Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận

Một phần của tài liệu giao-trinh-duong-loi-quan-su (Trang 72 - 73)

I- NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIÁ GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN

d. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận

giao, binh vận

- Cơ sở để kết hợp.

Chiến tranh là sự thử thách toàn diện của toàn xã hội. Quá trình chỉ đạo chiến tranh phải biết kết hợp chặt chẽ đấu tranh giữa các mặt trận, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi trong chiến tranh, đó là truyền thống kinh nghiệm giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh dân tộc ta.

-Vị trí nội dung và mối quan hệ của các mặt trận

+ Mặt trận quân sự, có tính quyết định trực tiếp thắng lợi của chiến tranh, là quá

trình tổ chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực lượng, các hình thức và thủ đoạn chiến đấu nhằm tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tạo đà, tạo thế, làm hậu thuẫn cho các mặt trận khác.

+ Mặt trận chính trị, là thường xuyên tuyên truyền cho tính chính nghĩa cuộc

kháng chiến của ta, nhằm tập hợp sức mạnh dân tộc. Mặt trận chính trị hoạt động tốt là góp phần tăng cường, củng cố nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền sức mạnh lãnh đạo kháng chiến.

+ Mặt trận ngoại giao, kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị, ông cha ta sử

dụng nghệ thuật ngoại giao, đã thực hiện thành công là: giữ vững nguyên tắc độc lập dân tộc, kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt.

Nhà Lý cử sứ giả sang “bàn hòa” với Quách Quỳ, Lê Lợi - Nguyễn Trãi mở “ Hội thề Đông Quan”. Các hành động sửa đường, cung cấp lương thực cho hàng binh địch trở về, vừa đánh vào ý chí xâm lược của chúng, vừa thể hiện giá trị nhân văn quân sự của dân tộc ta.

+Mặt trận binh vận, cha ông ta đã vạch trần tội ác , âm mưu thâm độc của kẻ

thù, cô lập, phân hoá nội bộ chúng. Những việc làm đó nhằm binh vận, kích thích tính chủ quan kiêu ngạo của tướng giặc, tạo cơ hội cho mặt trận quân sự giành thắng lợi,

- Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận trong chiến tranh là

nét điển hình trong NTQS tổ tiên ta đánh giặc.

Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của tổ tiên ta bao hàm nhiều nội dung song được tập trung ở tư tưởng kế sách, chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh và sự kết hợp các mặt trận quân sự trong chiến tranh. Nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý, làm giàu thêm kho tàng truyền thống quân sự Việt Nam, có thể vận dụng trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày nay.

Một phần của tài liệu giao-trinh-duong-loi-quan-su (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w