CÁC ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC VỚI TỪNG LOẠI HÀNG NGUY HIỂM: 1.Loại I – Chất nổ.

Một phần của tài liệu P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_hanh_ (Trang 28 - 31)

1. Loại I – Chất nổ.

- Trong nhóm này gồm có chất, vật liệu, thiết bị gây nổ, hoăc để chế tạo chất nổ, gây điểm hỏa hoăc các chất theo tính chất của nó có thể gây nổ.

- Trong nhóm chất nổ không kể các hỗn hợp của ga, hoặc bụi.

- Các chất nổ phục vụ quân sự – Trong đó có đạn dược… được chuyên chở tuân thủ các quy tắc an toàn hàng hải.

- Công tác xếp dỡ chỉ tổ chức theo phương án chuyển thẳng.

2. Loại II – Ga nén, chất cháy và chất hòa tan dưới áp suất trên 1 at.

- Trong nhóm hàng này có các chất ở điều kiện bình thường ở thể ga và được vận chuyển trong các bình, lọ chuyên dùng.

- Theo tính chất hóa học và cấu tạo hình dáng được chia thành nhóm nhỏ:

+ Ga không bắt lửa và không độc + Ga dễ bắt lửa và độc

+ Ga dễ bắt lửa + Ga độc

- Tất cả các ga kể trên (trừ ga không bắt lửa và không độc) sẽ tổ chức xếp dỡ theo phương án chuyển thẳng.

- Trong quá trình xếp dỡ thấy có bình bể hoăëc ga thoát ra ngoài (tiếng xì hoăëc mùi) cần thiết phải có sự kiểm soát của cán bộ chỉ đạo và khẩn cấp thực hiện các việc sau:

- Những bình chứa không phải ga nhiên liệu và không độc thì đưa vào nơi cách ly đăët trên đất cho tới khi ga không thoát ra nữa.

- Bình có ga nhiên liệu phải đưa cách xa ít nhất 100m đối với nhà ở và nơi làm việc, phải chú ý tới cả luồng gió, phải thật cẩn thận loại trừ khả năng bắt lửa từ tia lửa nhỏ sau đó theo dõi quá trình thoát ra từ bình cho tới khi hết dò ga.

- Bình có ga độc cũng như ga nhiên liệu cần phải được đưa đi xa khỏi nhà ở, nơi làm việc xa hơn hoăc bằng 100m và thả chúng vào bể, hồ có nước; còn trong một số trường hợp khác cho vào bể có nước vòi. Lấy chúng ra khi đã hết dò ga.

- Những người tham gia làm việc di tản chai ga độc và nhiên liệu phải được trang bị quần áo chuyên môn và măt nạ phòng độc. Phải tuân theo các biện pháp phòng ngừa của cơ quan dịch tể.

3. Loại III – Chất lỏng dễ bắt lửa.

- Trong loại này gồm các chất lỏng, hỗn hợp lỏng hoặc trong chất lỏng có chất rắn, chất hòa tan, dung môi (dầu sơn, sơn). Trừ các chất mà theo tính chất nguy hiểm liên quan đến loại khác, có thể phân hủy với nhiệt độ cao hơn + 61oC và thấp hơn trong bình kín, trong lọ.

- Theo tính chất, chất lỏng dễ cháy chia ra thành: + Chất lỏng nguy hiểm khi cháy.

+ Chất lỏng không nguy hiểm khi cháy mà có thể gây ngộ độc nếu không biết cách làm việc với chúng.

- Trong trường hợp bao bì hỏng, chất lỏng dễ bắt lửa bị rò, công tác xếp dỡ phải ngưng ngay tức thì, thực hiện các biện pháp chống cháy đã ghi ở điều 2.6 của hướng dẫn này.

- Các chất lỏng dễ bắt cháy nếu thiếu nơi lưu trữ chuyên dùng, có thể lưu giữ trong kho, bãi nhưng lập thành khu riêng có khoảng cách lớn hơn 5m so với các loại hàng khác. - Người tham gia dọn vệ sinh các chất lỏng rơi vãi, trung hòa chất lỏng rơi vãi… cần

được trang bị mặt nạ ký hiệu A máng lọc kiểu 16 máng lọc nhãn hiệu A và kính phòng hộ.

- Xếp dỡ chất lỏng dễ bắt lửa có bao bì cần tiến hành theo phương án chuyển thẳng.

4. Loại IV – Các chất cứng dễ bắt lửa.

- Trong loại này có các vật liệu không có trong các phân loại trên. Chúng có thể trong thời gian chuyên chở do bị cọ xát và hút ẩm và tự biến hóa, cũng do nung nóng bởi nguồn nhiệt bên ngoài có thể dễ bắt lửa hoăc bốc cháy mạnh.

- Các chất của loại này được chia thành nhóm nhỏ như sau:

+ Các chất cứng có tính chất chung dễ bắt lửa bởi các nguồn bắt lửa bên ngoài: tia lửa, ngọn lửa.

+ Các chất tự cháy là chất rắn hoăc lỏng có khả năng tự tăng nhiệt độ và bắt lửa.

+ Các chất phân hủy ra các khí dễ bắt lửa khi kết hợp với nước, khí dễ bắt cháy trong một số trường hợp khí tự cháy.

- Các chất tự cháy và các chất phân hủy ra các khí dễ bắt lửa khi có tác dụng với nước cần sản xuất theo phương án chuyển thẳng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong trường hợp bao bì bị hỏng, có các chất dễ bắt lửa khi tác dụng với nước các chất tự cháy. Cần loại bỏ các kiện hàng đó khỏi nơi tiến hành xếp dỡ đến nơi khô ráo không có nước, nếu nền ẩm có nước rỉ thì phải rải cát kỹ, đảm bảo khô dưới nền để hàng. - Khi xếp dỡ hàng thuộc loại này, cần theo dõi thường xuyên hiện tượng của hàng:

công tác xếp dỡ cần thực hiện khi thời tiết tốt. Trong trường hợp nhiệt độ của hàng tăng nhanh hơn nhiệt độ môi trường, cần loại kiện hàng cao nhiệt ra khỏi đống hàng và tiến hành kiểm tra làm mát hàng (tránh làm ướt).

- Các kiện hàng quá nóng cần đưa vào nơi an toàn và đảm bảo theo dõi liên tục. Trong các trường hợp nguy hiểm thì thực hiện theo chỉ dẫn của cán bộ cơ quan phòng cháy chữa cháy của Cảng.

5. Loại V – Các chất oxy hóa và oxít hữu cơ.

- Trong loại này có các chất dễ phân hủy oxy là nguyên nhân cháy, nó làm tăng cường độ cháy và cháy luôn các chất khác. Nhiều chất của loại này có khả năng tùy theo điều kiện hỗn hợp với các chất hữu cơ hoăc vô cơ khác gay cháy và nổ.

- Các chất loại này chia thành nhóm nhỏ sau:

+ Các chất oxy hóa mà tự nó không phải là nhiên liệu nhưng có khả năng làm cho các chất khác dễ bắt lửa, hoăc phân hủy ra oxy khi cháy, đồng thời làm tăng cường độ cháy.

+ Các chất oxy hữu cơ mà chúng đa số là chất cháy có thể tác dụng như chất oxy hóa có thể phân tích gây nổ, có thể nguy hiểm khi tham gia với các chất khác đa số là các chất dễ bốc cháy và nguy hiểm nếu bị cọ xát, va đập.

(Có thể giữ loại hàng này ở kho, bãi cùng với các loại hàng khác nhưng phải bảo đảm quy tắc an toàn. Trong mọi trường hợp cấm lưu kho chung với các loại dễ bắt lửa nhiên liệu và

6. Loại VI – Chất độc và chất gây nhiễm độc.

- Trong loại này có các chất mà trong điều kiện di chuyển khi không cẩn thận nó có thể là nguyên nhân gây tai nạn, gây ngộ độc cho người và gia súc.

- Các chất loại này chia thành nhóm nhỏ sau:

+ Chất độc (gây ngộ độc) mà có thể gây chết người hoăëc nguy hiểm đến sức khỏe khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể, đường hô hấp hoăc dính vào da.

+ Các chất gây ngộ độc có chứa vi trùng gây bệnh dịch nguy hiểm.

- Đối với hàng nguy hiểm loại VI chỉ thực hiện theo phương án chuyển thẳng.

- Khi xếp dỡ cần đăc biệt chú ý tình trạng của bao bì, trong trường hợp bao bì rò rỉ, hư hỏng, rơi vãi hàng cần phải thu dọn nhanh theo hướng dẫn của cơ quan vệ sinh dịch tể, cần chôn chúng xuống đất cách xa kho, nhà làm việc và nguồn nước. Nơi chất độc rơi vãi và nơi chôn chúng cần trung hòa bằng Clo hoăc các chất trung hòa khác theo chỉ dẫn của cơ quan dịch tể. Công tác dọn vệ sinh, trung hòa cần tiến hành với trang bị đầy đủ: quần áo bảo hộ, giày, găng tay và các biện pháp cần thiết chống ngộ độc người.

7. Loại VII- Các chất phóng xạ.

- Trong loại này bao gồm các chất tự chúng phân hủy lượng phóng xạ đáng kể hoạt tính riêng 0,002 M Quyri/gR và các linh kiện có giữ các chất đó.

- Trong quá trình xếp dỡ phải tuân thủ thật nghiêm ngăt theo chỉ dẫn tại bao bì của hàng và phải có cán bộ chỉ đạo kỹ thuật xếp dỡ và cán bộ chuyên môn của chủ hàng hiện diện.

- Công tác xếp dỡ chỉ tiến hành theo phương án chuyển thẳng.

8. Loại VIII – Xút và các chất ăn mòn.

- Trong loại hàng này bao gồm các loại xút và các chất ăn mòn khác chúng có thể gây thương tổn da, nguy hại màng mắt, đường thở, gây ăn mòn kim loại và các hàng hóa khác. Cũng có thể là nguyên nhân gây cháy khi tham gia kết hợp với các vật liệu hữu cơ hoăc một số chất hóa học.

- Các chất độc loại này được chia thành: Axít, bazơ, xút, các chất ăn mòn khác.

- Cho phép lưu hàng này vào khu vực riêng trong khu chung, đồng thời cách ly chúng khỏi các hàng mòn, dễ bể, nền kho phải là nhựa đường.

- Khi lưu vào kho chung phải phân thành từng nhóm nhỏ đăt cách nhau 5m.

- Khi lưu giữ axít nitric, axit sunphuric cần thực hiện các biện pháp ngăn chăën tiếp xúc của chúng với gỗ, mạt cưa, rơm và các chất nhiên liệu nhẹ dễ bắt cháy.

- Khi lưu giữ các chất xút lỏng (dung dịch) cần thận trọng theo dõi các bao bì bằng gỗ.

- Các chai cần xếp thành nhóm không quá 100 chai và thành từng dây trong 1 nhóm. Các lối qua giữa các nhóm phải lớn hơn 1m.

- Khi lưu kho các loại bazơ lỏng chỉ cho phép đi cùng với axit – giữa chúng phải cách nhau 5m.

9. Loại IX – Các chất tương đối ít nguy hiểm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong loại này có các chất chưa thuộc một loại nào kể trên, nhưng theo kinh nghiệm chúng cũng có những tính chất nguy hiểm như trên và phải thực hiện các yêu cầu của hướng dẫn này.

- Các điều kiện bổ sung để lưu chúng trong kho Cảng sẽ xác định theo dạng nguy hiểm của chúng mà các chất loại này có theo phân loại như:

+ Vôi sống đựng trong thùng kín có thể lưu kho cùng với hàng khác nhưng không được bị ướt khi mưa dột.

+ Sản phẩm từ sợi tổng hợp và vật liệu tương tự cũng như chất lỏng có nhiệt độ bốc cháy dưới 61oC, để trong bình kín cần xếp dỡ bằng máy và công cụ chuyên dùng tránh gây tia lửa.

Một phần của tài liệu P1_Quy_che_va_quy_dinh_2016__ban_hanh_ (Trang 28 - 31)