CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ CHỐNG CHÁY NỔ TRONG CÔNG TÁC XẾP DỠ:

Một phần của tài liệu P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_hanh_ (Trang 26 - 27)

1. Xếp dỡ hàng nguy hiểm cần tuân theo hướng dẫn cụ thể, trong đó từng trường hợp phải thoả thuận theo sơ đồ công nghệ xếp dỡ hoặc chịu sự chỉ đạo của các chỉ dẫn viên của trạm vệ sinh phòng dịch ở Cảng và đơn vị phòng chống cháy nổ; khi chuẩn bị làm hàng nguy hiểm cần báo điện thoại cho các cơ quan đó biết (y tế, phòng cháy chữa cháy).

2. Không để phương tiện đến vận chuyển hàng nguy hiểm và số lượng người không trách nhiệm qua lại hoặc tập trung tại nơi đang xếp dỡ hàng nguy hiểm, vì vậy tại nơi đó phải treo bảng “nguy hiểm”, “chất độc”.

3. Trong thời gian có giông, gió, mưa lớn hơn cấp 6: cấm tiến hành xếp dỡ hàng nguy hiểm.

4. Hàng nguy hiểm theo quy tắc hàng hải, phải xếp lên tàu sau cùng và dỡ từ tàu xuống đầu tiên.

5. Xếp hàng trong hầm tàu, toa xe, cao bản và ôtô phải thực hiện hết sức cẩn thận đảm bảo các biện pháp an toàn cá nhân và an toàn hàng tránh đổ vỡ.

6. Từng cá nhân phải lưu ý đến từng điều chỉ dẫn, nhắc nhở ghi trên hàng và thực hiện nghiêm khắc các yêu cầu đã nêu trên.

7. Cấm bỏ hàng xuống bằng các công cụ móc sắt, các công cụ có khả năng làm hỏng bao bì, đẩy, lăn, làm va chạm vào nhau.

8. Chỉ cho phép di chuyển thùng phuy có hàng nguy hiểm bằng phương pháp sử dụng các thiết bị chuyên dùng, giá đỡ, cầu dẫn, đòn kê…

9. Các chai chứa chất lỏng dễ bắt cháy, axít, xút và các chất nguy hiểm khác cần chuyên chở chứa xếp trong các thùng chuyên dùng hoặc di chuyển do 2 công nhân sử dụng cáng, ngáng, có sẳn quai xỏ, chỉ được phép nắm vào thùng khi đã kiểm tra vỏ thùng sạch, cấm di chuyển bằng cách vác, bưng hoặc ôm chai trước bụng.

10. Khi xếp dỡ hoăc di chuyển bình ga cần bảo vệ chúng trách rơi va đập vào nhau hoăc với các vật cứng khác, tránh gây bẩn các nhiên liệu, axít, xút… Đăc biệt thận trọng đối với các khóa van của bình, khi di chuyển cấm nắm vào khóa van, xếp dỡ hoăc di chuyển ít nhất phải có 2 công nhân đảm nhiệm.

11. Khi vận chuyển bình bằng xe nâng, ô tô phải được xếp hàng ở vị trí nằm ngang các khóa van cùng quay về một phía. Để tránh va đập, mỗi chai cần có 1 vòng cao su bảo vệ có độ day không ít hơn 25 mm hoă xếp bình vào giá đỡ lót vải hoăc cao su. Bình xếp theo chiều ngang thùng xe và không quá 3 dãy.

12. Hành lang chữa cháy phải thuận tiện cho xe cứu hỏa và luôn ở tình trạng tốt. Cấm để các chướng ngại vật trên hành lang này.

IV- CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ CHỐNG CHÁY NỔ TRONG CÔNG TÁCXẾP DỠ: XẾP DỠ:

1. Trước khi tiến hành công việc, cán bộ chỉ đạo xếp dỡ có trách nhiệm truyền đạt cho tất cả thành viên tham gia về: đăc điểm và tính chất của hàng, phương pháp làm hàng, quy tắc sắp xếp, móc buộc hàng, nâng hạ, di chuyển hàng an toàn theo đúng quy tắc kỹ thuật an toàn.

2. Thành, miệng hầm tàu cần được phủ bạt hoặc bao tải. Móc câu cần cẩu cần được bọc kín, tại nơi có thể va đập cần được đặt tấm lót hoặc tấm đỡ bằng gỗ, các vòng khuyên sắt của cáp của cần cẩu bờ cần được quấn vải bạt.

3. Lưới cáp và các công cụ xếp dỡ sử dụng để làm hàng nguy hiểm cần được chế tạo từ vật liệu không có khả năng phát sinh tia lửa, công cụ cần được phủ kẽm, đồng, lớp phủ không được hư hỏng.

4. Xếp dỡ hàng nguy hiểm cần do công nhân giàu kinh nghiệm tay nghề xếp dỡ và làm việc tại kho, bãi.

5. Trước khi làm việc công nhân cần được trang bị quần áo, giày, mũ và các trang bị cá nhân đúng theo tính chất của hàng được làm.

6. Thanh tra chuyên môn về tình trạng của trang thiết bị chống cháy theo đúng các yêu cầu, quy tắc của phòng cháy chữa cháy. Thanh tra vệ sinh do các cơ quan chức năng vệ sinh dịch tể đảm nhiệm.

7. Kỹ sư phụ trách kỹ thuật an toàn, cán bộ chỉ đạo công tác có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các quy tắc kỹ thuật an toàn.

8. Tại nơi sản xuất cần có trang bị dập cháy và chống cháy theo nhiệm vụ của kỹ thuật cứu hỏa của cơ quan phòng cháy chữa cháy.

9. Công tác xếp dỡ trên tàu và bờ loại hàng nguy hiểm trong thời gian ca đêm chỉ được phép tiến hành dưới sự chấp thuận của Tổng Giám đốc Cảng. Trong đó nơi xếp dỡ, phân loại hàng nguy hiểm phải có đủ ánh sáng (không ít hơn 30 lux – đơn vị ánh sáng) và đảm bảo các thiết bị chống cháy nổ – đèn di động phải có lưới bảo vệ kín.

- Các thiết bị phục vụ bị hở chỉ để ở những nơi xe chờ xếp dỡ, nơi lập kho hàng không gần hơn 10 m. Trong thời gian xếp dỡ các hàng dễ cháy, dễ bắt cháy thì cấm dùng lửa.

10. Công tác xếp dỡ thiếu chiếu sáng cần thiết sẽ bị cấm làm việc, chỉ tiến hành ở nơi có nay đủ chiếu sáng cần thiết.

11. Tất cả các thao tác xếp dỡ cần tiến hành nhịp nhàng, không được nâng đột ngột, va đập, xô đẩy, chao lắc hàng nguy hiểm, phanh hãm đột ngột.

12. Sau khi kết thúc công tác xếp dỡ, nơi làm việc cần xem xét, dọn vệ sinh kỹ những hàng rơi vãi.

13. Cấm làm hàng nguy hiểm khi tàu đang tiếp nước.

14. Người phụ trách tàu, kho, trực ban, thợ cả và chủ tàu phải trao đổi và có trách nhiệm thi hành các biện pháp cần thiết đối với người vi phạm quy tắc phòng cháy khi thực hiện thao tác làm hàng và buộc họ ra khỏi khu vực làm việc.

15. Trên phạm vi của Cảng ở vùng làm hàng, trong hầm tàu cấm hút thuốc, cấm sử dụng lửa. Muốn hút thuốc phải ra chỗ trống dành riêng có treo bảng “chỗ hút thuốc”.

Một phần của tài liệu P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_hanh_ (Trang 26 - 27)