Cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu NN quan ly kt bang pl (Trang 28 - 39)

Đổi mới và tìm ra lối thoát cho nền kinh tế không chỉ là vấn đề đang diễn ra trên đất nước ta mà là xu hướng chung hiện nay của nhiều quốc gia trên thế giới . Những năm 80, với nhịp độ tăng trưởng kinh tế 2%- 3%mỗi năm , kinh tế thế giới có nhiều biểu hiện trì trệ . Trước tình hình đó nhiều nhà lý luận đưa ra lý thuyết về phát triển một nền kinh tế hỗn hợp . Đói với nước ta , phương hướng chủ yếu để đổi mới kinh tế là chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước , phát triển sản xuất hàng hoá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế .

Cơ chế thị trường là một tất yếu của nền kinh tế hàng hoá . Tuy nhiên trước đây trong một thời gian dài kinh tế hàng hoá và cơ chế thị trường không được coi trọng đúng mức . Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp của nền “ kinh tế chỉ huy” phần nào cũng có ưu điểmgiải quyết được một số lợi ích công cộng và nhu cầu xã hội , tập trung được nguồn lực để giải quyết một số nhiện vụ kinh tế và chính trị , xã hội và an ninh , có hạn chế mức độ nào đó về sự phân hoá giàu –nghèo và bất công xã hội v.v… Nhưng cơ chế đó bộc lộ rất nhiều nhược điểm và yếu kém:

- Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài nhiều năm đã hạn chế việc sử dụng và phát huy thế mạnh của các thành phần kinh tế , kìm hẵm sản xuất và lưu thông hàng hoá, không tạo ra động lực phát triển kinh tế , nảy sinh nhiều hiện tượng phức tạp và tiêu cực.

- Chế độ trách nhiệm không rõ ràng . Sự can thiệp và quản lý trực tiếp của Nhà nước vào những hoạt động cụ thể của doanh nghiệp làm cho các doanh nghiệp vừa không phát huy được các quyền tự chủ về kinh tế vừa không bị ràng buộc về trách nhiệm pháp lý trước kết quả sản xuất kinh doanh . Các cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại không chụi trach nhiệm gì về kinh tế và pháp lý trước các quyết định quản lý.

- Nhà nước quản lý kinh tế mang nặng tính chất mệnh lệnh hành chínhcấp phát giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu. Kế hoạch và hoạch toánlà hình thức , không ràng buộc chặt chẽ giữa quyền và nghĩa vụ , trách nhiệm và lợi ích vật chất trong việc sử dụng vồn, lao động vật tư . Việc phân phối và sử dụng nguồn lực kém hiệu quả, việc trả công lao tách rời giữa số lượng và chất

lượng lao động . Các doanh nghiệp và người lao động có thói quen trây lười , ỷ lại , thiéu năng động sáng tạo , chế độ vận hành theo nguyên tắc mà có người đã tóm tắt trong câu nói hóm hĩnh có tính cổ điển cuả phương đông: “ Ông chủ ( Nhà nước ) giả vờ như trả lương cho chúng ta , còn chúng ta thì giả vờ như đang làm việc” {97}

- Bộ máy quản lý kinh tế cồng kềnh , kếm năng động và hiệu quả . Cán bộ quản lý không thạo kinh doanh và không biết pháp luật , phong cách quản lý quan liêu cửa quyền không dựa trên cơ sở pháp luật . Chi phí quản lý lớn . Ngân hàng bội chi lạm pháp, người lao động không có công ăn việc làm.

- Pháp luật kinh tế lỏng lẻo , không nghiêm minh . Việc ban hành pháp và thực hiện pháp luật vừa bảo thủ vừa tuỳ tiện chủ quan , chủ yếu là mang tính áp đặt, mệnh lệnh hơn là xuất phát từ những yêu cầu khách quan của quan hệ cung - cầu lợi nhuận , giá cả , trăch nhiệm vật chất …. Các phạm trù kinh tế bị tước bỏ nội dung khách quan , trở thành các nhãn hiệu dánlên những công cụ pháp lý sử dụng choviệc điều hành tập trung theo mệnh lệnh hành chínhcủa bộ máy nhà nước .

Chẳng hạn , nạn thất nghiệp , xết về hình thức như không tồn tại trong cơ chế tập trung bao cấp . Nhưng thực ra , như một nhà quan sát đã nhận xết rằng , nếu ở các nước phương tây nạn thất nghiệp tăng lên và phải chuyển đổi hàng loạt việc làm thì ở đây những người thất nghiệp vẫn có mặt ở xí nghiệp như một lẽ đương nhiên . Còn các xí nghiệp thì phải sản xuất tối đa và bằng bất cứ giá tri nào , họ biết rằng bị thua lỗ bao giờ cũng được Nhà nước cứu trợ và kết quả là càng sử dụng nhiều nhân công có săn cang có “ lãi”.

Từ năm 1986 dến nay công cuộc đổi mới về kinh tế ở nước ta bước đầu thu được một số kết quả nhất định và mang nhiều ý nghĩa. Mặc dù hiện nay nền kinh tế vẫn đang trong thời kỳ thử thách gay gắt chưa khắc phục được nhiều khó khăn cơ bản và lâu dài trong khi khó khăn mới lại xuất hiện , nền kinh tế chưa thoát ra khỏi tình trạng khủng khoảng, vấn đề việc làm và tổ chức lao động xã hội đang trở nên cực kỳ bức xúc … Nhưng xét về tổng thể nền kinh tế đang được đổi mới đúng hướng , tạo ra cơ cấu họp lý về thành phần kinh tế và ngành nghề , khai thác các tiềm năng kinh tế , giải quyêt đúng đắn các quan hệ kinh tế đối ngoại , quan hệ kinh tế – quốc phòng và những nhu cầu xã hội ….. Từ kinh tế bao cấp đã chuyển sang cơ chế một giá và tạo thế ổn định về giá cả , các chính sách

và văn bản pháp luẩttong quản lý tài chính- tiền tệ và lãi xuất đã làm dụi những cơn sốt lạm phát , vấn đề lương thực được giải quyết cơ bản hơn , nhiều ngành kinh tế tạo ra được một số nguồn hàng xuất khẩu. Nền kinh tế quốc dân đang từng bước thoát ra khỏi khủng khoảng và tạo ra được lòng tin nhất đinh vào sự nghiệp đổi mới . Báo cáo chính trị tại Đại hội VII nhận định : “ Chúng ta đã đạt được những tiến bộ bước đầu về kinh tế , trước hết là nông nghiệp , đặc biệt là lương thực , kiềm chế một số lạm phát , giảm bớt một phần khó khăn về đời sống của nhân dân . Đã đạt được những tiến bộ về xuất khẩu và cải thiện đáng kể cán cân xuất nhập khẩu đúng lúc mà quan hệ kinh tế đối ngoại có những biến động đột ngột . Viện trợ quốc tế giảm nhiều , nguồn vay nhập siêu không còn và khả năng nhập khẩu từ các thị trường truyền thống giảm mạnh . Có thể nói những tiến bộ kinh tế vừa qua đã giúp cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi một cơn thử thách nghèo . Điều quan trọng là nền kinh tế đang có những chuyển biến có những chuyển biến có ý nghĩa cả về cơ cấu và cơ chế quản lý . Đã bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước” {3}

Như vậy Đảng ta đánh giá rất cao vai trò của cơ chế thị trường trong việc tạo ra bước chuyển biến mới về cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta .

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thị trường:

- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mau và bán hàng hoá và dịch vụ .

- Thị trường là nơi giải quyết quan hệ cung – cầu bao gồm cả đối tương và phương thức lưu thông hàng hoá .

- Thị trường là môi trường sản xuất kinh doanh, là cầu nối giữa cung vá cầu, gắn toàn bộ nền kinh tế thành hệ thống thống nhất.

- Thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong một hoạt động mua và bán.

- Thị trường là phạm trù kinh tế hàng hoá bao gồm tất cả các quan hệ cung cầu, giá cả, tất cả các quan hệ giao dịch , mua bán , thanh toán các hàng hoá, tiền tệ, dịch vụ, tất cả các điều kiện thực hiện giá trị hàng hoá, do đó cũng bao hàm tất cả các điều kiện để thực hiện tái xản xuất và lưu thông tổng sản phẩm xã hội của một nền kinh tế hàng hoá.

- Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá. Thị trường là điều kiện môi trường của kinh tế hàng hoá v.v ….

Theo phương pháp phân tích của C. Mác thị trường là khái niệm gắn với sự xuất hiện và vận động của nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và sở hữu khác nhauvề tư liệu sản xuất . ở đâu và lúc nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó có thị trường. Tuy nhiên thị trường và kinh tế thị trường lại là hai khái niệm khác nhau . Trong lịch sử , sản xuất hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ , lưu thông hàng hoá và thị trường ra đời rất sớm và tồn tại ở nhiều chế độ kinh tế . Nền kinh chỉ trở thành kinh tế thị trường khi các quan hệ kinh tế – xã hội và các sản phẩm xã hội đều mang hình thái quan hệ hàng hoá - tiền tệ một cách căn bản và phổ biến . Phần lớn các nhà lý luận kinh tế hiện nay đều đồng ý với quan điểm cho rằng việc chuyển một nền kinh tế tự nhiên sang kinh tế thị trường gắn liền với sự ra đời , tồn tại và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa . Thuật ngữ “ kinh tế thị trường” được sử dụng để chỉ một nền kinh tế mà thị trường là yếu tố điều tiết các hoạt động kinh tế .

Để có kinh tế thị trường phải có các chủ thể tham gia quan hệ thị trường, chủ thể kinh doanh hàng hoá , bao gồm : Các doanh nghiệp độc lập có tư cách pháp lý trong sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế ; Nhà nước với tư cách là một lực lượng tham gia các hoạt động kinh tế và các quan hệ kinh tế ; Người tiêu dùng ; Các chính phủ , cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài .Giữa các chủ thể quan hệ thị trường và toàn bộ kinh tế thị trường diễn ra sự vận động vô cùng phức tạp của các quan hệ mua bán, quan hệ cạnh tranh và giải quyết mâu thuẫn , khả năng cung ứng và nhu cầu xã hội , về cơ cấu sản xuất , chi phí , giá cả v.v…

Cơ chế thị trường là cơ chế tác động của hệ thống các quy luật của sản xuất và lưu thông các quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hoá trong đó có vai trò điều tiết khách quan của quy luật giá trị , quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh v.v … Cơ chế thị trường là tổng thể các nhân tố , quan hệ , môi trường , động lực và quy luật vận hành của thị trường. Trong cơ chế thị trường , các quan hệ tiền tệ, các quan hệ sản xuất và tiêu dùng, trong kinh doanh và dịch vụ suy cho cùng đều là quan hệ giá trị thể hiện sự cân bằng cung –cầu . Cơ chế thị trường đóng vai trò to lớn trong việc điều chỉnh sản xuất , gắn sản suất kinh doanh với tiêu dùng , liên kết kinh tế thị trường thành một thể thống nhất . Kinh tế hàng hoá vận động theo cơ chế thị trường bao gồm 4 yếu tố chính sau đây:

- Các hành vi mua và bán diễn ra theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường là giá cả thực tế được hình thành trên thị trường, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị thị .

- Các chủ thể quan hệ kinh tế có quan hệ độc lập với nhau và họ có quyền tự chủ quyết định công việc sản xuất kinh doanh .

- Các hành vi mau bán và giao dịch được hoàn toàn tự do. Giữa người mua và người bán có khả năng tự do lựa chọn nhau và và lựa chọn các dịch vụ thực hiện giá trị .

- Có cơ chế bảo đảm thông tin thị trường .

Cơ chế thị trường và tác động của giá cả thị trường được phát hiện ra khá sớm. Trong không gian rộng lớn của thời kỳ tư bản chủ nghĩa tự docạnh tranh . Lúc đó giá cả thị trường đã được coi là “ bàn tay vô hình” điều kiển thị trường , điều kiển vì vậy có khả năng thoả mãn ngày càng tốt hơn những nhu cầu đa dạng và phức tạp của con người v.v ….

Với những ưu thế trên đây , cơ chế thị trường chứa đựng rất nhiều khả năng cho tăng trưởng và hiệu quả kinh tế . Tuy nhiên “ sẽ là sai lầm nếu cho rằng nền kinh tế thị trường là liều thuốc vạn năng . Cùngvới sự kích thích sản xuất phát triển , kinh tế thị trường cũng là một môi trường thuận lợi làm nảy sinh và phát triển nhiều tiêu cực” { 31}. Thực tế chứng minh rằng nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đã không tránh khỏi những thất bại và những căn bệnh thị trường nảy sinh : Lạm phát, thất nghiêp , khủng khoảng, ô nhiễm môi trường …. Mà bản thân kinh tế thị trường không thể tự giải quyết . Sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản ở các nước đặc biệt là trong gần nữa thế kỷ qua đã làm cho nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường chuyển thành nền kinh tế hỗn hợp”. Sự điều chỉnh này phản ảnh những đòi hỏi khách quan mới của cách mạng khoa học công nghệ _ tin học, đồng thời cũng phản ảnh quá trình tự phủ định của chư nghĩa tư bản . Nó không thể tồn tại như cũ ngay trong lĩnh vực kinh tế . Cơ chế thị trường hiện đại trong nền “ kinh tế hỗn hợp” có một số đặc điểm cần lưu ý:

Nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tếvừa sử dụng vai trò can thiệp của Nhà nước vừa sử dụng thị trườngđể điều chỉnh kinh tế . Hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau về “ kinh tế hỗn hợp”P. S, Semuelon cho rằng kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế hỗn là nền kinh tế trong đó “những thể chế Nhà nước và tư nhân cùng kiểm soát nền kinh tế” và “ cạnh tranh

không hoàn toàn giữ vị trí ưu thế” (44 ). R.T. ARERIDGEcho rằng đó”….. là sự hỗn hợp từ hai hệ thống kinh doanh khác nhau”, là “ Hai nền kinh tế tư nhân đang tồn tại : Một nền kinh tế gọi là trung tâm , một còn lại gọi là xa trung tâm” (69 ). ở những mức độ khác nhau , các nhà kinh tế của “ kinh tế hỗn hợp” tư bảnđều thừa nhận cần thiêt phải có sự can thiệp của Nhà nước và pháp luật vào kinh tế thị trưoừng .

Sự xuất hiện kinh tế tập thể với sự tham gia của bộ phận đông đảo người lao động , cơ chế xây dựng và phát triển sở hựu tập thể được xác định và củng cố bằng pháp luật . Ơ Mỹ, cuối những năm 80 có khoảng 10.000 công ty trong đó công nhân nắm từ 1% đến 100% tư bản cổ phần. Ơ Anh , năm 1985 , 41% công ty có cương trình phân tán cổ phiếu trong công nhân viên chức .Ơ Đức, đạo luật ban hành năn 1984 cho phếp người lao động tham gia vào các quan hệ sở hựu có cơ sở pháp lý chắc chắn . Những hình thức sở hữu hỗn hợp không chỉ diễn ra giữa tư bản tư nhân , tư bản độc quyền , tư bản nhà nước , pháp luật tư sản hiện đại còn chấp nhận sở hựu tập thể của những người lao động 100% vốn - Đay là vấn đề mới cần được nghiên cứu chu đáo hơn , không chỉ là vấn đề kinh tế học mà còn là vấn đề của độ tham dự quản lý sản xuất kinh doanh phát triển nhiều hình thức khác nhau : chế độ công quản (Cogestion) , chế độ tự quản (antogétion )… thay thế chế độ hành chính khắt khe cung nhắc nhằm động viên lao động và đáp ứng những yêu cầu vận dụng kỹ thuật , công nghệ mới . Ở Mỹ , chế đọ tham dự phát triển mạnh từ những năm 80 dựa trên cơ sở những bảo đảm của pháp luật và sự tự nguyện của lao động và tư bản . Ở Nhật bản , cơ sở pháp lý của hệ thống tham dự hình thành gắn với những yếu tố truyền thống , xêm công ty như một gia đình và coi trong việc nâng caon khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nhật bản trên thương trường . Ở Anh chế độ tham dự được thực hiện dưới hình thức các hội đồng tư vấn tập thể , giữa những năm 70 đã có khoảng 75 % số công ty có hội đồng tư vấn . Ở Đức, AO , Đan mạch, Na uy, Thuỵ Điển , Bỉ , Lũămbua áp dụng chế độ tham dự theo kiểu bộ luật tham dự

Một phần của tài liệu NN quan ly kt bang pl (Trang 28 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w