Chiến lược quân sự

Một phần của tài liệu giao-trinh-duong-loi-quan-su (Trang 73 - 76)

II- NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ VIỆT NAM TỪ KHI CÓ ĐẢNG LÃNH ĐẠO

a. Chiến lược quân sự

- Xác định đúng kẻ thù,xác định đúng đối tượng tác chiến

+ Đây là vấn đề tối quan trọng của chiến lược quân sự. Xác định đúng kẻ thù Cách mạng, đối tượng tác chiến chiến lược của quân và dân ta để từ đó có đối sách và phương thức đối phó có hiệu quả nhất. Thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược nước ta chúng đều núp dưới chiêu bài “bảo hộ”, “khai hoá văn minh”, “bảo vệ thế giới tự do” để lừa bịp nhân dân và dư luận.

- Xác định kẻ thù.

+ Sau Cách mạng tháng 8/1945, nước ta xuất hiện nhiều kẻ thù: quân đội Tưởng, Anh, An, Nhật và tàn quân Pháp… Trước tình hình đó, Đảng ta xác định kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của Cách mạng Việt Nam lúc này là thực dân Pháp, đối tượng tác chiến của quân dân ta là quân đội Pháp xâm lược.

+ Ngay từ tháng 9/1954, Đảng ta chỉ rõ “đế quốc Mĩ đang dần trở thành kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.

- Đánh giá kẻ thù

+ Đối với thực dân Pháp, Hồ Chủ Tịch ví “như mặt trời ở lúc hoàng hôn, hống hách lắm nhưng đã gần tắt nghỉ”.

+ Đế quốc Mĩ, Đảng và Bác Hồ nhận định, Mĩ giàu nhưng không mạnh. Cho nên Mĩ đưa mấy chục quân viễn chinh vào miền Nam, nhưng ta vẫn ở thế tiến công, có quyết tâm đánh Mĩ và đánh thắng Mĩ.

- Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc

+ Thời điểm mở đầu chiến tranh, là những thời điểm thoả mãn hoàn cảnh lịch sử, có sức lôi cuốn toàn dân tộc và có sức thuyết phục trên trường quốc tế mạnh mẽ.

* Cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày 19/12/1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến, đây là thời điểm không thể lùi được nữa sau hàng loạt các hành động nhằm đẩy lùi, ngăn chặn không để chiến tranh xảy ra; trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Bác Hồ đã nói “chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết cướp ta lần nữa”.

* Cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đảng ta chọn thời điểm sau năm 1960, bằng cách chuyển từ khởi nghĩa toàn phần lên chiến tranh cách mạng. Thời điểm đó, đế quốc Mĩ áp dụng“chiến lược đặc biệt” ở miền Nam và cách mạng Việt Nam có bước phát triển trưởng thành. Mặt khác phát động chiến tranh thời kì này còn nhằm mục đích không cho đế quốc Mĩ tạo cớ can thiệp vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

+ Về kết thúc chiến tranh.

* Trong kháng chiến chống Pháp, chúng ta chọn thời điểm 1954, mở đầu bằng chiến dịch Điện Biên Phủ.

* Trong chống Mĩ chọn thời điểm năm 1975, mở đầu bằng chiến dịch Tây Nguyên. Tại các thời điểm đó, thế và lực của Cách mạng đều mạnh, có điều kiện đánh đòn quyết định để kết thúc chiến tranh.

- Phương châm tiến hành chiến tranh

+ Đảng chỉ đạo chiến lược là phải đánh lâu dài, đây là bước đi có tính quy luật của một nước nhỏ phải chống đế quốc to.

+ Đánh lâu dài, lấy thời gian làm lực lượng, chuyển hoá sức mạnh trong chiến tranh và tạo thế, nắm thời cơ đánh đòn quyết định.

+ Đánh lâu dài, không đồng nghĩa với việc kéo dài vô thời hạn cuộc chiến tranh, mà phải biết chọn thời điểm kết thúc càng sớm, càng tốt.

+ Kháng chiến chống Pháp ta chủ trương :”trường kì kháng chiến”, sau 9 năm đã giành thắng lợi.

+ Kháng chiến chống Mĩ, Đảng ta xác định “chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa” và năm 1975 ta đã toàn thắng.

- Phương thức tiến hành chiến tranh

Phương thức tiến hành chiến tranh là: kết hợp chặt chẽ tiến công và nổi dậy, tiêu diệt địch để giành quyền làm chủ, giành quyền làm chủ để tiêu diệt. Tiến công địch bằng hai lực lượng, trên ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), cả ba mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận) làm cho kẻ thù bị động,

lúng túng trong đối phó dẫn đến đỗ vỡ về chiến lược, sa lầy về chiến thuật, cuối cùng chấp nhận thất bại.

Một phần của tài liệu giao-trinh-duong-loi-quan-su (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w