6. Cấu trúc đề tài
3.3. Du lịch làng nghề
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hóa mà qua đókhách du lịch đƣợc thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó. Từ đó giúp cho du khách thẩm nhận các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc ở tại các địa phƣơng. Thông qua loại hình du lịch này, các sản phẩm thủ công sản xuất tại làng nghề sẽ đƣợc xuất khẩu tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng và nâng cao mức sống của cƣ dân. Du lịch làng nghề chủ yếu là tham quan, mua sắm, tìm hiểu, giao lƣu, kí kết các hợp đồng kinh tế mà ít có các loại hình lƣu trú và nghỉ dƣỡng khác.
Loại hình du lịch này ra đời cùng với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Hƣng Yên. Đây không phải là loại hình du lịch mới nhƣng vẫn đang thu hút số lƣợng khách lớn đến với TP. Hƣng Yên. Hằng năm, TP đón khoảng 25000 lƣợt khách đến du lịch làng nghề và hiện này con số đó vẫn đang tăng dần. Khách lựa chọn các làng nghề truyền thống tại TP. Hƣng Yên nhƣ làng nghề chế biến hạt sen, long nhãn tại xã Phƣơng Chiểu, Hồng Nam, làng nghề Hƣơng xạ Cao Thôn tại xã Bảo Khê. Các chƣơng trình của làng nghề phục vụ khách tham quan, tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm, trực tiếp thƣởng thức sản phẩm tại làng nghề và có thể mua sản phẩm với giá phải chăng ngay tại điểm đến.
Tuy nhiên, du lịch làng nghề của TP. Hƣng Yên còn gặp một số hạn chế nhƣ: Nhiều hộ sản xuất không hợp tác với các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan du lịch vì sợ ảnh hƣởng tới công việc sản xuất, các điểm đến còn ít lựa
56
chọn nên cần xây dựng thêm điểm đến để du khách có thêm nhiều sự lựa chọn, kích thích sự tò mò của khách.
Xây dựng chƣơng trình
Tour Hà Nội - Làng nghề sản xuất đường mật Kệ Châu
Đây là một làng nghề truyền thống có từ rất lâu ở xã Phú Cƣờng. Xã Phú Cƣờng nằm gần con sông Hồng có phù sa màu mỡ với sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là mía, đây là nguyên liệu chính để làm ra đƣờng mật.
Từ thời kỳ bao cấp về trƣớc, nghề đƣờng trắng công nghiệp khan hiếm nên nghề làm đƣờng mật làm ăn rất thuận lợi. Mỗi năm lúc đó có thể thu hút hơn 500 lao động tham gia và sản xuất tới hơn 1000 tấn đƣờng mật. Hiện nay nghề làm đƣờng mật Kệ Châu vẫn còn đƣợc duy trì nhƣng đã kém hơn so với trƣớc rất nhiều.Điều này đòi hỏi sự đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng cùng các ban ngành liên quan để giữ gìn đƣợc làng nghề từ đó thúc đẩy sự phát triển du lịch tại TP. Hƣng Yên.
Tour Hà Nội – Làng nghề sản xuất Bánh Tẻ Đào Đặng
Đi dọc mảnh đất Hƣng Yên, men theo đƣờng 5 du khách có thể dừng lại thƣởng thức món bánh Răng Bừa (tên gọi khác của bánh Tẻ) tại huyện Văn Giang tuy nhiên khi đến với TP. Hƣng Yên du khách lại một lần nữa đƣợc trải nghiệm món ăn giàu truyền thống văn hóa địa phƣơng này tại làng Đào Đặng – xã Trung Nghĩa. Dù đây là món ăn khá nổi tiếng tại một số tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nhƣng mỗi vùng miền lại có cách chế biến khác nhau. Ngay tại Hƣng Yên, món bánh này cũng không giống nhau, hình thức, mùi vị…Khi chọn tour này, du khách sẽ đƣợc cùng tham gia vào các công đoạn làm bánh, thƣởng thức mùi vị của bánh và mua những sản phẩm ấy về làm quà tặng ngƣời thân.
Hà Nội – Làng nghề làm mứt táo Phương Chiểu
Từ những năm 90 của thế kỷ trƣớc, một số ngƣời dân xã Phƣơng Chiểu di chuyển vào miền Nam bán hoa, cây cảnh để kiếm sống và họ học đƣợc nghề làm mứt táo. Ban đầu, họ chỉ làm thuê cho các cơ sở chế biến mứt táo
57
tại Thành phố Hồ Chí Minh nhƣng thấy nghề này dễ làm mà địa phƣơng mình lại sẵn có nguồn nguyên liệu nên sau thời gian học hỏi tích lũy kinh nghiệm, họ về quê, đầu tƣ làm “lò” chế biến mứt táo. Mứt táo đƣợc chế biến theo mùa vụ, thông thƣờng bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến Tết Nguyên đán, không khí làng nghề ngày càng nhộn nhịp. Nếu chọn tour này, du khách cần tới Hƣng Yên vào khoảng 3 tháng cuối năm để tham gia vào quy trình sản xuất mứt táo tại làng nghề Phƣơng Chiểu.
Để có thể xây dựng đƣợc các tour này, đòi hỏi sự quy hoạch của chính quyền địa phƣơng cùng các ban ngành liên quan kết hợp với doanh nghiệp lữ hành, từ đó góp phần làm phong phú hình ảnh du lịch TP. Hƣng Yên