp vì thường thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất thiếu về trang thiết bị, máy mĩc.

3.3.2.4. Cơ quan Hải quan cũng nên đơn giản và cải cách các quy định cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng doanh nghiệp phải bị phạt hay chịu rủi ro trong khâu nhập nguyên phụ liệu cho sản xuất một cách vơ lý

- Cần tiếp tục đơn giản hĩa thủ tục hải quan cho doanh nghiệp khỏi phải mất thời gian chờ đợi. Hải quan cũng cần nâng cấp hệ thống khai báo từ thủ cơng sang thơng tin để doanh nghiệp cĩ thể khai báo tại cơng ty, giúp thủ tục nhanh chĩng và tiện lợi hơn cho doanh nghiệp.

- Những phụ phẩm hồn chỉnh như cà vạt, dây lưng,… gửi kèm nguyên phụ liệu gắn liền với sản phẩm may mặc theo hợp đồng gia cơng được coi như nguyên phụ liệu với thời gian ân hạn là 275 ngày. Nếu cần thiết, Hải quan cĩ thể lưu mẫu khi nhập khẩu để đối chiếu khi xuất khẩu. Khơng nên áp dụng mức phạt thuế nộp chậm 0,1%/ ngày kể từ ngày thứ 31 đối với những lơ hàng bị cưỡng chế.

- Chấp nhận cho doanh nghiệp tái xuất nguyên phụ liệu sai quy cách, khơng đáp ứng yêu cầu của hợp đồng, đồng thời hướng dẫn thủ tục thống nhất để các doanh nghiệp khơng bị lúng túng khi làm thủ tục thanh tốn.

- Đối với các doanh nghiệp thuộc diện miễn kiểm tra, tại thời điểm xuất khẩu, nếu thiếu so với khai báo ban đầu, doanh nghiệp chỉ cần xuất trình cơng văn xin xuất thiếu của giám đốc doanh nghiệp để Hải quan giám sát bãi xác nhận là đủ.

- Xây dựng mức thuế chi tiết cho các loại nguyên liệu nhập khẩu. Xĩa bỏ tình trạng một loại nguyên liệu nhưng cĩ các thơng số kỹ thuật khác nhau với định mức thuế như hiện nay đem lại nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp.

- Cải tiến thủ tục hồn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may xuất khẩu. Đồng thời tính phần “xuất khẩu tại chỗ” này vào tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu quy định tại giấy phép đầu tư, giảm rủi ro của các doanh nghiệp dệt may cĩ vốn đầu tư nước ngồi trong việc thực hiện quy định này, đặc biệt là những năm đầu tiên khi sản xuất chưa ổn định.

Một phần của tài liệu Luận văn rủi ro trong xuất khẩu hàng dệt may sang hoa kỳ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở việt nam các giải pháp giảm thiểu rủi ro​ (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)