Nghiên cứu lựa chọn dung môi và điều kiện tách chiết, làm sạch mẫu phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát hiện đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các mẫu rau quả bằng GC/MS (Trang 26 - 28)

bơm 3 lần, lấy kết quả sốđếm diện tích píc trung bình của 3 lần bơm để xây dựng

đường nội chuẩn cho từng chất riêng biệt.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cu la chn dung môi và điu kin tách chiết, làm sch mu phân tích phân tích

Khảo sát lựa chọn dung môi, điều kiện tách chiết và làm sạch *Tách chiết:

Tách chiết là bước quan trọng trong quá trình phân tích, trong bước này cần phải lựa chọn dung môi để chuyển chất cần xác định từ mẫu phân tích ra dung môi chiết. Có nhiều loại dung môi khác nhau được lựa chọn để chiết mẫu. Dung môi được lựa chọn cần phải hòa tan tốt các chất cần chiết nhằm đạt được hiệu suất thu hồi cao nhất. Với những mẫu có hàm lượng nước cao, dung môi chiết có thể là acetone, ethyl

acetat , axetonitril, hoặc hỗn hợp các dung môi như hỗn hợp axeton : n-hexan (5:95,v/v), hỗn hợp axeton : diclometan. Đối với những mẫu có hàm lượng nước thấp dung môi chiết có thể dùng hỗn hợp axeton: nước (65:35, v/v), thể tích dung môi có thể từ 100ml đến 200ml tùy phương pháp.

Trong khuôn khổđề tài, với mục đích phân tích đa dư lượng các thuốc BVTV trên đối tượng rau quả chúng tôi đẫ tiến hành khảo sát 3 dung môi khác nhau để sử

dụng trong bước tách chiết etyl axetat, axeton và axetonitril với lượng mẫu là 20g. * Làm sạch:

Yêu cầu của bước tách chiết mẫu trong phương pháp phân tích đa dư lượng các thuốc BVTV phải tách chiết được nhiều loại thuốc BVTV cùng một lúc. Tuy nhiên, trong quá trình chiết suất có rất nhiều tạp chất đi kèm theo vào dịch chiết, bước làm sạch được thực hiện với mục đích loại bỏ các tạp chất đi kèm mà vẫn giữđược chất cần phân tích. Có hai phương pháp làm sạch thường được sử dụng:

- Chiết lỏng – lỏng: Quà trình chiết lỏng – lỏng cũng được xem như một bước làm sạch để loại bổ cơ chất thực vật dựa trên khả năng phân bố khác nhau của thuốc BVTV và các nội chất thực vật trong hai dung môi không hòa tan vào nhau. Trong đề

tài này, chúng tôi đã sử dụng n-hexan bão hòa axetonitril để làm sạch dịch chiết. - Sắc ký cột: Cột hấp phụ có thể là silicagel với môi rửa giải là diclometan hoặc hỗn hợp etyl ete: petroleum ete (15:85, v:v), hoặc silicagel 10% H2O. Ngoài ra còn có các chất làm sạch khác như florisil, oxit nhôm trung tính . Trong một số

phương pháp người ta làm sạch mẫu nhờ các chất nhồi cột SPE – C18, SPE – Florisil.

Ưu điểm của các phương pháp này là tốn ít dung môi rửa giải, giảm giá thành, tuy nhiên những catridge chỉ dùng được một lần. Kỹ thuật GPC là một kỹ thuật hiện đại, yêu cầu trang bịđồng bộ những ưu điểm của nó là tốn ít dung môi và cột sắc ký có thể dùng lại nhiều lần, nó rất thích hợp cho các bước làm sạch trong các phép phân tích đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Trong đề tài này, dịch chiết sau khi qua bước làm sạch lỏng-lỏng ở trên được cho qua cột làm sạch, chúng tôi tiến hành khảo sát 4 loại cột: Florisil, Silicagen, Oxit nhôm, ENVI-Card/ LC-NH2, với dung môi rửa giải ở các phân đoạn khác nhau.

Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 6.

Bng 6. Kho sát ct làm sch

Loại cột Phân đoạn 1 Phân đoạn 2

Florisil diethyl ete : n-hexan 10ml (15:85,v:v)

10ml

diethyl ete : n-hexan (15:85,v:v) Silicagen n-hexan : diclometan 10ml

(1 : 1, v:v)

10ml

n-hexan : diclometan (1 : 1, v:v)

Oxit Nhôm 10ml n-hexan 10ml n-hexan

Envi-Card/LC-NH2

5ml

toluene : ethyl axetat (2 : 8, v:v)

25ml

toluene : ethyl axetat (2 : 8, v:v)

Việc lựa chọn cột đúng loại cột làm sạch và dung môi rửa giải là rất quan trong, nó phải đảm bảo loại bỏ được các tạp chát đi kèm và hiệu suất thu hồi của phương pháp đạt được phải cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát hiện đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các mẫu rau quả bằng GC/MS (Trang 26 - 28)