I. THỰC TRẠNG NHÀ NƯỚC QUẢN LÝKINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM
1- Qúa trình quản lýkinh tế bằng pháp luật ở nước ta.
Ngay trong luận cương chính trị đầu tiên 1930, Đảng ta xác định: “Phải dựng lên chính quyền xô viết công nông. Chỉ có chính quyền Xô- Viết mới là cái khí cụ rất mạnh đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, phong kiến, địa chủ , làm cho dân cày có đất mà cày, làm cho vô sản có pháp luật bảo hộ quyền lợi cho mình”.
Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9 -1945, tại quảng trường Ba đình lịch sử . Chư tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời khai sinh Nhà nước Viêt nam dân chủ cộng hoà. Tuyên ngôn độc lập 1945 và hiến pháp 1946 là các văn bản pháp lý đầu tiên vô cùng quan trọng cuả Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam. Ngay sau những ngày đầu thành lập , Nhà nước mới đã tịch thu và quốc hữu hoá các cơ sở kinh tế của bọn đế quốc và tư sản mại bản tay sai đế quốc. Trong suốt thời kỳ kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc nâng cao vai trò của Nhà nước, đặc biệt chú ý đến những quyền lợi kinh tế của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân , trong đó có nông dân là lực lượng đông đảo nhất , đến việc bảo đảm bằng pháp luật những quyền lợi ấy. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ tư (1-1953), Hồ Chủ Tịch nhấn mạnh: “Ngày nay kháng chiến đã 7 năm, đồng bào nông dân hy sinh cho tổ quốc, đóng góp cho kháng chiến đã nhiều và vẫn sẵng sàng hy sinh đóng góp nữa . Song họ vẫn là lớp người nghèo khổ hơn hết vì thiếu ruộng hoặc không có ruộng cày. Đó là một điều rất không hợp lý. Muốn kháng chiến thắng lợi , dân chủ nhân thực thi thì phải thiết thực nâng cao quyền lợi kinh tế chính trị của nông dân”. Với tư tưởng ấy, kỳ họp thứ ba Quốc hội khoá một ( ngày 4- 12- 1953 ) đã nhất trí tán thành cải cách ruộng đát và thông qua luật cải cách ruộng đất, được công bố ngày 19-12- 1953.
Thời kỳ 1954 - 1975, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vừa phải tổ chức công cuộc xây dựng kinh tế và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc , vừa phải tổ chức chi viện sức người sức của để thực hiện mục tiêu cao nhất là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước . Tuy vậy Nhà nước vẫn giành thời gian thích đáng đến hoạt động lập pháp và quan tâm đến quản lý kinh tế bằng pháp luật . Hiến pháp được Quốc hội thông qua ngày 31-12- 1959 và chủ tịch nước công bố ngày1-1-1960 là Hiến pháp của thời kỳ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc đồng thời là hiến pháp đaáu tranh thống nhất nước nhà. Điều 9 và 10 của Hiến pháp xác định mục đích và phương thức của Nhà nước trong lãnh đạo kinh tế . Hiến pháp xác định việc thết lập chế độ sở hữu tư liệu sản xuất dưới hai hình thức sở hữu: Nhà nước và sở hữu hợp tác xã (Điều 12), đặc biệt khuyến kích và giúp đỡ kinh tế tập thể , hướng dẫn phát triển và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể (15 và điều 16), Nhà nước nghiêm cấm lợi dụng tài sản làm rối loạn sinh hoạt kinh tế của xã hội và phá hoại kế hoaựch kinh tế của Nhà nước (điều 17).
Trong thời kỳ này, pháp luật kinh tế bước đầu hình thành và giữ vị trí ngày càng quan trọng trong hệ thống pháp luật Nhà nước . Nhiều văn bản pháp lý ban hành để tiếp tục điều chỉnh cải cách ruộng đất , khôi phục kinh tế , chống đầu cơ tích trữ . Nhiều lĩnh vực kinh tế và hoạt động kinh tế dần dần có pháp luật điều chỉnh . Trong nông nghiệp . Điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc thấp ( năm 1959 ) và điều lệ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao ( năm 1969 ) quy định cụ thể về tổ chức xây dựng và quản lý hợp tác xã . Trong công nghiệp , nhiều văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm , cải tiến kỹ thuật , thống nhất đo lường , khuyến kích sáng kiến … trong đó Điều lệ quản lý xí nghiệp ban hành 10-2- 1962 bảo đảm chế độ trách nhiệm và sự chỉ đạo thống nhất , phát huy tính tích cực của công nhân viên chức trong quản lý xí nghiệp . Pháp luật kế hoạch hoá bước đầu được xây dựng và được quyết định trong Quyêt định 112-cp 22- 7- 1964 . Nghị định số 158 – cp ngày 29- 12- 1964 . Về hợp đồng kinh tế , Điều lệ tạm thời 23- 2- 1962 và Điều lệ hợp đồng kinh tế 1975 xá định chế độ và kỷ luật hợp đồng quy định nguyên tắc xử lý và chấp hành chế độ hợp đồng phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế . Về phân cấp quản lý kinh tế . Nhà nước nước đã ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương 1958 , sau đó được cụ thể hoá trong các văn bản . Nghị quyết 29- cp tháng 1-1968 . Điều lệ tổ chức Hội đồng chính phủ 1-11- 1973 , quy định của Hội đồng chính phủ ngày 2- 2- 1976 về quyền hạn và trách nhiệm của cấp tỉnh trong quản lý kinh tế.
Nhìn chung pháp luật thời kỳ này còn thiếu nhiều và tản nạm , nhưng đã góp phần quan trọng và kịp thời cho công cuộc cải tạo Xã hội Chủ nghĩa , xây dựng kinh tế hậu phương miền Bắc, làm chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam , thống nhất đất nước . Những kinh nghiệm quý báo , 20 năm xây dựng Nhà nước pháp luật kiểu mới ở miền Bắc là tiền đề và cơ sở vững chắc để xây dựng Nhà nước và tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Từ năm 1976 . Nhà nước pháp luật Việt Nam trong thời kỳ cả nước thống nhất, xây dựng nền kinh tế thống nhất định hương Xã hội Chủ nghĩa . Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV xác định : “ Chế độ làm chủ tập thể Xã họi Chủ nghĩa thể hiện một cach tập trung ở sự làm chủ tập của nhân dân lao động , chủ yếu bằng Nhà nước”. Thực hiện nghị quyết ngày 2-7-1976 của Quốc hội về thống nhất pháp luật và xây dựng pháp luật mới, ngày 25-3- 1977 Hội đồng chính phủ đã ra Nghi quyết số 76 – CP về hướng dẫn thi hành và xây dựng pháp luật trong cả nước . Cho đến đầu 1980 , Hội đồng Chính phủ đã thông qua 700 văn bản pháp luật để thi hành trong cả nước .
Ngày 18-12- 1980 , Quốc hội xem xét và nhất trí thông qua bản Hiến pháp mới , công bố ngày 19-12-1980. Chương II của Hiến pháp thể hiện đường lối chính sách kinh tế của Đảng và những đòi hỏi kinh tế khách quan của hoàn cảnh lịch sử thời kỳ này. Điều 16 Hiến pháp khẳng định nhiệm vụ trung tân trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội là công nghiệp hoá Xã hội nước nhà. Từ điềuĐiều 16 đến Điều 36 quy định về chế độ sở hữu, quản lý và phân phối , quy định đất đai là sở hựu toàn dân và xác định phương thức quản lý sử dụng và bảo vệ đất đai ( Điều 20), quy định về vai trò của tập thể những người lao động (Điều 23) .v v …
Chủ động trong lập pháp, ngày 27-8-1981 Hội đồng Nhà nước thông qua “ Danh mục các bộ luật, Luật, Pháp lệnh cần ban hành trong năm năm (1981- 1986 )”. Đây là những cố gắng rất lớn trong việc hệ thống hoá pháp luật hiện hành và là lần đầu tiên việc xây dựng pháp luật được kế hoạch hoá , thực hiện chủ trương của Đảng “ Xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh , trong đó chú trọng xây dựng sớm Luật kinh tế” (Nghị quyết Đại hội IV) . Trong nông nghiệp , pháp lệnh về thuế nông nghiệp được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 25-2-1983 đánh dấu một bước tiến mới trong nhân thức và trong quy định huy động lương thực theo nghĩa vụ. Khuyến khích thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích trồng trọt , quản lý và sử dụng đất với hiệu quả cao. Trong công nghiệp , Điều
lệ xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ban hành 8-4-1977 và Điều lệ liên hiệp xí nghiệp ban hành 1-12-1981 đã quy định rõ ràng hơn về quan hệ pháp lý xí nghiệp, quyền hạn của Giám đốc và các cơ quan quản lý kinh tế, tăng trach nhiệm cà quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế . Cũng với ý nghĩa trên các Quyết định 25 CP ngày 21-11981, 64 cp ngày 23-2-1981 của Hội đông Bộ trưởngchú ýđến việc mở rộng trả lương khoán, lương sản phẩm , vận dụng các hình thức khen thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Trong lĩnh vực công thương nghiệp , pháp lệnh sửa đổi thuế công thương ngày 26-2- 1983 , góp phần phát huy tác dụng của công cụ thuế, tăng khả năng tích luỹ từ nội bộ kinh tế , khắc phục tình trạng mất cân đối về thu chi tài chính . Về phân cấp quản lý kinh tế. Nghị quyết số 33-cp ngày 4-2-1978 bổ sung nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền nước cấp huyện trong quản lý kinh tế. Nghị định số 35- Cp ngày 9-2-1981 quy dịnh quyền hạn và trách nhiệm của Bộ trưởng và bộ và một số văn bản khác….đã đặc biệt nhấn mạnh tính chất có ý nghĩa quyết định của 2 nguyên tắc quản lý kinh tế: Nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp quản lý theo nghành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ . Nhiều văn bản pháp lý về chống tiêu cực trong đời sống kinh tế cũng được chú ý ban hành và thực thi : Quy định ngày 8-6- 1979 của Hội đồng Chính phủ về chế độ trách nhiệm , chế độ kỹ luật , chế độ bảo vệ của công , chế độ phục vụ nhân dân của nhân viên và cơ quan Nhà nước , pháp lệnh trừng trị tội hối lộ ngày 20-5-1980 , pháp lệnh ngày 30-6-1982 trừng trị tội đầu cơ , buôn lậu , làm hàng giả , kinh doanh trái phép v.v…
Từ năm 1986 đến nay sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực kinh tế diễn ra cực kỳ sôi động và phưcác tạp . Với quan điểm “ phải quản lý đất nước bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý” ( Đại hội VI ) Nhà nước đã giành nhiều công sức và trí tuệ để xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật , quản lý kinh tế bằng pháp luật . Hàng năm Nhà nước đều có chương trình xây dựng pháp luật . Tính đến 31-1- 1990 Quốc hội đã thông qua 21 luật và bộ luật , Hội đồng Nhà nước ban hành 29 pháp lệnh , ngoài ra hàng ngàn văn bản pháp quy của các Bộ , liên Bộ , nghành , Uỷ ban Nhân dân … chỉ tính riêng 1989 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành khoảng 280 Nghị định . Trong số các văn bản pháp lý Nhà nước mới ban hành có nhiều văn kiện pháp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế : Luật đất đai (1988) ,Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam , Luật thuế xuất nhập khẩu hàng hoá ( 1988 ) , Luật công ty , Luật doanh nghiệp tư nhân (1991) , Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam , Pháp lệnh kế toán thống kê , Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp , Pháp lệnh về tài nguyên , khoáng sản , Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế , Pháp lệnh trọng tài kinh tế v.v …
Chúng tôi muốn lưu ý thêm về số lượng 23 văn bản pháp quy về quản lý xí nghiệp quốc doanh do Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng ban hành từ sau Hội nghị Trung ưoưng 3 (Khoá VI )năm 1987 đến 5- 1990 ( Xem Phụ lục số 2 ).
Phát biểu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX tháng 9-1992 Tổng bí thư Đỗ Mười đã chỉ rõ : “ Cuộc sống và hoạt động xã hội đòi hỏi phải ban hành nhiều luật một cách có hệ thống , đồng bộ và nhất quán , thể hiện đúng đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta và phải đảm bảo duy trì hiệu lực của Hiến pháp và pháp luật đã được ban hành” . Hiến pháp năm 1992 đặc biệt là chương “ Chế độ kinh tế” là sự ghi nhận những thành quả kinh tế đã đạt được , thể hiện tư duy mới về kinh tế và đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế , làm cơ sở xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và trong lĩnh vực kinh tếnói riêng.
2. Đánh giá khái quát thực trạng Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay .
Có nhiều cách đánh giá khác nhau về thực trạng Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật ở nước ta hiện nay . Có ý kiến cho trong lĩnh vực kinh tế , pháp luật ngày càng được coi trọng hơn và được sử dụng có hiệu quả hơn . Nhưng cũng có ý kiến khác đánh giá thực trạng kinh tế hiện nay là vô Chính phủ , kỷ cương vàpháp luật bị buông lỏng hơn nhiều so với trước đây . Có quan điểm dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống và tính cân đối kinh tế – có ý kiến đánhgiá dựa vào hình thức văn bản – có ý kiến khácđi sâu phân tích các mâu thuẫn pháp luật trong lĩnh vực kinh tế v.v.. . Chúng tôi cho rằng , cách đánh giá đầy đủ và khách quan nhất là gắn chặt thực trạng pháp luật với thực tiễn kinh tế , dựa trên cơ sở tư duy đổi mới , thấy hết được những ưu nhược điểm của pháp luật hiện hành, căn cứ vào hiệu quả thực tế của pháp luật trong đời sống kinh tế.
Trong một thời gian còn tương đối ngắn chuyển từ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luật đã thể hiện một số ưu điểm đáng được ghi nhận sau đây:
Thứ nhất: Đã đổi mới được một bước hết sức quan trọng tư duy pháp lỷtong cơ chế , quản lý kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước . Tư duy pháp lý kinh tế mới lấy thị trường làm căn cứ và đối tượng , lấy việc khai thác tiềm năng và phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế để đẩy mạnh nền kinh tế sản xuất hàng hoá làm mục tiêu , thực hiện dân chủ trong kinh tế và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh , bảo đảm kết hợp các quan hệ lợi ích kinh tế . Việc ban hành số lượng lớn các văn bản pháp quy bao quát khá đầy đủ các lĩnh vực kinh tế và các hoạt động kinh tế chứng tỏ vai trò ngày càng tăng của pháp luật trong cơ chế quản lý kinh tế mới , thực hiện “quản lý đất nước bằng pháp luật”. Nhà nước quản lý kinh tế bằng pháp luậtn và tự do kinh doanh là bước đầu quan trọng thể nghiệm Nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực kinh tế. Trình độ văn hoá pháp lý bắt đầu xuất hiện trong quản lý kinh tế và trong sản xuất kinh doanh .
Thứ hai, công tác xây dựng pháp luật được coi trọng . Việc ban hành pháp luụat đã được kế hoạch hoá và tập trung vào những quan hệ cơ bản , cấp thiết của kinh tế thị trường . Về hình thức pháp luật , các đạo luật , luật , hoặc pháp lệnh được chú trọng hơn và với nhịp độ nhanh hơn trước đây . Quá trình dân chủ hoá hoạt động của Nhà nước và hoạt động lập pháp được đẩy mạnh .Có những bước tiến bộ đáng kể trong việc đồng bộ hoá các văn bản pháp luật kinh tế và pháp luật khác có liên quan (Xem phụ lục số 2 ), nhất là pháp luật doanh nghiệp , về hợp đồng kinh tế, về tài chính và thuế, về đầu tư nước ngoài , về đất đai và tài nguyên, về chống buôn lậu và tham nhũng … Trong đổi mới Luật kinh tế , điều có ý nghĩa quan trọng nhất là đã dần dần hình thành những khung pháp lý chung của “ Luật doanh nghiêp” với những chế định pháp lý cơ bản về địa pháp lý của các đơn vị kinh tế , về Hợp đồng , trác nhiệm hợp đồng , giải quyết tranh chấp kinh tế v.v…
Thứ ba , trên cơ sở pháp luật và những đòi hỏi của cơ chế thị trường đã cải cách một bước tổ chức bộ máy quản lý kinh tế , phân biệt giữa quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh , sắp xếp lại các bộ và các cơ quan quản lý . Phương thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội , của Chính phủ , của các Bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong điều hành và quản lý kinh tế bằng pháp luật đã có nhiều chuyển